Thực trạng kinh tế nông nghiệp theo nhóm ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 61 - 68)

3.2 Thực trạng kinh tế nông nghiệp huyện Nam Sách

3.2.2. Thực trạng kinh tế nông nghiệp theo nhóm ngành

Đến nay, sản xuất nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và ổn định đời sống nhân dân của huyện; tổng sản lượng lương thực năm 2014 đạt 62.811 tấn; sản lượng lương thực bình quân đầu người đạt mức khá cao, khoảng 537,7 kg/người, gần tương đương với mức bình quân chung của cả nước (549 kg).

Bảng 3.3: Quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất nhóm ngành nông nghiệp của huyện

Đơn vị: Tỷ đồng, %

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tăng b/q 2010-2014

Tổng số (giá ss 2010) 1.100,9 1.138,4 1.160,5 1.192,6 1.223,1 2,67 - Trồng trọt 671,2 694,6 710,5 717 732,4 2,21 - Chăn nuôi 358,5 371 358 364,6 374,8 1,12 - Dịch vụ nông nghiệp 71,2 72,8 92 111 115,9 12,95 Tổng số (giá HH) 1.100,9 1.205,8 1.285,6 1.3733 1.455,7 - Trông trọt 671,2 787,25 787,8 838,9 895 - Chăn nuôi 358,5 381,84 395,8 405 414,5 - Dịch vụ nông nghiệp 71,2 36,7 102 129,4 146,2 Cơ cấu GTSX (%) 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 - Trông trọt 61,0 65,3 61,3 61,1 61,5 - Chăn nuôi 32,6 31,7 30,8 29,5 28,5 - Dịch vụ nông nghiệp 6,5 3,0 7,9 9,4 10,0

Nguồn: Sô liệu phòng thống kê Nam Sách đến 2015, Phòng Tài chính Kế hoạch Nam Sách

Trong nội bộ ngành nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhất với tốc độ tăng trưởng bình quân theo giá trị sản xuất (giá so sánh 2010) đạt gần 12,95%/năm trong giai đoạn 2010-2014, nhóm ngành trồng trọt cũng tăng trưởng ở mức 2,21%/năm, nhóm ngành chăn nuôi tăng thấp, chi đạt 1,12%/năm cùng thời kỳ.

Do có lợi thế về canh tác rau, màu nên nhóm ngành trồng trọt vẫn duy trì tỷ trọng khá cao trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp với tỷ trọng trên 61,5% vào năm 2014. Tỷ trọng giá trị sản xuất nhóm ngành chăn nuôi (theo giá HH) giảm từ 32,6% năm 2010 xuống 28,5% năm 2014, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành dịch vụ nông nghiệp trong nội bộ ngành tăng tương ứng thêm 3,5% từ mức 6,5% năm 2010 lên 10% năm 2014.

Bước đầu trên địa bàn đã hình thành các mô hình sản xuất tập trung, quy mô lớn (chăn nuôi lợn, gia cầm...), liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Đã xây đựng một số mô hình trồng trọt, chăn nuôi có giá trị kinh tế cao tại một số xã. Kinh tế hợp tác xã được duy trì, phát triển. Tính đến năm 2014, trên địa bàn huyện có 52 dự án trang trại kinh tế nông nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động. Các trang trại đã tổ chức thực hiện khai thác đất

trồng cây cho giá trị kinh tế cao, chăn nuôi, thâm canh cá theo hướng công nghiệp nên hiệu quả đạt cao, lãi trung bình 1 trang trại đạt khoảng 380 triệu đồng/năm.

3.2.2.1. Nhóm ngành trồng trọt

Năm 2010, giá trị sàn xuất ngành trồng trọt đạt 671,2 tỷ đồng chiếm 61,0% giá trị sản xuất nông nghiệp và 52,8% giá trị sàn xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của huyện. Năm 2014, giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt khoảng 732,4,6 tỷ đồng chiếm 61,5% giá trị sản xuất nông nghiệp và 51,4% giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Sản phẩm của ngành trồng trọt chủ yếu tập trung vào cây lúa, ngô, khoai, hành, tỏi, cà chua, cà rốt... và một số cây có giá trị kinh tế cao. Cơ giới hóa được tích cực ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp. Diện tích được gieo trồng, cày bừa bằng máy đạt 13.437,4 ha, chiếm 98,5%. Nhìn chung, trong giai đoạn 2010-2014, nhiều loại cây trồng trong huyện vẫn phát triển ổn định về diện tích và sản lượng, năng suất cây trồng đều tăng hàng năm.

