Hải quan Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuẩn mực và thông lệ hải quan quốc tế về khung quản lý rủi ro hàm ý cho việt nam (Trang 33 - 38)

1.4. KINH NGHIỆM HẢI QUAN CỦA CÁC NƢỚC VỀ XÂY DỰNG VÀ ÁP

1.4.2. Hải quan Trung Quốc

Lực lƣợng chuyên trách QLRR của Hải quan Trung Quốc trực thuộc hệ thống đơn vị KTSTQ, đƣợc cơ cấu theo ba (03) cấp: Trung ƣơng (Cao uỷ), Hải quan vùng và Hải quan địa phƣơng (tƣơng đƣơng cửa khẩu). Đơn vị QLRR cấp Trung ƣơng có trách nhiệm xây dựng chính sách, điều phối nghiệp vụ, thống nhất triển khai hệ thống máy tính phục vụ QLRR. Đơn vị QLRR cấp vùng chịu trách nhiệm thực thi chính sách, tổ chức thực hiện và báo cáo Cao uỷ. Nhiệm vụ chủ yếu của cấp cửa khẩu là thực thi, theo dõi và báo cáo về cơ quan cấp trên.

Hải quan Trung Quốc bắt đầu triển khai áp dụng QLRR từ năm 1994, quá trình này đƣợc chia làm 03 giai đoạn:

- Giai đoạn triển khai (1994 - 1997): tập trung nghiên cứu phát triển lý luận, phƣơng pháp, mô hình và xây dựng các hệ thống phân tích, kiểm tra dữ liệu phục vụ QLRR. Trƣớc đó, từ năm 1986, Hải quan Trung Quốc đã triển khai phân luồng kiểm tra (2 luồng: xanh và đỏ) trên cơ sở thiết lập các tiêu chí đối với hành khách XNC và áp dụng phƣơng pháp kiểm tra xác suất ở mức độ đơn giản. Đến năm 1990, cùng với việc khởi động nghiên cứu, thiết lập mô hình Hải quan hiện đại, Hải quan Trung Quốc đã chú ý đến việc cử cán bộ đi học tập kiến thức và kinh nghiệm về QLRR của Hải quan các nƣớc phát triển, nhƣ Mỹ,Hà Lan, Australia... Trong giai đoạn này, Hải quan Trung Quốc đã đạt đƣợc những thành công đáng kể, nhƣ: xây dựng và đƣa vào áp dụng hệ thống kiểm toán Hải quan và hệ thống KSRR STQ; hệ thống phân tích dữ liệu phân tán hỗ trợ cho quá trình phân tích rủi ro trong thông quan; đồng thời, hình thành nên các bộ phận phân tích dữ liệu, QLRR chuyên trách tại Trung ƣơng và Hải quan vùng.

- Giai đoạn 1998 - 2002, triển khai áp dụng toàn diện kỹ thuật QLRR trong các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan, cùng với sự thiết lập hệ thống QLRR.

Năm 1998, Hải quan Trung Quốc thực hiện giai đoạn đầu tiên trong chiến lƣợc hiện đại hoá hải quan; QLRR đã trở thành một định hƣớng cho việccải cách mô hình thông quan và tái xây dựng các qui trình nghiệp vụ hải quan. Giai đoạn này, Hải quan Trung Quốc đã thiết lập một hệ thống hỗ trợ quyết định phân luồng dựa trên việc xác định, đánh giá các rủi ro ban đầu của các giao dịch; xây dựng hệ thống hồ sơ rủi ro; đồng thời sử dụng mạng quản lý thông tin rủi ro để thu thập, xử lý và đƣa ra các cảnh báo sớm. Bên cạnh đó, Hải quan Trung Quốc cũng đã triển khai một loạt các hệ thống thông tin nhƣ: hệ thống phân tích và kiểm soát thuế; hệ thống đánh giá tình hình chấp hành pháp luật dựa trên kỹ thuật phân tích thống kê hiện đại để phát hiện các rủi ro có tầm vĩ mô; hệ thống giám sát và phân tích hiệu năng phục vụ cho các hoạt động kiểm soát và phân tích việc thực thi luật pháp ở các đơn vị cơ sở.

