Những thay đổi về môi trƣờng hoạt động hải quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuẩn mực và thông lệ hải quan quốc tế về khung quản lý rủi ro hàm ý cho việt nam (Trang 78)

3.3.1 .Kết quả áp dụng

4.1. PHÂN TÍCH DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG KHUNG TIÊU CHUẨN

4.1.1. Những thay đổi về môi trƣờng hoạt động hải quan

Tự do hóa thƣơng mại và hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng trên mọi phƣơng diện. Các Hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) song phƣơng, đa phƣơng ký kết ngày càng nhiều, với mức độ tự do hóa ngày càng sâu, rộng, đặc biệt là các FTA thế hệ mới dỡ bỏ gần 100% hàng rào thuế quan, tạo ra sự dịch chuyển sản xuất giữa các quốc gia nhằm mục đích hƣởng ƣu đãi ở mức độ cao nhất, đồng thời lƣu thông hàng hóa giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ gia tăng nhanh chóng. Song song với việc dỡ bỏ phần lớn hàng rào thuế quan, các nƣớc tăng cƣờng bảo hộ hàng hóa sản xuất trong nƣớc bằng các hàng rào kỹ thuật. Việt Nam đã và đang hội nhập quốc tế sâu, rộng, tham gia ký kết rất nhiều các hiệp định, điều ƣớc quốc tế về tự do thƣơng mại, nhƣ: thuế quan và thƣơng mại, trị giá, hàng rào kỹ thuật thƣơng mại, cấp phép nhập khẩu, sở hữu trí tuệ, đầu tƣ, xuất xứ, nông nghiệp, kiểm dịch động thực vật, tự vệ, chống phá giá, bƣu chính, trợ cấp và biện pháp đối kháng... Các Hiệp ƣớc quốc tế đa phƣơng về hàng không dân dụng, tạo thuận lợi giao thông hàng hải, buôn bán động vật hoang dã, mua bán hàng hóa quốc tế, kiểm soát vận chuyển qua biên giới phế thải nguy hiểm…; ƣu đãi thuế quan trong khu vực ASEAN cho khu vực mậu dịch tự do, hợp tác công nghiệp, hải quan, tạo thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh, hợp tác cửa khẩu, hợp tác tiểu vùng sông mê công, hiệp định khung về các ngành ƣu tiên... Các điều ƣớc quốc tế song phƣơng giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới chủ yếu là về hiệp định kinh tế thƣơng mại, hiệp định và nghị định thƣ về hải quan, thỏa thuận về hợp tác biên giới, bản ghi nhớ cấp Chính phủ, cụ thể: Các Hiệp định tạo thuận lợi thƣơng mại (FTA): Đã ký kết 12 Hiệp định FTA và đang đàm phán một số Hiệp định FTA mới nhƣ EU, Liên minh hải quan, với nội dung quan trọng là mở cửa thị trƣờng hàng hóa thông qua thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan.

Trƣớc tình hình đó, chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 của Đảng xác định rõ định hƣớng phát triển thƣơng mại hội nhập cùng thế giới đến năm 2020 khai thác có hiệu quả các thị trƣờng có hiệp định mậu dịch tự do và thị trƣờng tiềm năng, tăng nhanh xuất khẩu, giảm nhập khẩu cả về quy mô và tỷ trọng, phấn đấu cân bằng xuất khẩu. Nhƣ vậy, vấn đề đảm bảo an ninh, chống gian lận thƣơng mại, chống hàng giả, hàng nhái trong hoạt động XNK và các hoạt động tạo thuận lợi thƣơng mại…sẽ tác động ngày càng mạnh mẽ đến hoạt động của CQHQ.

Bối cảnh quốc tế, tình hình trong nƣớc đã tác động trực tiếp và đặt ra các yêu cầu cải cách, hiện đại hóa cho CQHQ, để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, góp phần tạo thuận lợi thƣơng mại, thu hút đầu tƣ, bảo vệ an ninh, an toàn xã hội, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc công tác cải cách, phát triển hiện đại hóa ngành phải đƣợc thực hiện đồng bộ, quyết liệt trong giai đoạn tới và những năm tiếp theo.

