Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Nam Sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 93 - 97)

4.2. Phương hướng hoàn thiện công tác chuyển dịch cơ cấu chuyển dịch kinh tế

4.2.2. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Nam Sách

Sách

4.2.2.1. Định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn

- Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với công nghiệp hoá, hiện đại hoá và coi công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và theo 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới đối với các xã và thị trấn Nam Sách.

- Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hoá theo hướng thị trường, nâng cao tỷ lệ hàng hoá trên cơ sở quy hoạch lại các vùng sản xuất theo lợi thế của từng vùng kinh tế. Tăng cường liên kết 4 nhà trong sản xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhất là tiến bộ về giống.

- Đảm bảo vững chắc và ổn định an ninh lương thực, trên cơ sở ổn định diện tích trồng cây lương thực theo quy hoạch, lựa chọn, sử dụng các giống cây mới cho năng suất cao, có lợi thế so sánh, phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương để đưa vào sản xuất nhằm đảm bảo nhu cầu về an ninh lương thực, cung cấp thực phẩm cho tiêu dùng và chế biến xuất khẩu.

- Thâm canh và khai thác triệt để diện tích mặt nước để nuôi trồng các giống thủy sản có năng suất, chất lượng cao, nhất là các giống con đặc sản. Hình thành cơ cấu kinh tể nông thôn phù hợp với tiềm năng của huyện, giải quyết tốt các vấn đề về việc làm, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn, thực hiện giảm nghèo trên địa bàn huyện.

+ Phấn đấu đưa giá trị sản xuất ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng trưởng khoảng 3,14%/năm năm 2015, khoảng 2,3%/năm thời kỳ 2016-2020. Trong đó, nông nghiệp tăng bình quân tương ứng là 1,2 và 1,6%/năm; thủy sản: 11% và 4,3%/năm. Trong nông nghiệp tập trung phát triển trồng trọt theo hướng nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm, mô hình các vùng sàn xuất các sản phẩm chủ lực tập trung. Phát triển mạnh chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, mô hình kinh tế trang trại, trở thành ngành kinh tế chính trong nông nghiệp.

4.2.2.2.Định hướng phát triển các phân ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

+Nông nghiệp

Khai thác tối đa tiềm năng đất đai, lao động, tài nguyên và các nguồn lực xã hội để phát triển các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao; tạo ra nhiều hàng hóa nông, thủy sản chất lượng có giá trị kinh tế cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập cho người nông dân, tạo nguồn lực cho xây dựng nông thôn, nông nghiệp phát triển bền vững.

Để can thiệp vào nền kinh tế thị trường trên cơ sở đảm bảo cho các quy luật của thị trường phát huy những tác động tích cực, hạn chế những ảnh

hưởng tiêu cực nhằm mục đích tạo đều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển với tốc độ cao và ổn định. Các nhân tố về chính sách có tác động mạnh đến các định hướng lớn và xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế quốc dân nói chung, bao gồm cả cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Xuất phát từ phương hướng sử dụng đất đai, thổ nhưỡng theo từng vùng và những tập đoàn cây con chủ lực đã hình thành và thích nghi với địa bàn, dự kiến tập trung phát triển các loại cây chủ lực (lúa gạo, hành, tỏi, cà rốt, cà chua, cây ăn quả, rau, lạc, đậu...) và các loại con (trâu, bò, lợn, gà, vịt...) nhằm nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác, đồng thời tiến tới đảm bảo khả năng cung ứng cho công nghiệp chế biến.

Phấn đấu giá trị sản xuất trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp đạt 130 triệu năm 2015 và 145 triệu vào năm 2020. Hình thành các vùng sản xuất hàng hoá nông nghiệp sinh thái sạch, công nghệ cao góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.

Đối với trồng trọt: Tăng năng suất và sản lượng, đảm bảo duy trì an ninh lương thực. Giảm diện tích trồng lúa năng suất thấp chuyển sang trồng cây đặc sản, có lợi thế và nuôi các giống con có giá trị cao hơn, đảm bảo hệ số quay vòng đất ngày càng cao.

