Đối tượng, chủ thể, mục tiêu, nguyên tắc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 31 - 34)

1.2. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn cấp huyện

1.2.3. Đối tượng, chủ thể, mục tiêu, nguyên tắc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

* Đối tượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: hộ nông dân, doanh nghiệp, chủ trang trại, người nông dân…

* Chủ thể chuyển dịch: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở nông

nghiệp, UBND, hội đồng nhân dân tỉnh, UBND huyện….

* Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp là phải hướng tới một cơ cấu ngành hợp lí, đa dạng trong đó cần phát triển các ngành chủ lực có nhiều lợi thế để đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu. Đồng thời phải kết hợp tối ưu giữa cơ cấu ngành với cơ cấu vùng lãnh thổ và cơ cấu các thành phần kinh tế.

Mặt khác, mục tiêu của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn là tạo ra một hệ thống các tiểu ngành, nghề mới trong ngành nông nghiệp phù hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi vùng. Kết quả của sự chuyển dịch là tạo được mối quan hệ hữu cơ tương hỗ giữa các ngành trong nội bộ ngành nông nghiệp với các ngành khác sao cho phù hợp và có hiệu quả. Nó góp phần tác động tích cực tới quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

* Nguyên tắc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Do chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một tất yếu, cần thiết để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn toàn diện, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thị trường và giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc ở nông thôn. Vì vậy, công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta phải tuân thủ những nguyên tắc sau:

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải xuất phát từ vị trí của nông nghiệp trong đời sống kinh tế xã hội, từ thực trạng cơ cấu kinh tế nước ta, từ yêu cầu của CNH, HĐH và yêu cầu của nền kinh tế thị trường.

Kinh tế nông nghiệp trước mắt cũng như lâu dài vẫn giữ vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội ở nước ta.Trong tương lai nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất quan trọng bảo đảm các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải xuất phát từ yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Trong giai đoạn hiện nay, CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp. Trước hết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng xoá bỏ tình trạng thuần nông, phát triển công ngiệp và dịch vụ, thúc đẩy hình thành và phát triển các vùng chuyên môn hoá, phát triển công nghiệp đăc biệt là công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản phẩm.

CNH, HDH nông nghiệp làm cho kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội như: thuỷ lợi, giao thông, điện, thông tin liên lạc, các cơ sở nông nghiệp, dịch vụ văn hoá, y tế, giáo dục ngày càng phát triển, là điều kiện vật chất quan trọng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng đô thị hoá.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải dựa trên đòi hỏi của nền kinh tế thị trường.

Sự phát triển của nền kinh tế nước ta trong những năm đổi mới đã tạo đà cho nông nghiệp và kinh tế nông thôn bắt nhịp vào quá trình chuyển sang kinh tế thị trường. Tuy nhiên, nó đang đặt ra cho nông nghiệp, nông thôn những yêu cầu mới, cũng như những thách thức gay gắt trong sự phát triển. Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế đều được tiền tệ hoá. Cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn trong cơ chế thị trường trong cơ chế thị trường cũng phải bảo đảm và tuân thủ các mối quan hệ đó. Thị trường phát triển đòi hỏi cơ cấu kinh tế nông thôn cũng phải biến đổi theo hướng đa dạng

hơn, tuân thủ các quy luật vốn có của nền kinh tế thị trường. Nông nghiệp và nền kinh tế nông nghiệp không chỉ có nhiệm vụ tăng trưởng sản xuất lương thực mà còn phải đa dạng hoá sản xuất và sản phẩm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế để trở thành một bộ phận tích cực thúc đẩy nền kinh tế đang từng bước chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta còn phải xuất phát từ yêu cầu phát triển một nền kinh tế có hiệu quả, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và giải quyết những vấn đề phức tạp nảy sinh ở nông thôn, trong đó là tạo công ăn vịêc làm và xoá đói giảm nghèo cho cư dân nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)