4.1.2. Những thay đổi về nhiệm vụ và định hướng hoạt động của ngành hải quan

Giai đoạn từ nay đến năm 2020, xu thế và bối cảnh trong quốc tế, trong nƣớc trên đây sẽ có tác động và đặt ra nhiều yêu cầu ảnh hƣởng đến nhiệm vụ của CQHQ, cụ thể: - Trong giai đoạn tới sự dịch chuyển trọng tâm của các nƣớc lớn, phát triển năng động của khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng, việc hình thành cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015 cùng với yêu cầu phải nỗ lực triển khai thực hiện có hiệu quả các cam kết về tạo thuận lợi cho thƣơng mại, đảm bảo tuân thủ pháp luật trong bối cảnh các thỏa thuận thƣơng mại tự do nhƣ TFA(WTO), Các FTA: ATIGA, ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Hàn Quốc, ASEAN - Nhật Bản, ASEAN - Ấn Độ, ASEAN - Australia và New Zealand, cũng nhƣ các thỏa thuận FTA thế hệ mới TPP, EVFTA, EFTA, RCEP, VCUFTA…với hàng loạt các bộ quy tắc xuất xứ hàng hóa khác nhau, các quy định thực thi hiệp định khác nhau và lộ trình cắt giảm thuế và mở cửa thị trƣờng nhanh và rộng lớn.

- Yêu cầu về tạo thuận lợi thƣơng mại đồng thời phải đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, minh bạch trong thực thi pháp Luật Hải quan từ đó đòi hỏi phải tiếp tục có những nghiên cứu, điều chỉnh và ngày càng hoàn thiện hệ thống thể chế quản lý nhà nƣớc Hải quan tạo hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động quản lý đồng thời là cơ sở để cải cách thủ tục hành chính.

- Yêu cầu đồng bộ với các chính sách và chƣơng trình thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ đã và đang đƣợc thực thi nhƣ: Đảm bảo nguồn thu, cải cách thủ tục cải cách hành chính, tăng cƣờng tính cạnh tranh của nền kinh tế, đảm bảo ổn định và phát triển vững chắc kinh tế vĩ mô.

- Yêu cầu xử lý khối lƣợng công việc ngày càng gia tăng trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng, giao thƣơng thƣơng mại quốc tế ngày càng tăng, với những thay đổi ngày càng nhanh và khó lƣờng đồng thời với áp lực phải tinh giản biên chế của Chính phủ đòi hỏi mạnh mẽ việctăng cƣờng hiện đại hóa phƣơng pháp quản lý, cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng quản lý, sử dụng nguồn nhân lực của ngành.

- Yên cầu về chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo môi trƣờng bình đẳng, công bằng cho hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp làm ăn chân chính.

- Yêu cầu về bảo vệ ngƣời dân trƣớc các mối đe dọa về thực phẩm, dƣợc phẩm, hàng tiêu dùng không an toàn, hàng giả hàng nhái, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và việc bảo vệ môi trƣờng.

Với các yêu cầu và tác động nêu trên, HQVN cần phải tiếp tục triển khai các chƣơng trình, kế hoạch cải cách, hiện đại hóa Hải quan phù hợp với khuyến nghị về xây dựng Hải quan hiện đại của WCO và xu hƣớng phát triển của Hải quan các nƣớc tiên tiến trên thế giới theo hƣớng:

+ Nỗ lực triển khai thực hiện có hiệu quả các cam kết về tạo thuận lợi cho thƣơng mại, đảm bảo tuân thủ pháp luật trong bối cảnh các thỏa thuận thƣơng mại tự do đƣợc liên tục ký kết; tiếp tục và chủ động trong việc kết nối cơ chế một cửa ASEAN, đẩy mạnh và xây dựng thành công cơ chế một cửa quốc gia. Tăng cƣờng thực thi các biện pháp kiểm soát hàng hóa XNK bằng các hàng rào kỹ thuật, nhằm đảm bảo an ninh an toàn hàng hóa, chống gian lận thƣơng mại, đảm bảo ƣu đãi thuế đúng đối tƣợng.

+ Tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính, đơn giản hóa quy trình thủ tục trong giải quyết công việc cho Tổ chức, Doanh nghiệp; nghiên cứu, áp dụng nguyên tắc QLRR /quản lý tuân thủ đồng bộ, toàn diện trong các khâu nghiệp vụ của ngành; kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lƣợng cán bộ, công chức; ứng dụng mạnh

mẽ công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nƣớc của Ngành và cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở các mức độ cao hơn (mức độ 4), đầu tƣ trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại, công nghệ mới, hƣớng tới mô hình điện tử trong suốt trong giao dịch của cơ quan quản lý với ngƣời dân, tổ chức, doanh nghiệp,…

+ Tổ chức thực thi pháp Luật Hải quan hiệu lực, hiệu quả, minh bạch; Phối kết hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng quản lý XNK, đảm bảo nâng cao hiệu quả thực thi và quản lý hải quan, đáp ứng yêu cầu quản lý hiệu quả an ninh biên giới, cửa khẩu, kiểm soát biên giới.

