.8 Tỷ trọng cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2010 đến năm 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 70 - 74)

Đơn vị: %

Ngành Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

- Trồng trọt 52,80 52,82 52,50 51,70 51,46 - Chăn nuôi 28,19 28,21 26,45 26,29 26,33 - Dịch vụ nông nghiệp 5,59 5,54 6,80 8,00 8,14 - Lâm nghiệp 0,02 0,02 0,01 0,01 0,01 - Thuỷ sản 13,40 13,42 14,23 14,00 14,05 Tổng cộng 100,00 100.00 1353,30 100,00 100,00

Trong tỷ trọng cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng cao nhất và tương đối ổn định qua các năm, chiếm hơn 50% trong cơ cấu ngành. Như vậy, cho thấy huyện Nam Sách vẫn phát triển nông nghiệp hướng truyền thống đó là phát triển trồng trọt, thực tế cho thấy địa hình của huyện Nam Sách bằng phẳng, thổ nhưỡng là đất phù sa nên rất thuận lợi cho việc thâm canh cây lúa nước, cây ăn quả và các loại rau màu khác, vì vậy ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng cao và phần lớn là điều hiển nhiên với 52,8% trong năm 2012, đến năm 2014 có giảm đi song không đáng kể với 51,46%. Trong những năm gần đây, toàn huyện đang tiến hành chuyển dịch một số vùng trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây hoa màu nên hiệu quả mang lại cho người dân ngày càng tăng góp phần thúc đẩy phát triển thêm trồng trọt.

Sau ngành trồng trọt thì ngành chăn nuôi cũng chiếm tỷ trọng tương đối khá với khoàng từ 26% - 28%. Trên địa bàn huyện, các hộ gia đình thường phát triển chăn nuôi theo hướng chăn nuôi lợn và vịt lấy trứng. Với

điều kiện gần nhiều sông ngòi nên nhiều hộ cá nhân thực hiện làm các trang trại nuôi vịt kết hợp nuôi lợn giống và lợn thịt. Từ đó ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện tương đối phát triển tuy nhiên cũng có giảm đi chút ít trong những năm gần đây. Bên cạnh đó ngành nuôi trông thủy sản mặc dù chiếm tỷ trọng không cao song nó cũng là một trong những ngành chủ lực trong cơ cấu nông nghiệp của huyện và đang có xu hướng tăng lên từ 13,4% trong năm 2012 đã tăng 14,05% trong năm 2014. Tại huyện có điều kiện phát triển thủy sản đặc biệt là nuôi tôm, cá lồng một trong những điều kiện đó là địa hình của huyện có nhiều vùng đất trũng, điều kiện thuỷ văn lại tương đối thuận lợi nên việc nuôi tôm, cá lồng trên sông Kinh Thầy mang lại sản lượng nuôi trồng thủy sản rất lớn.

Với tỷ trọng ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản chiếm chủ yếu thì ngành lâm nghiệp hầu như không phát triển do tỷ trọng rất thấp chỉ từ 0,01% - 0,02%. Bởi lẽ địa hình của huyện là bằng phằng và chủ yếu là đất phù sa chỉ thuận lợi để phát triển cây lúa và hoa màu còn trồng rừng thì không hề có điều kiện phát triển. Từ đó làm tỷ trọng ngành lâm nghiệp rất thấp và gần như là không có.

Qua phân tích cơ cấu ngành nông nghiệp tại huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương nhận thấy chủ yếu huyện vẫn đang phát triển ngành nông nghiệp theo hướng truyền thống là phát triển trồng trọt và chăn nuôi, do nhận thức của người dân đồng thời cũng do điều kiện tự nhiên trên địa bàn huyện tác động. Tuy nhiên, trong những năm gần đây cơ cấu ngành nông nghiệp đã có những chuyển dịch tích cực tạo ra những cơ cấu nông nghiệp mới cho huyện.

