Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuẩn mực và thông lệ hải quan quốc tế về khung quản lý rủi ro hàm ý cho việt nam (Trang 74 - 78)

3.3.1 .Kết quả áp dụng

3.3.3. Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả nêu trên, công tác QLRR còn tồn tại những hạn chế, yếu kém có liên quan đến các yếu tố cấu thành Khung tiêu chuẩn QLRR, cụ thể nhƣ sau:

Thứ nhất, nhận thức về QLRR trong đội ngũ cán bộ, công chức hải quan mặc

dù đã có chuyển biến tích cực, nhƣng chƣa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ công tác QLRR hiện nay, cụ thể:

+ Trang bị kiến thức về QLRR chƣa đồng đều; dẫn đến còn có nhiều cách hiểu và quan điểm khác nhau trong xây dựng và triển khai thực hiện công tác QLRR;

+ Nguyên lý, chính sách về QLRR chƣa thâm nhập sâu vào trong cán bộ, công chức hải quan; đặc biệt là số lãnh đạo, chuyên gia thuộc các lĩnh vực nghiệp vụ. Điều này dẫn đến khi xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch, văn bản hoặc tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ hải quan chƣa gắn với các nguyên lý, chính sách về QLRR;

+ Cách tiếp cận về QLRR trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức hải quan, thậm chí là cán bộ, công chức chuyên trách QLRR còn có sự sai lệch; không hiểu biết đầy đủ về nhiệm vụ QLRR, thậm chí có sự nhầm lẫn giữa QLRR với các hoạt động nghiệp vụ hải quan. Điều dẫn đến sự chồng chéo, kém hiệu quả trong công tác quản lý hải quan.

Thứ hai, khung pháp lý về QLRR chƣa thực sự đồng bộ, thống nhất; còn nhiều điểm chồng lẫn hoặc thiếu các quy phạm cho việc tổ chức thực hiện, cụ thể nhƣ:

- Quy định về thu thập, trao đổi, cung cấp thông tin trƣớc về hành khách XNC chƣa đầy đủ; chƣa đủ hiệu lực để khiến các doanh nghiệp, đơn vị vận tải phải cung cấp thông tin. Đặc biệt chƣa có quy định phải cung cấp thông tin hành khách xuất cảnh trƣớc khi rời điểm xuất phát;

- Thiếu các quy định pháp lý cụ thể về đánh giá tuân thủ doanh nghiệp; chính sách áp dụng đối với doanh nghiệp tuân thủ và không tuân thủ;

- Sự không phù hợp của các văn bản pháp luật quản lý chuyên ngành trong bối cảnh ngành hải quan áp dụng QLRR …

Thứ ba, việc trao quyền và trách nhiệm cũng nhƣ cơ cấu tổ chức bộ máy thực

hiện công tác QLRR chƣa phù hợp, chƣa tƣơng xứng với đòi hỏi đối với công tác QLRR trong quản lý hải quan hiện nay.

- Mặc dù đã có Cục Quản lý rủi ro và đơn vị chuyên trách QLRR tại cấp Cục Hải quan, nhƣng theo đánh giá cho thấy, nhiệm vụ QLRR còn bị phân tán ở các đơn vị nhƣ Cục Thuế XNK, Cục KTSTQ …

- Công tác thu thập, xử lý thông tin chƣa đƣợc tập trung hóa về đầu mối để đảm bảo việc xây dựng, quản lý và điều phối tập trung thống nhất;

- Nhiệm vụ QLRR tại cấp Cục Hải quan đang đƣợc xác định là quan trọng, nhƣng cho đến hiện nay, có 10 Cục Hải quan có Phòng QLRR, các Cục Hải quan khác nhiệm vụ này đƣợc giao cho Phòng nghiệp vụ, dẫn đến bị phân tán và thiếu sự quan tâm trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ.

- Việc sắp xếp nhân sự cho đơn vị QLRR tại các cấp chƣa phù hợp. QLRR là nhiệm vụ khó, đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về một số lĩnh vực và khả năng tổng hợp về nhiều lĩnh vực nghiệp vụ; nhƣng thực tế hiện nay, số cán bộ, công chức đƣợc sắp xếp về các đơn vị này hầu nhƣ là mới vào ngành hoặc chuẩn bị nghỉ hƣu hoặc để ngồi chờ để chuẩn bị luân chuyển đi đơn vị khác. Điều này ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng và khả năng duy trì thƣờng xuyên công tác QLRR.

Thứ tư, chất lƣợng, hiệu lực, hiệu quả công tác QLRR còn thấp, chƣa ngang

- Việc tổ chức thực hiện công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan và QLRR còn hạn chế về phạm vi, mức độ chuyên sâu về nghiệp vụ; một số tiêu chuẩn và khuyến nghị của Hải quan thế giới về trao đổi, cung cấp thông tin và QLRR chƣa đƣợc triển khai thực hiện đầy đủ.

- Cơ chế trao đổi, cung cấp thông tin trong phạm vi ngành, cũng nhƣ giữa ngành hải quan với các cơ quan, đơn vị liên quan chƣa đƣợc định hình một cách đầy đủ, còn nhiều hạn chế, bất cập gây khó khăn cho việc thu thập, trao đổi thông tin. Tại một số cấp, đơn vị còn hiện tƣợng cục bộ, cát cứ thông tin.

- Việc triển khai thực hiện các công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan và QLRR còn mang tính hình thức, chất lƣợng, hiệu quả đánh giá rủi ro cònhạn chế.