Phấn đấu trong năm 2015, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 62.932 tấn, đến năm 2020 giảm còn khoảng 52.807 tấn, đảm bảo lương thực bình quân đầu người đạt khoảng 560-570 kg/người.

Liên kết, quy hoạch, nghiên cứu, chuyển giao, áp dụng giống cao sản và phương pháp canh tác mới cho năng suất cao, giá trị cao, gia tăng thu nhập cho người nông dân.

Quy hoạch vùng chuyên sản xuất rau màu theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, phát triển trồng các loại cây rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày có

giá trị kinh tế cao và thị trường tiêu thụ rộng, các vùng trồng rau sạch mà huyện có truyền thống và có lợi thế cạnh tranh như các loại rau củ quả, cà rốt, hành, tỏi, cà chua, đậu tương...

Dự kiến diện tích các vùng trồng rau màu khoảng 1.200 ha ở tất cả các xã trong huyện, song tập trung và có diện tích lớn ở các xã có lợi thế như:

Minh Tân, Thái Tân, Nam Tân, Quốc Tuấn, An Lâm, An Bình và Thị trấn.

Tìm kiếm và mở rộng thị trường cho các hàng hóa nông sản đặc thù của huyện, đặc biệt là thị trường xuất khẩu.

Đối với chăn nuôi: Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn theo hình thức công nghiệp và bán công nghiệp; chăn nuôi gia trại; duy trì chăn nuôi đại gia súc như trâu, bò và một số động vật có giá trị hàng hóa cao. Đối với chăn nuôi gia cầm cần thay đổi tập quán từ nuôi thả rông sang nuôi nhốt, nuôi công nghiệp, gia trại nhằm kiểm soát được dịch bệnh. Đến năm 2020, duy trì đàn bò đạt khoảng 2.600 con, đàn trâu đạt 250 con, tăng số lượng đàn lợn đạt từ 67.000-70.000 con, đàn gia cầm đạt 790-850 nghìn con.

Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi lên khoảng 30% vào năm 2020, trên 35% vào năm 2030, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp và tỷ trọng dịch vụ nông nghiệp tăng lên 5% trong cả thời kỳ quy hoạch.

Quy hoạch vùng chuyên sản xuất lợn con phục vụ chế biến lợn sữa cấp đông và vùng nuôi lợn nái ngoại và lợn thịt ngoại phục vụ chế biến lợn choai xuất khẩu tại các xã Nam Hưng, An Bình, Hợp Tiến, Nam Tân, Hiệp Cát, Đồng Lạc.

+ Thủy sản

Phấn đấu đưa giá trị sản xuất ngành thủy sản đến năm 2020 đạt 287 tỷ đồng (giá so sánh 2010) và 408 tỷ đồng (giá hiện hành), tăng trưởng bình quân đạt 13,2% năm 2015 và khoảng 9%/năm giai đoạn 2016-2020.

Với các điều kiện khá thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản, địa phương cần triệt để tận dụng diện tích ao hồ, điện tích mặt nước sông hiện có để phát triển và nuôi thủy sản nhằm nâng cao thu nhập của người dân khu vực nông thôn, đáp ứng nhu cầu địa phương gắn vớỉ bảo vệ môi trường sinh thái. Duy trì, nâng cao chất lượng và quản lý tốt việc nuôi cá bằng lồng, bè trên hệ thống sông tại các xã Nam Tân, Thanh Quang, Thái Tân, Hiệp Cát, Nam Hưng, An Bình... nâng tổng số lồng nuôi cá từ 1.300 lồng năm 2015 lên 1.500 lồng vào năm 2017 và duy trì ổn định đến năm 2020.

Trong thời gian tới với mục tiêu phát triển nuôi trồng thủy sản, chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá, nâng cao thu nhập trên 1 đơn vị diện tích, huyện cần duy trì diện tích đất nuôi trồng thủy sản. Dự kiến đến năm 2020, diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 777-780 ha. Cần đẩy mạnh áp dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật mới để nâng cao năng suất nuôi thuỷ sản theo hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh, nâng tổng sản lượng cá nuôi toàn huyện đạt khoảng 7.700 tấn vào năm 2015; đến năm 2020 đạt khoảng từ 9.000-10.000 tấn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)