3.3.3. Gia tăng hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Bảng 3.9 Chuyển dịch diện tích đất nông nghiệp sang các nhóm ngành cho hiệu quả cao

Đơn vị: ha

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện

Diện tích chuyển đổi

sang trồng hoa mầu 120 136 215 235 256 270 250 270 370 400 Diện tích chuyển đổi

sang trang trại 50 57 60 56 60 65 65 62 70 58.3 Diện tích chuyển đổi

sang nuôi trồng thủy sản 12 10 23 25 16 18 20 16 15 13 Diện tích chuyển đổi

khác 8 6 10 5 11 8 6 6 12 10

Tổng diện tích chuyển

đổi 190 209 308 321 343 361 341 354 467 481.3 Giá trị sản phẩm gia tăng

sau chuyển đổi (tỷ đồng) 58 63 65 67 70 72 73 75 75 77

Nguồn Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nam Sách

Trong những năm gần đây, theo chủ trương và hướng của ban lãnh đạo huyện, các địa phương đã tiến hành chuyển dịch phần lớn diên tích đất nông nghiệp sang các nhóm ngành khác và bước đầu đã mang lại hiệu quả tương đối cao và rõ rệt. Năm 2010, theo kế hoạch toàn huyện sẽ chuyển đổi 190 ha diện tích đất nông nghiệp và toàn huyện đã chuyển đổi được 109 ha, đồng thời giá trị sản lượng tăng thêm sau chuyển đổi là 63 tỷ đồng đã tăng hơn so với kế hoạch 5 tỷ đồng. Tương tự sang năm 2014, nhận thức được hướng đi đúng đắn của công tác chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp, toàn huyện tiếp tục thực hiện chuyển đổi với diện tích lớn hơn và sản lượng tăng lên đáng kể với diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi thực tế trong năm là 481,3 ha trên kế hoạch là 467 ha và hiệu quả mang lại với sản lượng tăng lên là 77 tỷ đồng tăng 2 tỷ đồng so với kế hoạch. Qua đây nhận thấy chủ trương của Huyện ủy, UBND huyện và các cơ quan chức năng huyện là hoàn toàn đúng đắn trong việc chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp sang các nhóm ngành khác đặc biệt là chuyển đổi sang trồng các cây hoa màu năng suất cao hơn do thổ nhưỡng của huyện là đất phù sa cộng với điều kiện khí hậu thới tiết quanh năm ổn

định nguồn tưới tiêu thuận lợi vì vậy việc phát triển sang trồng trọt cây hoa màu là chiến lược hết sức đúng đắn. Và việc giá trị sản phầm nông nghiệp gia tăng qua các năm đã chứng minh được hiệu quả cũng như sự lãnh đạo tài tình của các cơ quan chức năng trong công tác chuyển đổi này.

Qua số liệu về công tác thực hiện chuyển đổi kế hoạch so với thực tế nhận thấy thực tế toàn huyện thực hiện chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp lớn hơn rất nhiều so với kế hoạch đồng thời giá trị sản lượng tăng lên cũng tăng cao hơn rất nhiều so với dự tính. Từ đây đã khẳng định vai trò và hiệu quả của công tác quản lý của các cơ quan chức năng trên địa bàn huyện. Có những kết quả ngoài mong đợi này là do sự chỉ đạo tài tình của đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến nông trên địa bàn huyện cộng với hàng loạt chính sách khuyến khích chuyển đổi mà chính quyền huyện ban hành đến từng địa phương, cụ thể có thể kể đến các chính sách tiêu biểu như: cung cấp các giống hoa màu đã qua lai tạo có năng suất cao đến từng xã thực hiện chuyển đổi đất nông nghiệp sang trồng cây hoa màu, đồng thời tổ chức các lớp đào tạo cho cán bộ xã về cách thức trồng trọt và chăm sóc các giống cây trồng này sau đó về phổ biến lại cho người dân. Đối với các địa phương có diện tích chuyển đổi sang chăn nuôi trang trại và nuôi trồng thủy sản, các cơ quan chức năng huyện cử cán bộ thú ý đến từng hộ gia đình thực hiện cấp phát thuốc phòng ngừa bệnh cho vật nuôi cho từng hộ chăn nuôi, đồng thời kết hợp hướng dẫn cách giữ ấm cho vật nuôi khi trời lạnh và tạo môi trường thoáng mát vào mua hè để vật nuôi phát triển khỏe mạnh cho sản lượng tốt, ngoài ra huyện còn trích nguồn kinh phí cấp huyện ra hỗ trợ mỗi hộ gia đình 20.000 vnđ trên một mét vuông đất chuyển đổi…Với hàng loạt các chính sách khuyến khích chuyển dịch đất nông nghiệp và phát triển các nhóm ngành nông nghiệp mới như trên đã tạo ra những tác động tích cực cho quá trình chuyển đổi và điều này được thể hiện trên số liệu diện tích đất nông

nghiệp chuyển đổi thực tế so với kế hoạch của toàn huyện trong những năm qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 70 - 74)