Thực tế trong giai đoạn này, kỹ thuật QLRR bắt đầu đƣợc triển khai và áp dụng một cách rộng rãi trên tất cả các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan, vì vậy đã nâng cao một cách đáng kể hiệu quả của công tác quản lý của hải quan. Tuy vậy, QLRR vẫn bị hạn chế về thông tin và kỹ thuật phân tích rủi ro và vẫn tập trung chủ yếu vào các giao dịch cụ thể. Điều này đã không tận dụng đƣợc các ƣu điểm do việc tái cơ cấu nguồn lực quản lý hải quan; không nâng cao đƣợc toàn bộ hiệu quả của việc phòng ngừa rủi ro và thống nhất một cách hài hoà giữa hoạt động giám sát và cung cấp dịch vụ.

- Giai đoạn từ năm 2003 đến nay (giai đoạn mở rộng), đặt ra mục tiêu triển khai đầy đủ, toàn diện QLRR, phát triển QLRR thành một phƣơng pháp quản lý chung.

Từ năm 2003 đến nay, Hải quan Trung Quốc đã hoàn thành việc xây dựng chiến lƣợc nâng cao QLRR giai đoạn 2004 - 2010 và dự thảo các phƣơng án thực hiện chi tiết; triển khai xây dựng các kho cơ sở dữ liệu, các mô - đun ứng dụng của hệ thống QLRR dựa trên các công nghệ tiên tiến nhƣ Data WareHourse, OLAP, Web, Data Mining...; triển khai hệ thống lựa chọn và xác định rủi ro kết hợp với thông tin tình báo để đƣa ra các cảnh báo nghiệp vụ; triển khai hệ thống đánh giá chấp hành và theo dõi tình hình thanh toán nợ của doanh nghiệp. Hệ thống này giúp quản lý các rủi ro liên quan đến việc nợ thuế của doanh nghiệp đồng thời khởi động việc xây dựng hệ thống quản lý giám sát và phân tích thƣờng nhật liên quan công tác quản lý chung. Hệ thống này đƣợc sử dụng để phòng ngừa, KSRR từ các đối tƣợng quản lý tập trung để làm giảm hơn nữa khối lƣợng hàng hoá kiểm tra trong thông quan.

Về quy trình QLRR: Hải quan Trung Quốc thống nhất thực hiện quy trình QLRR theo năm (05) bƣớc:

(1) thu thập thông tin; (2) xác định rủi ro; (3) phân tích rủi ro; (4) đánh giá rủi ro;

Sơ đồ 1.5. Quy trình áp dụng quản lý rủi ro của Hải quan Trung Quốc

Nguồn: Tài liệu tập huấn QLRR Hải quan Trung Quốc, năm 2012

Hoạt động phân tích, đánh giá rủi ro đƣợc tiếp cận theo 04 nhóm rủi ro chủ yếu:

Một là, rủi ro đƣợc phân loại theo loại hình XNK; trong đó bao gồm ba (03) lĩnh

vực: mậu dịch thông thƣờng, mậu dịch gia công, miễn giảm thuế. Mậu dịch thông thƣờng tập trung vào các trƣờng hợp khai báo trị giá thấp. Mậu dịch gia công tập trung vào việc nhập nguyên liệu bán ra thị trƣờng nội địa. Miễn giảm thuế tập trung vào hàng nhập khẩu đƣợc hƣởng chế độ ƣu đãi về thuế và bán ra thị trƣờng nội địa.

Hai là, rủi ro đƣợc xác định dựa vào phân tích trọng điểm các doanh nghiệp. Ví dụ

nhƣ các doanh nghiệp mới thành lập hoặc xem xét các thành viên của doanh nghiệp...

Ba là, rủi ro căn cứ mặt hàng: hàng hoá lần đầu nhập khẩu vào Trung quốc

hoặc hàng hoá có sự chênh lệch lớn về giá cả giữa trong nƣớc và nƣớc ngoài, kể cả những mặt hàng có thuế suất thấp.