Các vùng sản xuất lúa và cây rau màu truyền thống với các công thức luân canh tăng vụ bền vững, hiệu quả tiếp tục được duy trì, phát huy lợi thế, cho hiệu quả kinh tế cao điển hình như vùng hành tỏi, cà rốt.

Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học trong lựa chọn giống cây trồng thích hợp vào canh tác đã làm tăng năng suất và sàn lượng cây trồng. Diện tích cây ngô giảm nhưng năng suất tăng đều qua các năm. Năm 2013, diện tích cây ngô là 525 ha, năng suất đạt 57,2 tạ/ha; sản lượng đạt 3.003 tấn. Năm 2014, năng suất ngô tăng lên 60 tạ/ha, sản lượng đạt khoảng 3.233 tấn.

Với điều kiện tự nhiên và địa hình thổ nhưỡng khá thuận lợi để phát triển cây lương thực, cùng với việc áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nên sản phẩm nông nghiệp tăng đáng kể, đã đảm bảo đời sống nhân dân trong huyện. Tuy nhiên, do điều kiện diễn biến thời tiết không thuận, bất thường, do vậy nhằm đảm bảo chính sách an ninh lương thực cho nhân dân trong toàn

huyện thì trong thời gian tới huyện cần cải tạo tốt hệ thống thủy lợi, nạo vét tu bổ hệ thống kênh mương tiêu thoát nước, lựa chọn các giống cây con phù hợp với địa hình, khí hậu và điều kiện tự nhiên của từng vùng...

Bảng 3.4: Diện tích, sản lƣợng và năng suất của một số cây trồng giai đoạn 2010-2014

stt Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012 2013 2014 I Diện tích 1 Lúa Ha 9.510 9.548 9.558 9.562 9.547 2 Ngô Ha 636 547 557 525 538,8 3 Khoai lang Ha 58 51 50 46 35,7 4 Khoai tây Ha 104 69 69 52 62,4 5 Hành, tòi Ha 965 1.246 1.266 1.350 1.364 6 Cà chua Ha 271 256 246 270 113,5 7 Lạc Ha 34 14 15 17 8,0 8 Đậu tương Ha 45 19 14 13 3,0 9 Cà rốt Ha 480 502 497 656,2 687,2 II Sản lượng 1 Lúa Tấn 60.137 60.710 60.221 58.144 61.763 2 Ngô Tấn 3.249 2.793 2.990 3.003 3.233 3 Khoai lạng Tấn 664 605 599 451 309 4 Khoai tây Tấn 1.513 1.056 1.180 811 713,8 5 Hành, tỏi Tấn 10.395 10.395 12.120 11.171 11.538 6 Cà chua Tẩn 7.007 6.583 6.502 6.596 3.161 7 Lạc Tấn 82 36 38 32 17,7 8 Đậu tương Tấn 94 41 33 100 6,1 9 Cà rốt Tấn 13.795 14.613 13.882 18.045 18.760

