Công tác tổ chức thực hiện, áp dụngquản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuẩn mực và thông lệ hải quan quốc tế về khung quản lý rủi ro hàm ý cho việt nam (Trang 64 - 68)

3.3.2 .Quy trình quản lý rủi ro

3.3.3. Công tác tổ chức thực hiện, áp dụngquản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp

nghiệp vụ hải quan

3.3.3.1. Về tổ chức bộ máy, nhân sự thực hiện công tác quản lý rủi ro

HQVN triển khai áp dụng QLRR trong hoạt động nghiệp vụ hải quan từ tháng 01/2006; cùng với việc triển khai lĩnh vực công tác nghiệp vụ này, lực lƣợng chuyên trách QLRR cũng đƣợc thành lập. Cho đến nay, lực lƣợng này đã từng bƣớc đƣợc kiện toàn theo mô hình 03 cấp: Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan và Chi cục Hải quan, cụ thể nhƣ sau:

- Tại Tổng cục Hải quan: Cục Quản lý rủi ro là đơn vị có chức năng, nhiệm vụ

chủ trì, đầu mối tham mƣu, giúp Tổng cục trƣởng Tổng cục Hải quan tổ chức triển khai thực hiện, áp dụng QLRR và quản lý tuân thủ trong quản lý hải quan; tổ chức thực hiện thu thập, xử lý thông tin hải quan; xây dựng, quản lý áp dụng tiêu chí; quản lý, đánh giá tuân thủ, phân loại rủi ro và tiến hành các biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ QLRR trong hoạt động nghiệp vụ hải quan (theo Quyết định số 1386/QĐ

- BTC ngày 20/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính), theo đó Cục Quản lý rủi ro

đƣợc cơ cấu gồm 06 Phòng: Phòng Tổng hợp; Phòng Thu thập và xử lý thông tin;Phòng Quản lý tiêu chí;Phòng Quản lý tuân thủ;Phòng Kiểm soát rủi ro hàng hóaXNK; Phòng Kiểm soát rủi ro ngƣời và phƣơng tiện vận tải XNC.

Cùng với Cục Quản lý rủi ro, hiện nay tại một số đơn vị nghiệp vụ đã thành lập một số Phòng làm nhiệm vụ QLRR hoặc đƣợc giao nhiệm vụ QLRR, cụ thể nhƣ: Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục Thuế xuất nhập khẩu.

- Tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố: Hiện nay 10 Cục Hải quan tỉnh, thành phố

có khối lƣợng công việc lớn đƣợc thành lập Phòng chuyên trách QLRR, còn lại 25 Cục Hải quan tỉnh có bộ phận QLRR chuyên trách trực thuộc Phòng Nghiệp vụ. Tổng số cán bộ, công chức chuyên trách QLRR tại cấp Cục là khoảng trên 200 ngƣời.

- Tại Chi cục Hải quan: đối với Chi cục Hải quan lớn nhƣ Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Nội Bài, Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 1,… có bộ phận QLRR nằm trong đơn vị làm TTHQ; trong khi tại các Chi cục Hải quan khác đƣợc bố trí từ 01 đến 03 công chức làm chuyên trách QLRR. Tổng số cán bộ, công chức chuyên trách QLRR tại cấp Chi cục trong toàn ngành hiện có khoảng trên 600 ngƣời.

3.3.3.2. Về tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý rủi ro

Về bản chất của công tác QLRR là xây dựng, quản lý vận hành Hệ thống đƣa ra quyết định để áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, KTSTQ, thanh tra phù hợp và hiệu quả trong quản lý hải quan. Sản phẩm của công tác QLRR đƣợc gắn với 03 nhóm sản phẩm chính, đó là: (1) thông tin nghiệp vụ (thông tin về dấu hiệu rủi ro, dấu hiệu vi phạm), (2) kết quả đánh giá tuân thủ, phân loại mức độ rủi ro của doanh nghiệp; (3) kết quả phân tích, đánh giá rủi ro đối với hoạt động XNK, XNC. Các sản phẩm trên đƣợc đƣa ra dƣới các hình thức sau:

- Kế hoạch KSRR;

- Chuyên đề KSRR;

- Văn bản cảnh báo rủi ro;

- Bản tin QLRR; Báo cáo kết quả đo lƣờng tuân thủ; Báo cáo đánh giá rủi ro; Báo cáo phân tích xu hƣớng;…

- Văn bản (công văn, điện, fax, phiếu) cung cấp thông tin;

- Phân luồng và chỉ dẫn nghiệp vụ trên hệ thống thông tin QLRR và các hệ thống thông tin nghiệp vụ liên quan;

- Cổng cung cấp thông tin trên các hệ thống hoặc website của ngành hải quan;

- Các hình thức cung cấp thông tin khác.

Để tạo ra các sản phẩm trên, đơn vị chuyên trách QLRR tại các cấp tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ QLRR trên cơ sở Tổng cục phân cấp một cách hợp lý việc thực hiện các nhiệm vụ này đối với đơn vị hải quan tại từng cấp. Hiện nay, việc phân cấp và tổ chức thực hiện nhiệm vụ QLRR tại từng cấp đơn vị cụ thể từ cấp Tổng cục, cấp cục và cấp Chi cục Hải quan.

