Kinh nghiệm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở một số địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 50)

một số địa phƣơng trong nƣớc và bài học rút ra cho huyện Nam Sách

1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Tháp

Từ năm 1985 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Đồng Tháp đã từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp với các tiềm năng của địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa. Cơ cấu kinh tế nông, lâm, thủy sản của tỉnh có sự chuyển biến đáng kể. Ngành nông nghiệp Đồng Tháp thời kỳ 1996 - 2000 vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng khá, mặc dù chịu tác động xấu của cuộc khủng kinh tế - tài chính khu vực 1997 - 1998. Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản tăng bình quân 5%/năm, chăn nuôi, thủy sản tăng 6,24%/năm; dịch vụ nông nghiệp tăng 21,4%/năm. Những con số cho thấy trong từng ngành đã có sự chuyển dịch hợp lý.

Để đạt dược kết quả đó, Đồng Tháp đã chú trọng khuyến khích nông dân đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, ưu tiên những vùng đất mới chuyển đổi bằng giảm thuế, miễn giảm thuỷ lợi phí để chuyển dần từ độc canh sản xuất lương thực sang kinh tế nông nghiệp hàng hóa đa canh, phù hợp với đặc điểm địa phương, từng vùng đất.

Nhận thức được rằng, hiệu quả kinh tế từ trồng lúa trên địa bàn không cao bằng một số loại cây trồng, vật nuôi khác, tỉnh Đồng Tháp đã chỉ đạo nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi với những chủ trương, chính sách cụ thể. Đồng thời, tỉnh cũng khuyến cáo nông dân không được biến đất trồng thành đất thổ cư. Nhờ đó, phong trào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã phát triển mạnh mẽ trong toàn tỉnh. Từ năm 1993 - 2000, toàn tỉnh đã chuyển 5.549 ha đất một vụ, hai vụ… sang trồng cây ăn quả kết hợp thả cá hoặc thả cá kết hợp trồng cây ăn quả.

Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Đồng Tháp còn chậm, chưa rõ nét, sản xuất nông nghiệp ở nhiều nơi còn phân tán, mang yếu tố tự phát, việc ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất còn chậm nên năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của nhiều sản phẩm nông nghiệp còn thấp, kém hiệu quả và thiếu bền vững.

1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An

Không ngừng đổi mới đường lối thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Trong đó Nghệ An tập trung vào các lĩnh vực: Xác định rõ vai trò, phương hướng phát triển nông nghiệp trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ; xây dựng chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn; chính sách đất đai; chính sách đầu tư tín dụng; chính sách thị trường; chính sách khoa học công nghệ; chính sách giáo dục và đào tạo…Làm tốt công tác chỉ đạo và quản lý thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

* Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đặc biệt chú ý đổi mới cơ cấu cây trồng vật nuôi, cơ cấu mùa vụ . Xây dựng cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngày càng cân đối, hợp lý, hiệu quả và bền vững.

* Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông thôn, huy động nguồn vốn đầu tư cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

* Đẩy mạnh phát triển khoa học - công nghệ, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật đến nông dân nhằm nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của hàng hoá. Khuyến khích các thành phần kinh tế ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất.

* Đẩy mạnh phát triển giáo dục đào tạo, tạo ra nguồn cán bộ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

* Phát huy sức mạnh tổng hợp các thành phần kinh tế để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

1.3.3. Bài học rút ra cho huyện Nam Sách

Từ kinh nghiệm về thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của một số quốc gia và địa phương trong nước có thể rút ra bài học cho huyện Nam Sách như sau:

(1) Khuyến khích nông dân đẩy mạnh phát triển các nông sản có lợi thế cạnh tranh phục vụ xuất khẩu đi đôi với đầu tư thâm canh, đa dạng hóa sản xuất trên cơ sở địa phương tập trung đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống thủy lợi, hỗ trợ tín dụng, khoa học và công nghệ.

(2) Phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp và sử dụng nhiều

lao động ở nông thôn: Chú trọng phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp

và sử dụng nhiều lao động ở nông thôn, đặc biệt là công nghiệp chế biến.

(3) Ưu tiên đầu tư phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ

ứng dụng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ sinh học để tạo ra các giống mới có năng suất và chất lượng cao, hỗ trợ tín dụng để nông dân mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ cơ giới hóa nhằm nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản xuất.

(4) Khuyến khích các công ty, doanh nghiệp tham gia vào thu mua, xuất khẩu nông sản thông qua chính sách hỗ trợ tín dụng đầu tư xây dựng nhà máy chế biến, kho chứa nông sản ngay tại địa bàn nông thôn để nông dân yên tâm đầu tư vào sản xuất, giảm bớt rủi ro.

