Một số giải pháp khác phát triển nông nghiệp, nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 110 - 111)

4.3. Những giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

4.3.5. Một số giải pháp khác phát triển nông nghiệp, nông thôn

Tiếp tục đầu tư cho phát triển thuỷ lợi, coi đây là giải pháp quan trọng hàng đầu, nhằm đáp ứng tưới tiêu cho nông nghiệp phát triển ở mức cao theo hướng thâm canh, xen vụ, tăng vụ, bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý trên diện tích đất hiện có. Quy hoạch đồng ruộng, dồn điền, đổi thửa, tích lũy mộng đất.

Tập trung đầu tư xây dựng, tăng cường cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn: giao thông, điện, đê điều, trạm bơm, kênh mương, trạm, trại giống, bảo vệ thực vật, thú y... đáp ứng yêu cầu phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá.

- Về trồng trọt: Nhanh chóng đưa giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất như: giống lúa, ngô, đậu, lạc, hành, tỏi, cà rốt, cà chua... áp dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất và hạn chế tác hại môi trường. Tập trung phát triển mạnh các sản phẩm chủ lực đã được quy hoạch. Xây dựng vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn để xây dựng mô hình sản xuất hàng hóa. Tập trung đầu tư xây dựng vùng sản xuất ngô hàng hóa theo quy hoạch phát triển nông nghiệp của tỉnh.

- Về chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp, áp dụng công nghệ tuyển chọn hiện đại, lai tạo, nâng cao chất lượng giống. Phát triển đàn lợn thịt có tỷ lệ nạc cao, đàn bò lai, lựa chọn giống gia cầm có giá trị, phù hợp với điều kiện môi trường cũng như nhu cầu của thị trường tiêu thụ.

Phát triển nông nghiệp, thủy sản gắn liền với xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xoá đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn.

Thực hiện việc gắn kết trách nhiệm giữa các cơ sở chế biến nông - lâm sản, các doanh nghiệp Nhà nước với các hộ nông dân trong việc xây dựng vùng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm.

Từng bước đầu tư phục tráng các giống cây trồng vật nuôi quý của địa phương và tiến hành xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu cho các sản phẩm có truyền thống và lợi thế của huyện như hành, tỏi, cà rốt...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 110 - 111)