Theo dõi đánh giá, rà soát khung tiêu chuẩnquản lý rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuẩn mực và thông lệ hải quan quốc tế về khung quản lý rủi ro hàm ý cho việt nam (Trang 27 - 29)

1.3. XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG KHUNG QUẢN LÝ RỦI RO

1.3.4. Theo dõi đánh giá, rà soát khung tiêu chuẩnquản lý rủi ro

Việc xây dựng cơ chế đánh giá và báo cáo sẽ giúp các bộ phận quản lý có đƣợc thông tin phản hồi cả trong phạm vi nội bộ ngành và với các cơ quan quản lý bên ngoài. Với việc bảo đảm đƣợc rằng công tác QLRR đƣợc theo dõi và đánh giá, rằng kết quả QLRR sẽ đƣợc xem xét và phản hồi đến cấp xây dựng chính sách, thì hoạt động QLRR sẽ đƣợc bảo đảm duy trì trong một thời gian dài.

Một số chức năng phục vụ công tác theo dõi và đánh giá có thể đƣợc sử dụng trong nhóm chức năng quản lý hành chính để phục vụ công tác kiểm tra và kiểm toán. CQHQ có thể giao cho một số cấp quản lý và nhân viên chịu trách nhiệm thực thi công tác này, nhằm bảo đảm theo dõi, thu thập và báo cáo đầy đủ về các phản hồi do tác động của thông tin đối với rủi ro. Việc báo cáo có thể thực hiện thông qua các kênh và thủ tục quản lý thông thƣờng (báo cáo hoạt động, báo cáo thực trạng, v.v…).Việc báo cáo sẽ giúp ngƣời ra quyết định rút kinh nghiệm và nâng cao hiệu quả công việc thông qua phân tích các kết quả, kể cả kết quả tốt lẫn kết quả không tốt, đồng thời giúp theo dõi việc sử dụng các nguồn lực, chia sẻ thông tin về các thông lệ và bài học kinh nghiệm.

Trong khi theo dõi và rà soát Khung quản lý tiêu chuẩn, cần chú ý đến những vấn đề sau:

- Thực thi QLRR dựa trên các dấu hiệu rủi ro xác định;

- Duy trì tính bảo mật của các dấu hiệu rủi ro, kết quả xếp loại rủi ro;

- Trách nhiệm quản lý của những bộ phận có rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ; - Rà soát khung pháp lý, chính sách QLRR và kế hoạch QLRR theo từng giai đoạn cụ thể;

- Báo cáo về kết quả xử lý rủi ro, và các kế hoạch tiếp theo;

- Đánh giá tính tƣơng thích lâu dài của biện pháp xử lý rủi ro; và điều này là quan trọng bởi vì với những biện pháp xử lý rủi ro có hiệu quả đối với một rủi ro, thì biện pháp đó cũng có thể tác động tích cực đối với các rủi ro cùng loại và dần dần sẽ trở nên ít quan trọng hoặc thậm chí là hết vai trò. Ví dụ, để xem xét và xử lý một hình thức gian lận cụ thể, ngƣời ta có thể cân nhắc một phƣơng pháp xử lý rủi ro là tuyển dụng một số kiểm toán viên có kinh nghiệm. Tuy nhiên, việc tuyển dụng có thể sẽ là không cần thiết, mà thay thế bằng một biện pháp khác lâu dài hơn (ví dụ nhƣ đào tạo hoặc hƣớng dẫn thêm cho những công chức khác có ít kinh nghiệm trong lĩnh vực này);

- Trao đổi thông tin phản hồi trong nội bộ cơ quan và đối với các bên đối tác liên quan khác, nếu cần, về quá trình thực hiện, lợi ích và kết quả của công tác QLRR.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuẩn mực và thông lệ hải quan quốc tế về khung quản lý rủi ro hàm ý cho việt nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)