(5) Tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích các thành phần kinh

tế trong nông nghiệp phát triển: Thúc đẩy các thành phần kinh tế trong

nông nghiệp phát triển, nhất là kinh tế tập thể, kinh tế trang trại và kinh tế tư nhân thông qua chính sách thuế, kiến lập thị trường tín dụng, thị trường buôn bán vật tư và nông sản, nhằm từng bước hình thành các vùng sản xuất chuyên môn hóa, đảm bảo cả về quy mô số lượng cũng như chất lượng nông sản hàng hóa theo yêu cầu của thị trường.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Là một huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh, được bao bọc bởi 3 con sông Thái Bình, Kinh Thầy, Lai Vu, tiếp giáp với Thành phố Hải Dương. Diện tích đất tự nhiên của Huyện là 109 km2, gồm 19 xã, thị trấn với số dân 117.165 người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động là 69.107 người, chiếm 59,2 % dân số của huyện. Nam Sách có các ngành nghề như: trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp…do vậy cần có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp để nâng cao thu nhập cho người dân.

2.2. Nguồn tài liệu thông tin phục vụ cho nghiên cứu

2.2.1. Thông tin thứ cấp

Tác giả tiến hành thu thập nội dung thông tin thứ cấp liên quan tới đề tài nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu bao gồm các cơ sở lý thuyết liên quan tới đề tài: cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Đây là cơ sở lý thuyết quan trọng phục vụ cho quá trình nghiên cứu.

Ngoài ra tác giả luận văn xác định thu thập các thông tin liên quan đến thực trạng chuyển dịch cơ cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương đồng thời đánh giá quá trình chuyển dịch này trên địa bàn huyện.

Các nguồn thông tin này sẽ được thu thập qua các tạp chí, đài báo hoặc các nghiên cứu đi trước.

2.2.2 Thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp là thông tin mà tác giả thu thập bằng cách phát phiếu điều tra các hộ nông dân đang tiến hành hoạt động sản xuất nông nghiệp và các cán bộ quản lý tại địa phương trên địa bàn huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương, nội dung của các câu hỏi điều tra sẽ liên quan trực tiếp đến các yếu tố có ảnh hưởng tới tình hình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tại địa phương, qua đó thấy được các yếu tố nào có mức độ ảnh hưởng nhiều và yếu tố nào chưa thực sự có tác động một cách hiệu quả tới chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tại địa phương. Trong nghiên cứu này, tác giả phỏng vấn 250 hộ nông dân trong toàn huyện, trong đó số phiếu hợp lệ thu về là 242 phiếu, phương pháp chọn mẫu là ngẫu nghiên phi xác suất.

2.2.3. Phương pháp xử lý thông tin

2.2.3.1. Xử lý thông tin bằng phần mềm Excel

Sau khi gửi bảng câu hỏi đến các đối tượng điều tra thu thập bảng câu hỏi và loại bỏ những phiếu trả lời sai và không hợp lệ tác giả tiến hành xử lý thông tin bằng phần mềm Excel. Trong phần này, tác giả sẽ sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp, tính toán kết quả phiếu điều tra đối với từng loại phiếu làm căn cứ để minh chứng cho các nghiên cứu, tìm ra những mặt đạt được và hạn chế trong công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương. Căn cứ vào kết quả điều tra tác giả sẽ thống kê được số liệu và tỷ lệ chính xác về từng ưu điểm hay hạn chế của các biện pháp và đưa ra nhận xét về các ưu điểm, hạn chế đó.

2.2.3.2. Tổng hợp thông tin bằng hệ thống bảng biểu, đồ thị

Ngoài việc xử lý dữ liệu bằng phần mềm Excel, tác giả còn tiến hành tổng hợp thông tin thu thập được bằng các bảng biểu và đồ thị để người đọc

dễ dàng tiếp cận với các số liệu và dễ dàng đánh giá những biến động về chỉ số được trình bày.

2.3. Các phương pháp cụ thể

Trong luận văn còn sử dụng một số phương pháp sau đây để tổng hợp và hệ thống hóa tài liệu, cùng các số liệu thu thập được để tiến hành nghiên cứu và phân tích số liệu

2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Tác giả sử dụng để mô tả sơ lược về đối tượng mà tác giả tiến hành nghiên cứu. Đối tượng mà tác giả tiến hành nghiên cứu trong luận văn là các. Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để thống kê lại các kết quả phỏng vấn của đối tượng được phỏng vấn. Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để đánh giá ý kiến hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Nam Sách.Trong luận văn này, giá trị điểm trung bình thể hiện đánh giá của đối tượng khảo sát đối với các vấn đề được hỏi sử dụng thang đo liker 05 mức độ. Ngoài ra, việc đánh giá cho thấy kết quả chủ yếu nằm trong các nhận định ở mức 2,3,4. Do đó, để tiện cho việc nhận định về mức điểm của các nhận đinh, học viên phân chia các mức điểm đánh giá như sau:

+ Mức dưới 2.00: Mức rất yếu + Mức từ 2.00-3.00: Mức yếu + Mức từ 3.00-3.50: Mức trung bình + Mức từ 3.50-3.75: Mức trung bình khá + Mức từ 3.75-4.00: Mức khá + Mức từ 4.00-5.00: Mức tốt 2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là một trong những phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất trong hầu hết tất cả các nghiên cứu. Mục đích của phương pháp so sánh là làm rõ sự khác biệt hay đặc trưng của đối tượng được nghiên cứu.