Theo Chiến lƣợc phát triển Hải quan đến năm 2020, mục tiêu tổng quát đến năm 2020 là: Xây dựng HQVN hiện đại, có cơ chế, chính sách đầy đủ, minh bạch, TTHQ đơn giản, hài hoà đạt chuẩn mực quốc tế, trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu tập trung và áp dụng rộng rãi phƣơng thức QLRR, đạt trình độ tƣơng đƣơng với các nƣớc tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á. Xây dựng lực lƣợng Hải quan đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu có trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả góp phần tạo thuận lợi cho các hoạt động thƣơng mại hợp pháp, phát triển du lịch, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nƣớc, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Cụ thể hóa mục tiêu chiến lƣợc trên, mục tiêu của giai đoạn 2016 - 2020 là: Xây dựng HQVN trở thành CQHQ điện tử hiện đại, triển khai hiệu quả, hiệu lực các cơ chế, chính sách quản lý nhà nƣớc về hải quan, trở thành cơ quan quản lý nhà nƣớc đi đầu trong cung cấp dịch vụ công, đẩy mạnh mối quan hệ đối tác trong và ngoài nƣớc, tạo thuận lợi cho các đối tác trong thực hiện TTHQ. Xây dựng lực lƣợng Hải quan chuyên nghiệp, chuyên sâu, liêm chính, đƣợc trang bị và làm chủ các trang thiết bị công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập của đất nƣớc. Theo đó:

+ Cơ chế, chính sách quản lý hải quan đầy đủ, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế. Thủ tục, quy trình nghiệp vụ hải quan đƣợc quy định đơn giản, rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện. Rút ngắn thời gian giải phóng hàng và giảm chi phí làm TTHQ.

+ Đẩy mạnh áp dụng cơ chế tuân thủ tự nguyện trên cơ sở QLRR kết hợp với tăng cƣờng kiểm tra, giám sát, kiểm soát phòng ngừa nguy cơ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng cấm và các gian lận thƣơng mại; tích cực triển khai các nội dung chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí. Phát huy hiệu quả công tác thiết lập và triển khai quan hệ đối tác giữa CQHQ với cộng đồng doanh nghiệp và các bên liên quan trong thực hiện quản lý nhà nƣớc về hải quan.

+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện TTHQ, hƣớng đến môi trƣờng Hải quan điện tử phi giấy tờ, đƣợc thực hiện mọi nơi, mọi lúc, mọi phƣơng tiện. Đẩy mạnh việc trang bị và nâng cao hiệu quả sử dụng các trang thiết bị công nghệ hiện đại trong công tác kiểm tra, giám sát tại các địa bàn trọng điểm.

+ Tổ chức bộ máy Hải quan đƣợc cơ cấu gọn nhẹ, giảm đầu mối trung gian, thiết kế phù hợp với yêu cầu hiện đại và nhu cầu quản lý của từng địa bàn.

+ Phát triển đội ngũ công chức hải quan tinh nhuệ, có trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu, làm chủ đƣợc công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, hoạt động liêm chính, đƣợc tổ chức, quản lý một cách khoa học, gắn nhu cầu thực tiến của vị trí công tác với năng lực từng cá nhân.

+ Việc quản lý, điều hành, quản trị các hoạt động nội bộ đƣợc thực hiện trên môi trƣờng điện tử, ứng dụng công nghệ quản lý hiện đại, đảm bảo quản trị, giám sát, đánh giá đƣợc hiệu quả hoạt động của các lĩnh vực nghiệp vụ và công chức.

4.1.3. Những rủi ro chủ yếu trong giai đoạn từ nay đến năm 2020

Qua nghiên cứu thực trạng tình hình vi phạm xảy ra trong lĩnh vực hải quan, những biến đổi trong môi trƣờng hoạt động hải quan, cùng với những yếu tố tác động liên quan, luận văn dự báo về tình hình, xu hƣớng rủi ro xảy ra trên địa bàn trong thời gian tới nhƣ sau:

Một là, việc chậm phát triển ngành đại lý khai Hải quan cùng với sự hạn chế

về năng lực tự tuân thủ của một bộ phận lớn doanh nghiệp hiện nay đƣợc đánh giá là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những vi phạm về khai báo và làm TTHQ. Tình trạng trên sẽ còn diễn ra trong những năm tới với một phận không nhỏ doanh nghiệp trên địa bàn.

