Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, lực lượng lao động phổ thông đáp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 108 - 110)

4.3. Những giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

4.3.4. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, lực lượng lao động phổ thông đáp

đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp

Nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực luôn đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của nền kinh tế, sản xuất, ngoài ra, yếu tố nhân sự quản lý cũng có những ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản lý và hỗ trợ người nông dân trong hoạt động sản xuất, vì thế, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và lực lượng lao động sẽ góp phần tăng cường hiệu quả sản xuất nông nghiệp, do đó giúp thúc đẩy công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo chiều sâu.

- Phải tổ chức nghiên cứu, khảo sát đánh giá đầy đủ thực trạng về số lượng, chất lượng nguồn lực lao động và tình hình sử dụng lao động hiện nay ở các hộ gia đình nông thôn, hợp tác xã, tổ hợp tác… Trên cơ sở đó xác định hướng củng cố về số lượng, tăng chất lượng nguồn lao động, hướng phân bổ lại lao động gắn với việc sử dụng các nguồn lực khác cho phu hợp với khả năng, trình độ, sức khoẻ và yêu cầu sản xuất hàng hóa nông nghiệp hiện đại, phát triển nhanh hoạt động sản xuất phi nông nghiệp ở nông thôn.

-Duy trì và đẩy mạnh việc mở các lớp ngắn hạn về kỹ thuật nông nghiệp, mở các cơ sở dạy nghề ở các xã có điều kiện phát triển tiểu thủ công nghiệp. Chú trọng đầu tư cho các trung tâm dạy nghề về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ giảng dạy.

- Có cơ chế vận dụng chính sách khuyến khích, thu hút nhân sự chất lượng cao đến làm việc tại Nam Sách, cũng như động viên con em địa

phương trở về quê hương làm việc với những hỗ trợ về nhà ở, trợ cấp tài chính trong khuôn khổ của huyện.

- Đào tạo nghiệp vụ và chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước tại huyện, trong đó chú trọng tới cán bộ khuyến nông, khuyến ngư để làm nòng cốt lực lượng hỗ trợ đào tạo cho người nông dân trong hoạt động sản xuất.

- Hoàn thành phổ cập xong tiểu học và trung học và tiến tới phổ cấp phổ thông trung học cho các cá nhân chưa qua đào tạo.

- Thực hiện các chính sách giáo dục của Nhà nước đưa ra và kiến nghị sự giúp đỡ của nhà nước về cơ sở đào tạo và lệ phí đào tạo.

- Có phương pháp đào tạo riêng cho các vùng nông thôn của huyện để họ dễ dàng tiếp thu khoa học và công nghệ.

- Mở các lớp đào tạo nghề cho những cá nhân có nhu cầu làm việc tại các cơ sở xí nghiệp kinh doanh trong huyện nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động làm đúng việc, đáp ứng yêu cầu của các xí nghiệp.

- Huyện cần đề ra các chính sách ưu đãi đối với con em nhà nghèo có kinh tế đặc biệt khó khăn và chính sách hổ trợ cho vay vốn cho con em họ đi học. Nâng cấp thiết bị dạy học và chất lượng đào tạo ở các trường học, ở các xã còn nghèo nhằm nâng cao chất lượng học cho học sinh.

- Đào tạo ra một cơ cấu nhân lực đồng bộ bao gồm các lĩnh vực khoa học và tự nhiên, xã hội cán bộ nghiên cứu …

- Đi đôi với đào tạo trình độ chuyên môn thì phải bố trí và sử dụng tốt năng lực sở trường của nguồn nhân lực và tạo môi trường tốt cho họ tiếp tục học tập và sáng tạo ra năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao phục vụ hết mình cho địa phương.

- Đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng kiến thức thị trường cho đội ngũ cán bộ kinh doanh sẽ giúp cho các doanh nghiệp tránh khỏi rủi ro khi gặp khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)