Trong luận văn tập trung sử dụng phương pháp so sánh về diễn biến chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các năm giai đoạn 2010-2014.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN NAM SÁCH, TỈNH HẢI DƢƠNG

3.1. Tổng quan về huyện Nam Sách

Huyện Nam Sách nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Hải Dương, cách trung tâm của tỉnh khoảng 6 km và thành phố Hải Phòng 41 km dọc theo Quốc lộ 5A. Toàn huyện có 18 xã, 1 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là 109 km2, dân số 117.165 người, mật độ dân số bình quân 1.065 người/km2.

Nam Sách có vị trí địa lý tương đối thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội với các vùng trong và ngoài tỉnh do nằm gần trục giao thông đường sắt, thuỷ, bộ nối liền tam giác kinh tế trọng điểm: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; như tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Quốc lộ 5A nối liền từ thủ đô Hà Nội, thành phố cảng Hải Phòng, quốc lộ 37 nối thành phố Hải Dương với thị xã Chí Linh là hai khu vực phát triển kinh tế năng động nhất Hải Dương…tạo điều kiện thuận lợi cho huyện tiếp cận thông tin kinh tế thị trường, chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải thiện môi trường đầu tư phát triển sản xuất hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm.

Địa hình tương đối bằng phẳng cùng với đặc trưng thổ nhưỡng là đất phù sa, thuận lợi cho việc thâm canh cây lúa nước, cây ăn quả và các loại rau màu thực phẩm khác. Khí hậu Nam Sách thuận lợi cho phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nói chung. Khí hậu và số giờ nắng trong năm tương đối thích hợp cho việc canh tác 3 vụ trong năm tạo cho huyện có lợi thế về phát triển nông nghiệp thâm canh, năng suất cao.

Trên địa bàn huyện có nhiều vùng đất trũng, điều kiện thuỷ văn tương đối thuận lợi, tạo kiện nuôi trồng thuỷ sản.

Tuy nhiên, mưa lớn và tập trung vào một số tháng trong năm tạo ra mất cân đối nước cục bộ theo thời gian, gây ra tình trạng úng lụt và xói mòn đất tại các vùng dốc, các tháng 7, 8, 9 mưa nhiều, cường độ lớn có thể gây ngập úng ở một số xã vùng trũng và ven sông, ảnh hưởng nhiều đến sản xuất.

Quỹ đất của huyện Nam Sách được sử dụng khá hợp lý và có hiệu quả. Tuy nhiên, cần phải chuyển dịch lại cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp có năng suất thấp sang sử dụng vào các mục đích khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và cần phải có các chính sách khai thác nguồn quỹ đất phi nông nghiệp một cách hiệu quả. ( Tham khảo phụ lục số 02- Bảng 01: Cơ cấu sử dụng đất đai của Nam Sách đến năm 2014)

Tổng dân số của toàn huyện tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2014 là 117.165 người, trong đó tỷ lệ nữ chiếm 51% dân số.

Dân số của huyện qua 05 năm 2010 - 2014 có xu hướng tăng lên. Cụ thể, năm 2010 dân số toàn huyện là 113.345 người, đến năm 2014 là 117.165 người. Tỷ lệ tăng dân số trong giai đoạn 2010 - 2014 là 0,8%, mức tăng phù hợp với mức tăng bình quân chung của tỉnh. Số lao động trong độ tuổi cũng tăng dần qua các năm, với mức tăng bình quân chung là 0,8. Cơ cấu lao động của huyện có sự biến động qua các năm theo hướng: Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp giảm, lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ tăng. (Tham khảo phụ lục số 02- Bảng 02: Cơ cấu dân số và lao động huyện Nam Sách đến năm 2014).

Cơ cấu kinh tế của huyện giai đoạn 2010-2014 tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp, giảm tỷ trọng nhóm ngành nông nghiệp, tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ tăng chậm.

Theo giá trị sản xuất (giá hiện hành), tỷ trọng giá trị sản xuất khu vực công nghiệp là chủ đạo trong tổng giá trị gia tăng của huyện và tăng từ 47,39%

năm 2010 lên mức 52,73% vào năm 2014; tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng không đáng kể từ 18,32% năm 2010 lên 18,92% năm 2014; tỷ trọng nông, lâm, thủy sản giảm nhanh từ mức 34,29% năm 2010 xuống còn 28,45% năm 2014. Điều này đặt ra vấn đề cấp thiết là làm sao để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản phải không ngừng tăng so với năm trước đó thì mới thu hút được vốn đầu tư, thu hút được khoa học kỹ thuật áp dụng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện một cách hiệu quả nhất. (Tham khảo phụ lục số 02- Bảng 03: Tình hình kinh tế huyện Nam Sách).

3.2 Thực trạng kinh tế nông nghiệp huyện Nam Sách

3.2.1. Thực trạng chung về kinh tế nông nghiệp tại huyện Nam Sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)