Hai là, tình hình gian lận thuế đƣợc đánh giá và dự báo là rủi ro nghiêm trọng phổ biến trong giai đoạn hiện nay và còn tiếp tục diễn ra trong những năm tới. Kinh nghiệm của các quốc gia trong giai đoạn đầu hội nhập kinh tế quốc tế, khi mà vấn đề cạnh tranh và lợi nhuận thƣơng mại luôn đƣợc đặt ra hàng đầu, một số doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoặc một số khác kinh doanh kém phát triển, thƣờng tìm cách gian lận tiền thuế qua việc khai sai về mã hàng, khai sai về trị giá giao dịch thực tế hoặc khai sai về số lƣợng hàng hoá XNK để trốn thuế.

Ba là, gian lận xuất xứ đối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam từ các nƣớc hoặc

khu vực đƣợc áp dụng chính sách ƣu đãi hoặc ƣu đãi đặc biệt về thuế. Phƣơng thức, thủ đoạn gian lận chủ yếu đƣợc sử dụng là làm giả giấy chứng nhận xuất xứ hoặc chuyển tải hàng hoá qua nƣớc thức ba sau đó hợp thức giấy chứng nhận xuất xứ của nƣớc này.

Bốn là, những gian lận về hạn ngạch, thuế quan. Quá trình hội nhập quốc tế,

cũng hình thành nên những mối quan hệ song phƣơng hoặc đa phƣơng giữa các quốc gia sở tại với các quốc gia hoặc khu vực trên thế giới. Những quan hệ này đƣợc duy trì bằng những ƣu đãi về hạn ngạch thuế quan giữa các quốc gia hoặc khu vực với nhau. Điều này cũng tạo ra những dòng chảy hàng hoá chuyển tải, len lỏi trong việc áp dụng cơ chế này nhằm mục đích đạt đƣợc những lợi nhuận nhiều hơn. Thực trạng hiện nay cho thấy, tình trạng lợi dụng chế độ ƣu đãi về hạn ngạch thuế quan giữa Việt Nam với Mỹ và các nƣớc châu Âu để chuyển tải hàng hoá có xuất xứ từ Trung Quốc diễn ra nghiêm trọng. Tình trạng này không những làm thiệt hại cho nền kinh tế mà còn làm tổn hại đến an ninh kinh tế đối ngoại của Việt Nam. Những rủi ro này đƣợc dự báo sẽ còn diễn ra phức tạp trong những năm tới.

Năm là, gian lận trong việc lợi dụng loại hình nhập nguyên liệu gia công, sản

xuất hàng xuất khẩu. Những rủi ro chủ yếu trong lĩnh vực này bao gồm các hình thức gian lận về định mức nguyên, phụ liệu cấu thành sản phẩm. Để thực hiện gian lận này, các đối tƣợng thƣờng có các hành vi vi phạm nhƣ khai sai về định mức sản phẩm, thẩm lậu nguyên liệu hoặc sản phẩm làm ra từ nguyên liệu vào thị trƣờng nội địa,... Ngoài ra, các đối tƣợng còn lợi dụng các hình thức gia công, sản xuất hàng xuất khẩu để tráo đổi nguyên liệu, sản phẩm có giá trị khác nhau để kiếm lời hoặc nhập khẩu một số loại hàng hoá thuộc diện cấm hoặc hạn chế nhập khẩu.

Sáu là, những gian lận đến từ việc lợi dụng cơ chế chính sách ƣu đãi miễn, giảm thuế đối với một số loại hình XNK nhƣ: tạm nhập tái xuất, gia công, đầu tƣ nƣớc ngoài, kinh doanh cửa hàng miễn thuế... Đây là những lĩnh vực đƣợc Nhà nƣớc Việt Nam ƣu đãi miễn giảm thuế; các đối tƣợng đã lợi dụng hình thức này để nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam; sau đó hàng hoá thƣờng bằng cách này hay cách khác đƣợc sử dụng sai với mục đích ban đầu.

Bảy là,XNK hàng hoá vi phạm về môi trƣờng, sức khỏe cộng đồng. Thời gian

qua tình hình vi phạm liên quan đến nhập khẩu phế liệu, rác thải công nghiệp, chất làm suy giảm tầng ozone, động vật, thực vật thuộc danh mục quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng... diễn ra tƣơng đối nghiêm trọng.

Tám là, gian lận trong việc XNK hàng giả và vi phạm sở hữu trí tuệ. Những

năm qua, ngành hải quan đã có nhiều chƣơng trình, kế hoạch triển khai chống hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuẩn mực và thông lệ hải quan quốc tế về khung quản lý rủi ro hàm ý cho việt nam (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)