Những rủi ro chủ yếu trong giai đoạn từ nay đến năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuẩn mực và thông lệ hải quan quốc tế về khung quản lý rủi ro hàm ý cho việt nam (Trang 82 - 87)

3.3.1 .Kết quả áp dụng

4.1. PHÂN TÍCH DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG KHUNG TIÊU CHUẨN

4.1.3. Những rủi ro chủ yếu trong giai đoạn từ nay đến năm 2020

Qua nghiên cứu thực trạng tình hình vi phạm xảy ra trong lĩnh vực hải quan, những biến đổi trong môi trƣờng hoạt động hải quan, cùng với những yếu tố tác động liên quan, luận văn dự báo về tình hình, xu hƣớng rủi ro xảy ra trên địa bàn trong thời gian tới nhƣ sau:

Một là, việc chậm phát triển ngành đại lý khai Hải quan cùng với sự hạn chế

về năng lực tự tuân thủ của một bộ phận lớn doanh nghiệp hiện nay đƣợc đánh giá là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những vi phạm về khai báo và làm TTHQ. Tình trạng trên sẽ còn diễn ra trong những năm tới với một phận không nhỏ doanh nghiệp trên địa bàn.

Hai là, tình hình gian lận thuế đƣợc đánh giá và dự báo là rủi ro nghiêm trọng phổ biến trong giai đoạn hiện nay và còn tiếp tục diễn ra trong những năm tới. Kinh nghiệm của các quốc gia trong giai đoạn đầu hội nhập kinh tế quốc tế, khi mà vấn đề cạnh tranh và lợi nhuận thƣơng mại luôn đƣợc đặt ra hàng đầu, một số doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoặc một số khác kinh doanh kém phát triển, thƣờng tìm cách gian lận tiền thuế qua việc khai sai về mã hàng, khai sai về trị giá giao dịch thực tế hoặc khai sai về số lƣợng hàng hoá XNK để trốn thuế.

Ba là, gian lận xuất xứ đối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam từ các nƣớc hoặc

khu vực đƣợc áp dụng chính sách ƣu đãi hoặc ƣu đãi đặc biệt về thuế. Phƣơng thức, thủ đoạn gian lận chủ yếu đƣợc sử dụng là làm giả giấy chứng nhận xuất xứ hoặc chuyển tải hàng hoá qua nƣớc thức ba sau đó hợp thức giấy chứng nhận xuất xứ của nƣớc này.

Bốn là, những gian lận về hạn ngạch, thuế quan. Quá trình hội nhập quốc tế,

cũng hình thành nên những mối quan hệ song phƣơng hoặc đa phƣơng giữa các quốc gia sở tại với các quốc gia hoặc khu vực trên thế giới. Những quan hệ này đƣợc duy trì bằng những ƣu đãi về hạn ngạch thuế quan giữa các quốc gia hoặc khu vực với nhau. Điều này cũng tạo ra những dòng chảy hàng hoá chuyển tải, len lỏi trong việc áp dụng cơ chế này nhằm mục đích đạt đƣợc những lợi nhuận nhiều hơn. Thực trạng hiện nay cho thấy, tình trạng lợi dụng chế độ ƣu đãi về hạn ngạch thuế quan giữa Việt Nam với Mỹ và các nƣớc châu Âu để chuyển tải hàng hoá có xuất xứ từ Trung Quốc diễn ra nghiêm trọng. Tình trạng này không những làm thiệt hại cho nền kinh tế mà còn làm tổn hại đến an ninh kinh tế đối ngoại của Việt Nam. Những rủi ro này đƣợc dự báo sẽ còn diễn ra phức tạp trong những năm tới.

Năm là, gian lận trong việc lợi dụng loại hình nhập nguyên liệu gia công, sản

xuất hàng xuất khẩu. Những rủi ro chủ yếu trong lĩnh vực này bao gồm các hình thức gian lận về định mức nguyên, phụ liệu cấu thành sản phẩm. Để thực hiện gian lận này, các đối tƣợng thƣờng có các hành vi vi phạm nhƣ khai sai về định mức sản phẩm, thẩm lậu nguyên liệu hoặc sản phẩm làm ra từ nguyên liệu vào thị trƣờng nội địa,... Ngoài ra, các đối tƣợng còn lợi dụng các hình thức gia công, sản xuất hàng xuất khẩu để tráo đổi nguyên liệu, sản phẩm có giá trị khác nhau để kiếm lời hoặc nhập khẩu một số loại hàng hoá thuộc diện cấm hoặc hạn chế nhập khẩu.