3.3.3.3. Về công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ quản lý rủi ro

Thứ nhất, phối hợp với các đơn vị trong ngành thực hiện nhiệm vụ QLRR. Theo

quy định của Luật Hải quan, QLRR đƣợc tiếp cận là một phƣơng pháp quản lý của ngành hải quan, trong đó điều tiết đến hoạt động của tất cả các đơn vị, công chức hải quan trong toàn ngành; đồng thời QLRR cũng đƣợc tiếp cận là một công tác nghiệp vụ bao gồm các biện pháp và kỹ thuật nghiệp vụ đặc thù đƣợc phân công cho các đơn vị chuyên trách QLRR và đơn vị hải quan các cấpcó liên quan thực hiện. Do vậy, để áp dụng QLRR có hiệu quả, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của các cấp đơn vị hải quan, cụ thể:

- Phối hợp trong việc trao đổi, cung cấp thông tin QLRR: Đơn vị QLRR tại Hải quan các cấp là đơn vị chủ trì, đầu mối về công tác thu thập, xử lý thông tin; chia sẻ, cung cấp thông tin cho các đơn vị nghiệp vụ. Các đơn vị nghiệp vụ có trách nhiệm thực hiện thu thập, xử lý, cập nhật thông tin vào hệ thống theo phân cấp; thực hiện các biện pháp nghiệp vụ theo cảnh báo rủi ro hoặc thông tin chỉ dẫn nghiệp vụ; cập nhật, phản hồi kết quả thực hiện các biện pháp nghiệp vụ vào hệ thống để duy trì vòng chu kỳ của quy trình QLRR.

- Phối hợp trong thực hiện các nhiệm vụ QLRR: Đơn vị QLRR xây dựng, trình ban hành Kế hoạch KSRR, chuyên đề KSRR, chƣơng trình đo lƣờng, đánh giá tuân thủ… trong đó phân công, phân nhiệm đối với đơn vị hải quan các cấpphải thực hiện. Việc thực hiện này tạo ra cơ chế phối hợp có tính thống nhất, đồng bộ trong việc xử lý rủi ro.

- Phối hợp trong thực hiện các chƣơng trình, kế hoạch công tác QLRR: Phần lớn các chƣơng trình, kế hoạch công tác QLRR đều có liên quan đến các đơn vị nghiệp vụ tại Hải quan các cấp; do vậy khi xây dựng và triển khai các kế hoạch này đều đòi hỏi sự tham gia của các cấp, đơn vị này.

Thứ hai, phối hợp với Tổng cục Thuế và các đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính

thực hiện nhiệm vụ QLRR.

Thời gian qua, căn cứ vào Quyết định 574/QĐ - BTC của Bộ Tài chính các văn bản pháp luật có liên quan, CQHQ đã phối hợp triển khai với cơ quan Thuế trên 03 mặt công tác, đó là: trao đổi, cung cấp thông tin về hồ sơ ngƣời nộp thuế là tổ

chức, cá nhân hoạt động XNK; phối hợp thực hiện đánh giá tuân thủ và phân loại rủi ro đối với doanh nghiệp hoạt động XNK và trực tiếp phối hợp điều tra, xác minh và xử lý các chuyên đề, vụ việc liên quan đến trốn thuế, gian lận thuế.

Thứ ba, phối hợp với các cơ quan chức năng thuộc các Bộ, ngành trong việc

thực hiện nhiệm vụ QLRR

Thời gian qua, Tổng cục Hải quan đã tham mƣu cho Bộ tài chính ký 06 Thông tƣ liên tịch với 11 Bộ, ngành về cơ chế trao đổi, cung cấp thông tin hải quan. Hiện nay, các Thông tƣ trên đang đƣợc triển khai ở các cấp, đơn vị trong toàn ngành.Hiện nay, Cục Quản lý rủi roHải quan đang là đơn vị đầu mối, chủ trì giúp Tổng cục tổ chức triển khai thực hiện các Thông tƣ liên tịch nêu trên.

Thứ tư, hợp tác quốc tế về QLRR

Trong những năm qua, ngành hải quan đã thực hiện hợp tác quốc tế về tình báo hải quan, nhƣ: chƣơng trình trao đổi thông tin tình báo toàn cầu, chia sẻ thông tin tình báo trong khu vực (RILO) và thực hiện các chƣơng trình hợp tác tình báo song phƣơng với Hải quan các nƣớc trên thế giới vàkhu vực.

3.3.3.4. Về ứng dụng công nghệ thông tin

Hiện nay, ngành hải quan đang quản lý, ứng dụng 18 hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ quản lý hải quan, trong đó bao gồm phục vụ công tác QLRR. Thông tin dữ liệu trên các hệ thống của ngành hải quan từng bƣớc đƣợc hoàn thiện trên cơ sở quản lý tích hợp, tập trung tại Tổng cục; chất lƣợng thông tin dữ liệu ngày càng đƣợc nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu về QLRR.

Hệ thống thông tin QLRR từng bƣớc đƣợc hoàn thiện, với đầy đủ các chức năng phục vụ cho việc quản lý thông tin, dữ liệu QLRR, đánh giá tuân thủ, phân tích, đánh giá rủi ro và phân luồng phục vụ quyết định kiểm tra, giám sát hải quan.

Hệ thống VCIS (do Nhật Bản tài trợ) để phục vụ việc phân luồng trong thông quan. Hiện nay, 02 hệ thống này đang đảm nhận thực hiện việc phân luồng kiểm tra Hải quan đối với 03 lĩnh vực nghiệp vụ; cung cấp thông tin cho 03 hoạt động nghiệp vụ khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuẩn mực và thông lệ hải quan quốc tế về khung quản lý rủi ro hàm ý cho việt nam (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)