BƢỚC 1 Thu thập thông tin

BƢỚC 2 Xác định rủi ro BƢỚC 3 Phân tích rủi ro BƢỚC 4 Đánh giá rủi ro BƢỚC 5

Theo dõi đánh giá lại để điều chỉnh toàn bộ quy trình QLRR

Bốn là, rủi ro liên quan đến áp mã số hàng hoá.

Tại mỗi vùng có một đơn vị QLRR. Đơn vị này có nhiệm vụ xây dựng các tiêu chí rủi ro áp dụng trong vùng. Nếu nhiều vùng có tiêu chí giống nhau, đơn vị QLRR cấp trung ƣơng sẽ chịu trách nhiệm tổng hợp và điều phối.

Ngoài ra, thời gian qua Hải quan Trung Quốc đã tập trung xây dựng các định hƣớng chiến lƣợc về QLRR, trong đó tập trung vào các hoạt động:

- Thúc đẩy việc quản lý doanh nghiệp theo hƣớng quản lý tuân thủ, hƣớng đến doanh nghiệp và các hoạt động của doanh nghiệp hơn là quản lý từng giao dịch. Trên cơ sở đánh giá một cách toàn diện mức độ rủi ro của doanh nghiệp và hàng hoá, CQHQ đƣa ra các quy định cụ thể về phân loại đối tƣợng quản lý, đồng thời tiếp tục đơn giản và tối ƣu hoá mô hình quản lý và thủ tục hiện hành.

- Phân tích rủi ro là hoạt động thƣờng xuyên, toàn diện để kiểm soát những rủi ro chính; đẩy mạnh hoạt động phân tích thông tin trƣớc khi hàng đến và KTSTQ; thực hiện kiểm soát thƣờng xuyên và trọng điểm đối với doanh nghiệp và hàng hoá có ảnh hƣởng lớn đến nền kinh tế.

- Xây dựng các hệ thống bảo lãnh thuế và sử dụng cơ chế thị trƣờng để xoá bỏ các rủi ro chính trong quản lý hải quan. Dựa trên hệ thống này, Hải quan Trung Quốc đang nghiên cứu phát triển một hệ thống quản lý bão lãnh thuế nhằm quản lý tốt hơn việc chấp hành và tạo điều kiện thuận lợi, để hạn chế các rủi ro đặc biệt là các rủi ro về thuế mà hải quan đang gặp khó khăn, đồng thời để cung cấp nhiều dịch vụ tốt và thuận tiện hơn cho doanh nghiệp.

- Nâng cao tổ chức, cơ chế hoạt động QLRR, tính toàn vẹn và đồng bộ cho việc ra quyết định xử lý rủi ro.

- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để xúc tiến chiến lƣợc QLRR toàn diện; tăng cƣờng hợp tác với tổ chức quốc tế, nhƣ WCO, các Bộ, ngành và các lực lƣợng thực thi pháp luật trong nƣớc, hiệp hội thƣơng mại, các doanh nghiệp lớn, báo chí và triển khai các cơ chế chung về hợp tác đồng thời ràng buộc những doanh nghiệp không tuân thủ.

- Phát triển kỹ thuật phân tích rủi ro, nâng cao hiệu quả của hoạt động thu thập, xử lý thông tin tình báo; tích hợp các hệ thống hỗ trợ ra quyết định hiện hành, triển khai một hệ thống QLRR thống nhất trong toàn ngành từ Trung ƣơng đến các vùng, nhằm cung cấp các công cụ hiệu quả cho việc hợp tác về QLRR; đồng thời nâng cao hiệu quả các hệ thống tác nghiệp trong việc phân tích, xác định rủi ro.

- Trang bị, bổ sung thêm các phƣơng tiện, từng bƣớc xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp về QLRR; tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng lý thuyết và kiến thức thực tế về QLRR trong cán bộ, công chức hải quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuẩn mực và thông lệ hải quan quốc tế về khung quản lý rủi ro hàm ý cho việt nam (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)