Hoàn thiện công tác hỗ trợ nông dân trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 103 - 108)

4.3. Những giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

4.3.3. Hoàn thiện công tác hỗ trợ nông dân trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế

kinh tế nông nghiệp

4.3.3.1. Các biện pháp hỗ trợ về khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ trong ngành nông nghiệp nếu được ứng dụng một cách hiệu quả, thì có thể giúp cải thiện rất lớn năng suất lao động, hiệu quả kinh tế cũng như giảm sâu bệnh cho cây trồng, vật nuôi. Vì thế, việc hỗ trợ nông dân trong việc ứng dụng KHCN có tác động thúc đẩy tích cực đối với việc lựa chọn chuyển dịch trồng trọt thuần túy sang các ngành nghề khác có thu nhập và nâng suất cao.

Chuyển sản xuất lương thực từ số lượng sang chất lượng gắn với thâm canh và gieo trồng giống lúa, ngô chất lượng cao để nâng giá trị của một đơn vị sản phẩm (lúa, ngô) lên gấp 2 đến 3 lần hiện nay, góp phần giảm chi phí vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm”. Mở rộng mô hình hệ thống canh tác mới để thực hiện đa dạng hóa cây trồng, tăng nông sản hàng hóa, thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng.

Chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi hàng hóa theo quy mô trang trại (chủ yếu là gà, lợn, đại gia súc như trâu, bò, dê hàng hóa), khoanh vùng và thực hiện tốt công tác phòng chống bệnh dịch trên đàn gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản đồng thời phải đảm bảo được giống vật nuôi, nhằm đưa chăn nuôi trở thành sản xuất chính. Từng bước áp dụng phương thức chăn nuôi hàng hóa, xây dựng các bể chứa Biôga để tận thu sản phẩm phụ trong chăn nuôi, giữ gìn môi trường sinh thái, tăng nhanh sản phẩm chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa.

Làm tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, đầu tư giống cây trồng và vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện của huyện. Hỗ trợ một phần cây con giống, máy chế biến nông sản quy mô hộ gia đình, quy mô trang trại, thức ăn gia súc, hoa quả tươi, các sản phẩm từ lúa, ngô ... để giải quyết việc làm, tạo sản phẩm hàng hoá cho nhân dân.

Áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp sẽ đồng nghĩa với việc tạo ra một thế hệ những người nông dân có kiến thức về khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh hoạt động sản xuất nông nghiệp theo phương thức truyền thống, nông dân cần được tiếp cận với những công nghệ sản xuất mới như công nghệ sinh học, công nghệ thủy canh, công nghệ nhà có mái che, công nghệ sau thu hoạch, cơ khí hóa công cụ sản xuất nông nghiệp và ứng dụng quy trình sản xuất nông nghiệp hiện đại, nhằm tạo ra các loại nông sản có năng suất cao, chất lượng tốt, an toàn vệ sinh và giá

thành hợp lý. Nếu như tăng cường vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp có tính chất đột phá, thì ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp là giải pháp có tính chất căn bản, cốt lõi nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh, huyện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cơ sở thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của địa phương.

4.3.3.2. Các biện pháp hỗ trợ thị trường, hội nhập

Hàng hóa nông nghiệp hiện nay được các hộ nông dân sản xuất còn mang tính hội nhập và cạnh tranh không cao, do đó để có thể phát triển các sản phẩm, hàng hóa nông nghiệp, giúp người dân yên tâm sản xuất thì công tác hỗ trợ về thị trường và hội nhập trong nền kinh tế đang ngày càng hội nhập sâu với thế giới của Việt Nam là hết sức cần thiết.

- Thứ nhất là đẩy mạnh việc điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất cả trong nông nghiệp, ngành nghề nông thôn và công nghiệp phục vụ sản xuất và đời sống nông thôn. Tập trung nghiên cứu thị trường tiêu thụ trong huyện, trong tỉnh, các tỉnh lân cận để tìm ra hướng phát triển sản phẩm nông nghiệp có tính thiết thực, phù hợp với nhu cầu của thị trường, xây dựng thương hiệu riêng cho hàng nông sản của huyện Nam Sách.

- Thứ hai là tiếp tục đổi mới việc đầu tư hỗ trợ và hoàn thiện các chính sách nhằm phát triển thị trường nông thôn, nhất là các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ nông sản phẩm, các biện pháp hỗ trợ chính có thể áp dụng là hỗ trợ tổ chức các hội chợ, triển lãm hàng nông sản chất lượng cao của huyện, hỗ trợ nông dân tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước để giới thiệu sản phẩm của mình làm ra.