III Năng suất

1 Lúa Tạ/ha 63,2 63,6 62,8 60,8 64,8

2 Ngô Tạ/ha 51,0 51,0 50,0 57,2 60,0

3 Khoai lang Tạ/ha 114,5 118,7 119,5 98,1 87,7

4 Khoai tây Tạ/ha 145,5 153,0 150,5 156,0 112,4

5 Hành, tỏi Tạ/ha 97,0 100,0 102,0 84,0 85,0

6 Cà chua Tạ/ha 258,6 257,2 258,2 244,3 254,3

7 Lạc Tạ/ha 24,2 26,0 25,5 19,0 22,3

8 Đậu tương Tạ/ha 20,9 21,3 22,8 23,2 20,5

9 Cà rốt Tạ/ha 281 264 273 275 274

Cây thực phẩm: Huyện có lợi thế để sản xuất các loại cây thực phẩm phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân trong huyện và các vùng phụ cận. Trong những năm gần đây, cây rau, củ, quả thực phẩm đang là một trong những mặt hàng nông sản có giá trị kinh tế cao, thị trường rộng lớn và ngày càng trở thành một hướng sản xuất chiến lược của nhiều địa phương với các loại cây trồng chủ lực, mang lại giá trị như hành, tỏi, cà chua, cà rốt. Năm 2014, diện tích trồng hành tỏi đạt khoảng gần 1.350 ha, đạt sản lượng trên 11.500 tấn, diện tích trồng cà chua đạt 270 ha, sản lượng đạt 6.596 tấn. Cây cà rốt hiện là một trong những cây trồng chủ lực của huyện bên cạnh cây hành, tỏi; năm 2014, sản lượng cà rốt đạt trên 18,76 nghìn tấn; đây là giống cây có thể trồng quanh năm. Đồng thời, huyện cũng đã quy hoạch 72 vùng sản xuất rau màu với diện tích 558,5 ha (vụ xuân 36 vùng, vụ hè thu 36 vùng), trong đó những cây có giá trị kinh tế cao chiếm 82,5% diện tích. Tuy nhiên, để cây thực phẩm ngày càng có những đóng góp đáng kể vào cơ cấu của ngành trồng trọt thì cần phải có các biện pháp nhằm cải tạo đất đai, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, mở rộng diện tích trồng rau, đậu để nâng cao giá trị thu nhập trên 1 ha đất canh tác, góp phần cải thiện đời sống và tăng thêm thu nhập cho người nông dân.

Cây công nghiệp ngắn ngày: Các loại cây công nghiệp ngắn ngày chủ yếu

là lạc, đậu tương; trong những năm gần đây, diện tích trồng lạc và đậu tương trên địa bàn huyện đang dần thu hẹp để chuyển sang trồng các cây trồng khác.

3.2.2.2. Nhóm ngành chăn nuôi

Thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, trong những năm qua, huyện đã tích cực triển khai một số dự án về chăn nuôi như xây dựng hệ thống thú y cơ sở đàm bảo an toàn dịch bệnh, tổ chức tiêm phòng dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được quan tâm triển khai. Các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi được áp dụng rộng rãi nhằm nâng cao chất lượng giống gia

súc, gia cầm, nhiều giống gia súc, gia cầm mới được đưa vào chăn nuôi giúp tăng khối lượng thực phẩm hàng hóa cung cấp cho thị trường. Đến năm 2014, trên địa bàn huyện có 24 trang trại chăn nuôi đang hoạt động.

Tính đến năm 2014, đàn trâu có khoảng 3.000 con, đàn bò gần 2.500 con; đàn lợn có khoảng 57 nghìn con. Đàn gia cầm hiện nay của huyện khoảng 655 nghìn con. Trứng gia cầm có sản lượng khoảng 2 triệu quả…

Chăn nuôi tiếp tục được duy trì nhưng tỷ trọng trong giá trị sản xuất nông nghiệp đang dần đi xuống và đang trở thành hàng hóa quan trọng, mũi nhọn của huyện (Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2014 đạt 414,5 tỷ đồng, chiếm 28,5% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp). Đã hình thành được các khu chăn nuôi tập trung, trang trại chăn nuôi và đang tiếp tục được nhân rộng. Công tác phòng chống dịch bệnh được triển khai đồng bộ, tiêm phòng đạt tỷ lệ cao, không để các dịch bệnh lớn để xảy ra trên địa bàn. Tuy nhiên, để ngành chăn nuôi phát triển ngày càng cao và chiếm ưu thế trong ngành nông nghiệp thì huyện cần có sự đầu tư nhất định về kỹ thuật chăn nuôi, lựa chọn giống gia súc, gia cầm có giá trị kinh tế cao, giảm đần số lượng trâu, bò cày kéo, chọn những giống lợn hướng nạc.

3.2.2.3. Nhóm ngành dịch vụ nông nghiệp

Các dịch vụ trong sản xuất nông nghiệp như công tác thú y, bảo vệ thực vật, cung ứng phân bón, cung ứng giống, vật tư nông nghiệp đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất của ngành nông nghiệp. Hoạt động khuyến nông được kiện toàn về tổ chức và nâng cao chất lượng góp phần tích cực trong chuyển giao khoa học kỹ thuật và quản lý sản xuất cho nông dân.