Sáu là, những gian lận đến từ việc lợi dụng cơ chế chính sách ƣu đãi miễn, giảm thuế đối với một số loại hình XNK nhƣ: tạm nhập tái xuất, gia công, đầu tƣ nƣớc ngoài, kinh doanh cửa hàng miễn thuế... Đây là những lĩnh vực đƣợc Nhà nƣớc Việt Nam ƣu đãi miễn giảm thuế; các đối tƣợng đã lợi dụng hình thức này để nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam; sau đó hàng hoá thƣờng bằng cách này hay cách khác đƣợc sử dụng sai với mục đích ban đầu.

Bảy là,XNK hàng hoá vi phạm về môi trƣờng, sức khỏe cộng đồng. Thời gian

qua tình hình vi phạm liên quan đến nhập khẩu phế liệu, rác thải công nghiệp, chất làm suy giảm tầng ozone, động vật, thực vật thuộc danh mục quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng... diễn ra tƣơng đối nghiêm trọng.

Tám là, gian lận trong việc XNK hàng giả và vi phạm sở hữu trí tuệ. Những

năm qua, ngành hải quan đã có nhiều chƣơng trình, kế hoạch triển khai chống hàng giả và thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tuy vậy, hiệu quả của công tác này vẫn còn hạn chế và đôi khi chính những vi phạm trong lĩnh vực này cũng chƣa thực sự đƣợc coi trọng. Tuy vậy, thời gian tới, khi nền kinh tế nƣớc ta ngày càng hội nhập thì vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả ngày càng đƣợc quan tâm và đi cùng với nó thì những gian lận trong lĩnh vực này sẽ có xu hƣớng ngày càng gia tăng.

Chín là, rủi ro liên quan đến hoạt động khủng bố và tẩy rửa tiền. Quá trình hội

nhập, toàn cầu hoá đã mở ra các hoạt động, các tổ chức kinh tế thƣơng mại liên quốc gia, đây chính là “mảnh đất” làm nảy sinh các tổ chức buôn lậu xuyên quốc gia, các hoạt động khủng bố và tẩy rửa tiền của các tổ chức tội phạm quốc tế. Vấn đề này đang ngày càng đƣợc cộng đồng quốc tế quan tâm và đã chính thức trở thành nhiệm vụ trọng tâm của CQHQ mỗi quốc gia.

Mười là, hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép chất ma tuý, đồ cổ có giá

trị văn hoá, lịch sử, động, thực vật hoang dã, kim khí quý, đá quý hoặc vận chuyển tài liệu, vật phẩm liên quan đến lĩnh vực an ninh quốc gia... diễn ra ngày càng tinh vi và phức tạp. Đây cũng là một trong những thách thức đối với công tác kiểm tra, kiểm soát của ngành hải quan không những trong những năm trƣớc mắt mà còn mang tính lâu dài.

4.1.4. Những nhiệm vụ chủ yếu của công tác quản lý rủi ro trong giai đoạn từ nay đến năm 2020

4.1.4.1. Triển khai đầy đủ các nội dung quy định của Luật Hải quan và Luật Quản lý thuế về quản lý rủi ro trong quản lý hải quan

- Triển khai nội dung quy định về thực hiện QLRR tại điểm 4 Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Điều 16 Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung năm 2014;

- Triển khai công tác thu thập, xử lý thông tin theo quy định tại Chƣơng IX Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Mục 1 ChƣơngVI Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung năm 2014, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nƣớc về Hải quan trong tiến trình hội nhập quốc tế;

- Triển khai áp dụng các biện pháp, kỹ thuật QLRR trong các lĩnh vực quản lý hải quan theo quy định của pháp Luật Hải quan và pháp luật về thuế đối với hàng hóa XNK.

- Thiết lập đầu mối và xây dựng cơ chế thống nhất việc chỉ đạo, hƣớng dẫn hoạt động kiểm tra trong ngành hải quan; cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các hoạt động nghiệp vụ trong các giai đoạn trƣớc, trong và sau thông quan.

4.1.4.2. Triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất, có hiệu quả công tác thu thập, xử lý thông tin của ngành hải quan

- Xây dựng và triển khai cơ chế trao đổi thông tin giữa ngành hải quan với các cơ quan thuộc các Bộ, ngành theo hƣớng ƣu tiên phát triển hệ thống kết nối, chia sẻ thông tin Hải quan và thông tin nghiệp vụ hải quan trên cơ sở các Thông tƣ liên tịch đã đƣợc ký giữa Bộ Tài chính với cácBộ, ngành liên quan;

- Mở rộng, nâng tầm công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan, trong đó trọng tâm vào việc phát triển các ứng dụng, nâng cao chất lƣợng phân tích và tạo ra các sản phẩm có giá trị ứng dụng cao trong hoạt động nghiệp vụ hải quan; tăng cƣờng hoạt động trao đổi thông tin với Hải quan các nƣớc, các tổ chức quốc tế;

- Phát triển các hệ thống thông tin dữ liệu tích hợp tập trung để phục vụ QLRR, chia sẻ, cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu trong thực hiện các hoạt động nghiệp vụ hải quan.

