.12 Đánh giá của nông dân về công tác tổ chức, quản lý của chính quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 82 - 84)

Nhân

tố Câu hỏi khảo sát 1 2 3 4 5 ĐTB

Tổng số ngƣời Đánh giá về công tác tổ chức, quản lý

Công tác tổ chức, quản lý có được những chính sách phù hợp, hỗ trợ tốt cho nông dân

trong việc phát triển sản phẩm hoa mầu 11 29 81 63 58 3,53 242 Công tác tổ chức, quản lý có được những

chính sách phù hợp, hỗ trợ tốt cho nông dân

trong việc phát triển sản phẩm thủy sản 16 34 76 59 57 3,44 242 Công tác tổ chức, quản lý có được những

chính sách phù hợp, hỗ trợ tốt cho nông dân trong việc phát triển sản phẩm trang trại, chăn

nuôi 12 28 68 71 63 3,60 242

Bộ máy tổ chức, quản lý tại địa phương hoạt động một cách tích cực, hiệu quả trong việc hỗ

trợ nông dân phát triển kinh tế 10 28 81 76 47 3,50 242

Nguồn: Số liệu tác giả tự điều tra thu thập

Căn cứ vào bảng số liệu 3.12 cho thấy các mức điểm trung bình đánh giá vè công tác tổ chức quản lý tại huyện vẫn chưa đạt được sự hài lòng cao của nông dân trên địa bàn huyện: Công tác tổ chức, quản lý có được những chính sách phù hợp, hỗ trợ tốt cho nông dân trong việc phát triển sản phẩm hoa mầu 3,53 điểm. Chỉ tiêu công tác tổ chức, quản lý có được những chính sách phù hợp, hỗ trợ tốt cho nông dân trong việc phát triển thủy sản 3,44 điểm. Chỉ tiêu công tác tổ chức, quản lý có được những chính sách phù hợp, hỗ trợ tốt cho nông dân trong việc phát triển sản phẩm trang trại, chăn nuôi 3,60 điểm. Chỉ tiêu bộ máy tổ chức, quản lý tại địa phương hoạt động một cách tích cực, hiệu quả trong việc hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế 3,50 điểm. Nhìn chung, các mức điểm này vẫn chưa phải là mức điểm cao. Điều này cho thấy cần phải thực hiện nhiều giải pháp tích cực hơn nữa trong công tác tổ chức, quản lý kinh tế nông nghiệp của huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

+ Hạn chế trong công tác lập kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Công tác lập kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện còn nhiều bất cập do các cơ quan chức năng của huyện vẫn chú trọng chủ yếu vào

phát triển ngành nông nghiệp truyền thống thay vì phát triển ngư nghiệp. Trong nội bộ ngành nông nghiệp chính quyền huyện lại ưu tiên phát triển trồng trọt đặc biệt là canh tác trồng lúa nước mà bỏ qua các loại cây hoa màu khác có thể cho năng suất cao hơn do chúng hợp với thổ nhưỡng đất canh tác của huyện.

Chính quyền huyện Nam Sách chưa có kế hoạch quy hoạch tổng thể phát triển cho từng ngành sản phẩm gắn với vùng sản xuất chuyên canh, một số ngành sản phẩm đã có quy hoạch nhưng quản lý còn chưa tốt và chưa có các biện pháp phù hợp nên chưa có tác dụng tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành khiến cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của huyện vẫn rơi vào tình trạng manh mún, tự phát.

+ Hạn chế trong công tác điều hành

Chính quyền huyện Nam Sách tổ chức, điều hành chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp còn quá phân tán, nhỏ lẻ, chủ yếu theo quy mô hộ gia đình, lấy sản xuất tự cung, tự cấp làm hướng chính. Việc tổ chức, điều hành theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, quy mô lớn, kỹ thuật hiện đại gắn với công nghiệp chế biến và xuất khẩu chưa được chính quyền huyện quan tâm đúng mức và đầu tư thỏa đáng.

+ Hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Trong thời gian vừa qua, chính quyền huyện Nam Sách đã có tổ chức hoạt động kiểm tra xuống các địa phương thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp song tần suất kiểm tra còn ít chưa thường xuyên nên không phát hiện kịp thời những sai sót trong quá trình chuyển dịch kinh tế nông nghiệp. Đồng thời tổ kiểm tra cũng chưa có những biện pháp xử lý nghiêm các vi phạm phát hiện được do đó các sai phạm trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn phổ biến như sản phẩm nông nghiệp của huyện có hàm lượng thuốc bảo vệ nhiều, các địa phương thực hiện chuyển dịch kinh tế nông nghiệp không theo chủ trương ban hành…

+ Hạn chế của đội ngũ cán bộ khuyến nông của huyện

Trên địa bàn huyện đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ quản lý tổ chức và chuyên môn chuyên sâu về nông nghiệp còn thiếu và trình độ năng lực thấp, các mô hình trình diễn, các dự án thí điểm còn ít dẫn đến người dân khi chưa được “mục sở thị” nên chất lượng lao động nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế hàng hóa. Trong khi đó công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở về kỹ thuật và quản lý kinh tế nông nghiệp còn chưa được quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 82 - 84)