Qua phân tích có thể thấy ngành nông nghiệp của huyện trong những năm qua phát triển tương đối ổn định. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có những mặt hạn chế. Cụ thể:

Trong cơ cấu nông nghiệp thì trồng trọt vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn (trên 61,5%) nhưng giá trị kinh tế chưa cao do cơ cấu cây trồng vẫn còn thiên về trồng cây lương thực; các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao cần tiếp tục được phát triển mạnh và nhân rộng như rau, cà rốt, hành tỏi, cà chua, cây ăn quả...

Các phân ngành chưa phát triển đồng bộ, sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún. Quy mô sản xuất chủ yếu vẫn là hộ gia đình, sản phẩm chủ lực còn ít, chưa thực sự được coi là hàng hóa. Sự phát triển của ngành trồng trọt những năm qua chủ yếu là việc tăng năng suất cây trồng. Hầu hết các loại cây trồng tăng đáng kể về năng suất, sản lượng. Kêt quả này cho thấy sự tiến bộ tong sản xuất nông nghiệp của huyện.

Tuy nhiên, diện tích canh tác là có giới hạn. Năng suất cây trồng có thể tiếp tục tăng với sự đầu tư thích đáng về giống, kỹ thuật chăm bón, nhưng sự gia tăng về năng suất rất khó có thể đạt được tốc độ cao trong một thời gian dài. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là cần thiết, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp cần đẩy mạnh. Vì vậy, việc tận dụng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đầu tư vào các dịch vụ kỹ thuật, khuyến nông, nhất là khâu giống, quy trình kỹ thuật canh tác và dịch vụ tiêu thụ sản phẩm là đặc biệt quan trọng nhằm đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành trồng trọt ở huyện trong tương lai.

3.2.2.4. Thủy sản

Giá trị sản xuất ngành thủy sản (giá so sánh 2010) tăng dần qua các năm từ 170,3 tỷ đồng năm 2010 tăng lên 200 tỷ đồng năm 2014. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2010-2014 là 4,1%. Tỷ trọng ngành thủy sản trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng từ 13,4% năm 2010 tăng lên 16,4% năm 2014. Trong thời gian tới, giá trị sản xuất thủy sản sẽ tiếp tục có xu hướng

tăng do nâng cao năng suất nuôi trồng tăng lên và mở rộng thêm diện tích nuôi trồng thủy sản.

Bảng 3.5: Giá trị sản xuất ngành thủy sản trên địa bàn huyện giai đoạn 2010-2014 giai đoạn 2010-2014 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 BQ 2011- 2014(%) - Giá so sánh 2010 170,3 176,5 192,6 194,1 200,0 4,1 - Giá hiện hành 170,3 186,5 214,8 245,5 285,6 _ Tỷ trọng trong ngành NN (%) 13,4 13,4 14,3 15,2 16,4

Nguồn: Số liệu báo cáo KH2016-2020, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Nam Sách.

Trong thời gian qua diện tích nuôi trồng thủy sản tăng có xu hướng ổn định trong khoảng 777 ha, tuy nhiên, sản lượng thủy sản lại tăng mạnh từ mức 2.515 tấn năm 2005 lên đến 6.200 tấn vào năm 2014 đóng góp khá lớn trong việc tăng nhanh trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của huyện trong thời gian qua.

Mô hình nuôi cá lồng trên sông Thái Bình và sông Kinh Thầy bước đầu có hiệu quả. Đến năm 2014, toàn huyện có 1.300 lồng cá nuôi trên sông tại địa phận xã Nam Tân, Thanh Quang, Thái Tân, Hiệp Cát, Nam Hưng, An Bình (tăng 586 lồng so vói năm 2013).

Bảng 3.6 Hiện trạng nuôi trồng thủy sản

Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2010 2011 2012 2013 2014

Diện tích nuôi trồng Ha 782 732 752 767 777 777

Sản lượng thủy sản Tấn 2.515 3.750 4.500 4.789 5.080 6.200

Nguồn: Số liệu thống kê Nam Sách đến 2015, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Nam Sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)