- Công tác nghiên cứu, phân tích rủi ro còn yếu, năng lực dự báo thấp. Các sản phẩm thông tin tình báo còn nghèo nàn, chƣa thiết thực với công tác nghiệp vụ hải quan.

- Hệ thống thông tin, dữ liệu còn hạn chế, kém về chất lƣợng. Điều này làm hạn chế rất lớn đến quá trình xử lý dữ liệu điện tử và đánh giá rủi ro.

- Hiệu lực, hiệu quả trong điều hành công tác QLRR giữa các cấp, đơn vị hải quan còn hạn chế. Còn tồn tại kẽ hở trong quản lý dễ bị lợi dụng (đặc biệt là việc lợi dụng luồng xanh) để buôn lậu, trốn thuế, gian lận thƣơng mại.

- Chất lƣợng phân luồng và thực hiện quyết định kiểm tra còn hạn chế, tỷ lệ phát hiện vi phạm trong kiểm tra thực tế hàng hóa còn thấp, Khoảng 1%.

Thứ năm, công tác phối hợp thực hiện QLRR giữa các đơn vị trong ngành và

giữa ngành hải quan với các đơn vị ngoài ngành còn hạn chế, hiệu quả thấp; chƣa hình thành cơ chế phối hợp thƣờng xuyên trao việc trao đổi, cung cấp thông tin và phối hợp thực hiện các nhiệm vụ QLRR.

Thứ sáu, khả năng tự động hóa trong hoạt động phân tích, đánh giá rủi ro trên

cơ sở ứng công nghệ thông tin còn thấp; thiếu và khó khăn trong việc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu trong phân tích, đánh giá rủi ro. Hệ thống còn thiếu các công cụ cho việc phân tích, đánh giá rủi ro cũng nhƣ việc áp dụng QLRR trong các hoạt động nghiệp vụ hải quan.

Phân tích ở trên đã chỉ ra những hạn chế chủ yếu trong công tác QLRR liên quan đến các yếu tố cấu thành Khung tiêu chuẩn QLRR. Qua nghiên cứu thấy rằng

sự tồn tại của những hạn chế nêu trên là do cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan trong quá trình triển khai thực hiện.

Thứ nhất, QLRR là hoạt động mới đƣợc nghiên cứu áp dụng vào Việt Nam

nên việc tiếp cận của ngành hải quan còn hạn chế; đặc biệt một số cấu phần của QLRR mới đƣợc nghiên cứu triển khai, trong đó có những cấu phần còn đang trong quá trình chạy thử nghiệm, nên việc triển khai còn thiếu bài bản; cán bộ, công chức thực hiện còn thiếu kiến thức, kinh nghiệm về hoạt động này.

Thứ hai, thời gian qua, công tác QLRR còn chƣa đƣợc sự quan tâm đúng mức

tại các cấp, đơn vị hải quan. Việc nhận thức về công tác này còn đơn giản, chƣa thấy hết đƣợc tầm quan trọng cũng nhƣ vai trò, vị trí của nó trong QLRR. Do vậy, việc bố trí cán bộ, công chức nghiên cứu, xây dựng, triển khai thực hiện chƣa đƣợc trú trọng. Việc triển khai tại một số đơn vị còn mang tính hình thức, chƣa quan tâm đến nội dung và chất lƣợng của công tác này.

Thứ ba, công tác chỉ đạo điều hành về QLRR còn thiếu tính thống nhất tại các

cấp đơn vị hải quan, thiếu sự kiểm tra, đôn đốc, chấn chỉnh xử lý đối với các đơn vị, cá nhân vi phạm hoặc thực hiện chƣa đúng, chƣa đầy đủ, kịp thời các quy trình, quy định của Bộ Tài chính và ngành hải quan.

Thứ tư, thông tin phục vụ cho công tác QLRR chƣa đƣợc cung cấp đầy đủ, kịp

thời. Qua khảo sát thực tế cho thấy, thông tin trên các hệ thống còn tản mát. Cơ chế trao đổi, cung cấp thông tin với các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc các Bộ, ngành đã đƣợc triển khai nhƣng chƣa thực sự hiệu quả. Điều này dẫn đến hầu hết các thông tin vi phạm, thông tin về hoạt động của doanh nghiệp chƣa đƣợc thu thập, cập nhật hệ thống.

Thứ năm, việc phân công, phân nhiệm QLRR đối với đơn vị hải quan các

cấpchƣa thực sự phù hợp, còn tình trạng cục bộ, cát cứ, thiếu tính hợp tác trong thực hiện nhiệm vụ QLRR.

Thứ sáu, việc xây dựng và ứng dụng các công cụ công nghệ thông tin chƣa

đầy đủ, kịp thời. Hiện nay trên các hệ thống thông tin mới chỉ có các chức năng tra cứu, kết xuất dữ liệu, báo cáo, trong khi còn thiếu các chức năng nhƣ: kho dữ liệu, công cụ phân tích, báo cáo thông tin về rủi ro; thiếu các phần mềm phục vụ đánh giá rủi ro, phân luồng, theo dõi, đánh giá tuân thủ doanh nghiệp....

CHƢƠNG 4. KHUNG TIÊU CHUẨN QUẢN LÝ RỦI RO VÀ KIẾN NGHỊGIẢI PHÁP, LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuẩn mực và thông lệ hải quan quốc tế về khung quản lý rủi ro hàm ý cho việt nam (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)