- Phân tích dự báo các xu hƣớng buôn lậu, trốn thuế, gian lận thƣơng mại; phát hiện, xử lý kịp thời các nguy cơ và các đối tƣợng vi phạm pháp luật hải quan.

4.1.4.3. Xây dựng, phát triển, hoàn thiện, nâng cao chất lượng, hiệu quả áp dụng các biện pháp kỹ thuật quản lý rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ hải quan

- Mở rộng phạm vi áp dụng QLRR để đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa hải quan

Để đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ và phù hợp với các thông lệ của quốc tế trong hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, thời gian tới, Tổng cục Hải quan cần mở rộng áp dụng QLRR trong các lĩnh vực nghiệp vụ sau đây:

+ Triển khai công tác QLRR chiến lƣợc, bao gồm: Xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch, chính sách về QLRR và đảm bảo thực thi tuân thủ; Phân tích rủi ro chiến lƣợc trong các lĩnh vực hải quan, xây dựng các chƣơng trình và kế hoạch thực hiện; Bố trí lực lƣợng để thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực này.

+ Tổ chức áp dụng kỹ thuật QLRR trong xử lý thông tin trƣớc về hàng hóa và tầu biển theo Quyết định 19/2011/QĐ - TTg ngày 23/3/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ; trong đó đơn vị QLRR cấp Tổng cục có nhiệm vụ: Xây dựng, quản lý, ứng dụng hồ sơ rủi ro về hàng hóa và tầu biển; Xây dựng, quản lý, áp dụng tiêu chí lựa chọn; bố trí lực lƣợng trực để tiếp nhận và phân tích, xác định trọng điểm để hỗ trợ việc quyết định kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa và tầu biển.

+ Triển khai kỹ thuật QLRR trong xử lý thông tin trƣớc về hành khách XNC tuyến hàng không theo Nghị định số 27/2011/NĐ - CP ngày 09/4/20011 của Chính phủ; trong đó đơn vị QLRR cấp Tổng cục có nhiệm vụ: Xây dựng, quản lý, ứng dụng hồ sơ rủi ro về hành khách; Xây dựng, quản lý, áp dụng tiêu chí rủi ro; Bố trí lực lƣợng trực để phân tích, xác định trọng điểm, hỗ trợ việc quyết định kiểm tra, giám sát đối với hành khách.

+ Triển khai áp dụng QLRR trong KTSTQ, bao gồm: Xây dựng hệ thống liên kết giữa các khâu trƣớc, trong và sau thông quan; Xây dựng, quản lý, theo dõi hồ sơ doanh nghiệp trọng điểm; Bố trí lực lƣợng trực để phân tích, theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện.

- Phát triển, hoàn thiện biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ QLRR

+ Xây dựng, hoàn thiện việc áp dụng tiêu chí QLRR trong các lĩnh vực quản lý hải quan;

+ Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả quản lý đối với hồ sơ rủi ro, hồ sơ doanh nghiệp trọng điểm để theo dõi và kiểm soát kịp thời các nguy cơ vi phạm pháp luật hải quan;

+ Tăng cƣờng năng lực phân tích, đánh giá, phân loại rủi ro, điều tiết phù hợp, có hiệu quả việc áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát Hải quan và các biện pháp nghiệp vụ khác;

+ Hoàn thiện cơ chế đánh giá tuân thủ doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ; áp dụng có hiệu quả cơ chế thực thi tuân thủ đối với doanh nghiệp hoạt động XNK;

+ Nâng cấp, phát triển các chức năng của hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan, hỗ trợ việc phân tích, phân luồng, cảnh báo rủi ro; trong đó tập trung phát triển các chức năng theo dõi, kiểm soát việc tuân thủ pháp luật trong tiến hành các TTHQ;

+ Tiếp nhận, quản lý, vận hành ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ (VCIS) giai đoạn 1 và chuẩn bị các điều kiện cho việc tiếp nhận hệ thống này giai đoạn 2;

Tóm lại, công tác QLRR của HQVN đang trong quá trình phát triển, hoàn

thiện; thời gian tới sẽ còn không ít những khó khăn, thách thức. Đặc biệt, để đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa hải quan, công tác QLRR sẽ phải giải quyết rất nhiều công việc, có những vấn đề cần đƣợc xem xét, giải quyết ở tầm chiến lƣợc, phối hợp với nhiều cấp, đơn vị ở trong và ngoài ngành hải quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuẩn mực và thông lệ hải quan quốc tế về khung quản lý rủi ro hàm ý cho việt nam (Trang 82 - 87)