- Thứ ba là quy hoạch phát triển hợp lý mạng lưới chợ nông thôn góp phần giải quyết cả “đầu vào” lẫn “đầu ra” của sản xuất như: chợ trung tâm trên địa bàn Huyện tại khu vực Thị trấn Nam Sách. Chợ loại 2 là những chợ nhỏ hơn gắn với các khu vực dân cư với chức năng chủ yếu là mua bán, trao

đổi các sản phẩm nông nghiệp tươi sống và một số nhu yếu phẩm phục vụ đời sống nhân dân. Chợ loại này được phát triển ở tất cả các xã trong huyện.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020 thì cơ cấu kinh tế nông nghiệp với cây trồng, vật nuôi mang tính hàng hóa cao có sự gia tăng đáng kể nên cần giải pháp về thị trường về nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của huyện phải mở rộng nhất là các loại sản phẩm hàng hóa đi vào sản xuất ổn định, đạt sản lượng theo kế hoạch. Để thực hiện được giải pháp về thị trường đối với điều kiện thực tế huyện Nam Sách cần phải:

- Đào tạo đội ngũ cán bộ có kiến thức về thị trường, đẩy mạnh tìm kiếm thị trường trong nước và quốc tế, tư vấn cho địa phương để đổi mới và đa dạng hóa sản phẩm; để đạt được phải có chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn liền với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

- Tổ chức tốt thông tin về thị trường đặc biệt là dự báo cung cầu của thị trường và thông tin qua nhiều kênh đến người sản xuất, thông qua hệ thống khuyến nông, khuyến lâm; đồng thời đưa ra những thông tin về tập quán, sở thích, thị hiếu của người tiêu dùng để phát triển chiều rộng lẫn chiều sâu.

- Tạo điều kiện cho mạng lưới thương nghiệp làm trung gian tiêu thụ sản phẩm có giải pháp hạn chế và tiến tới không được để lúa bị rớt giá gây thiệt hại cho nông dân. Hình thành các thị trấn, thị tứ, trung tâm cụm xã để dần biến nơi đây thành trung tâm thương mại, du lịch, công nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng giao lưu các sản phẩm trước hết là các nông sản của huyện Nam Sách ra các địa phương khác, tạo điều kiện cho các ngành trong huyện phát triển.

mà phải ăn ngon, có chất lượng… nâng cao sức mua của nhân dân qua đó tác động thị trường để thị trường phát triển và tác động ngược lại.

Cần tập trung quan tâm đến một số thị trường cụ thể sau:

- Đối với thị trường Quốc tế: Nam Sách có thể phát triển các sản phẩm truyền thống để hội nhập với thị trường khu vực, trước hết là các sản phẩm thủ công truyền thống và nông sản sạch thông qua các dự án liên kết sản xuất và chế biến đại gia súc và rau quả. Duy trì và phát triển diện tích trồng các loại rau quả đáp ứng nhu cầu nguyên liệu đầu vào cho các công ty chế biến rau, củ, quả đóng trên địa bàn huyện.

- Đối với thị trường trong nước: Cần tận dụng triệt để lợi thế về đầu mối giao thông với các vùng trong nước đề quảng bá, trao đổi sản phẩm. Tăng cường hệ thống phân phối, tiếp thị tại các đầu mối giao thông trên cơ sở đảm bảo uy tín về chất lượng, mẫu mã hàng hóa.

- Đối với thị trường nội địa cần giải quyết 2 vấn đề cốt yếu. Trước hết cần đẩy mạnh chương trình thực hiện các công nghệ sản xuất sạch và đẩy mạnh tuyên truyền về các thành tựu này. Mặt khác, hình thành một mạng lưới tiêu thụ sản phẩm một cách ổn định để đảm bảo các sản phẩm có thể đi thẳng đến các địa chỉ tiêu dùng, nhất là thị trường trong tỉnh và Hà Nội.

- Đối với thị trường trên địa bàn huyện: Cần khuyến khích phát triển đa dạng, năng động để có thể thu hút và thích ứng với nhiều tầng lớp tiêu dùng khác nhau, ở các vùng với các sản phẩm đặc trưng của mỗi vùng. Mở rộng các cơ sở dịch vụ và thị trường bình dân, đồng thời có sự trợ giúp đầu tư trọng điểm một số thị trường cao cấp nhằm thu hút các tầng lớp tiêu dùng có thu nhập cao. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có sản phẩm tốt và có triển vọng đáp ứng nhu cầu của thị trường trong tương lai, thực hiện việc quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như bằng nhiều hình thức quảng cáo khác, như tổ chức giới thiệu sản phẩm trong lễ hội, trong hội chợ...

Đầu tư thích đáng cho các hoạt động marketing, xúc tiến đầu tư và xúc tiến thương mại. Giữ chữ "tín" về chất lượng sản phẩm và dịch vụ là yếu tố quan trọng để mở rộng và ổn định thị trường; huyện tăng cường kiểm tra việc đăng ký nhãn mác, chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn, nhất là những sản phẩm đặc sản...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)