Hải quan Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuẩn mực và thông lệ hải quan quốc tế về khung quản lý rủi ro hàm ý cho việt nam (Trang 29 - 33)

1.4. KINH NGHIỆM HẢI QUAN CỦA CÁC NƢỚC VỀ XÂY DỰNG VÀ ÁP

1.4.1. Hải quan Nhật Bản

CQHQ của Nhật Bản trực thuộc Bộ Tài chính; trong đó CQHQ và thuế là đơn vị Trung ƣơng và 09 Hải quan vùng đều chịu sự điều hành trực tiếp từ Bộ này. Lực lƣợng chuyên trách QLRR (OAS - Operational Analysis Staff) đƣợc đặt trong hệ thống đơn vị KTSTQ, đƣợc cơ cấu theo hai (02) cấp: Trung ƣơng và Hải quan vùng.

Tại Trung ƣơng, đơn vị QLRR (National OAS) đƣợc đặt tại Hải quan TOKYO. Đơn vị này thuộc Phòng KTSTQ - Điều tra và Tình báo (cấp trung ƣơng), thực hiện sáu (06) chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là:

(1) Quản lý hồ sơ doanh nghiệp cấp quốc gia;

(2) Thu thập, quản lý và phân tích thông tin tình báo; (3) Xây dựng, điều chỉnh hệ thống tiêu chí lựa;

(4) Điều phối và hƣớng dẫn áp dụng tiêu chí lựa chọn đối với Hải quan vùng; (5) Quản lý, ứng dụng tiêu chí lựa chọn cấp quốc gia;

(6) Phát triển, hoàn thiện và quản lý hệ thống thông tin tình báo Hải quan (CIS). Tại Hải quan vùng, đơn vị QLRR (Regional OAS) cơ cấu thuộc Phòng KTSTQ - Điều tra và Tình báo. Đơn vị này thực hiện bốn (04) có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là:

(1) Quản lý, ứng dụng tiêu chí lựa chọn cấp vùng; (2) Quản lý hồ sơ doanh nghiệp cấp vùng;

(3) Thu thập, quản lý và phân tích thông tin tình báo; (4) Vận hành, ứng dụng hệ thống thông tin tình báo (CIS).

Sơ đồ 1.3. Cơ cấu và chức năng của Hải quan Nhật Bản

Nguồn: Giáo trình đào tạo Hải quan Nhật, 2009

Hải quan Nhật Bản áp dụng QLRR theo quy trình 06 bƣớc: (1) thiết lập bối cảnh;

(2) xác định rủi ro; (3) phân tích rủi ro; (4) đánh giá rủi ro; (5) xử lý rủi ro;

(6) trao đổi thông tin và hƣớng dẫn, kiểm tra.

HẢI QUAN NHẬT BẢN TRUNG ƢƠNG HẢI QUAN VÙNG 6 CHỨC NĂNG 4 CHỨC NĂNG

Sơ đồ 1.4. Quy trình áp dụng quản lý rủi ro của Hải quan Nhật Bản

Nguồn: Giáo trình đào tạo Hải quan Nhật Bản, 2009

QLRR tập trung vào việc phân tích, đánh giá rủi ro đối với hàng hoá và doanh nghiệp; đặc biệt hƣớng đến việc đánh giá độ tin cậy của doanh nghiệp thông qua hồ sơ doanh nghiệp.

Hồ sơ doanh nghiệp gồm 160 chỉ tiêu thông tin. Trong đó, việc đánh giá rủi ro doanh nghiệp đƣợc dựa trên 28 tiêu chí. Kết quả đánh giá doanh nghiệp đƣợc xếp loại theo sáu (06) mức độ khác nhau:

Mức 1. Doanh nghiệp tin cậy;

Mức 2. Doanh nghiệp tƣơng đối tin cậy;

Mức 3. Doanh nghiệp có mức độ tin cậy chấp nhận đƣợc; Mức 4. Doanh nghiệp cần lƣu tâm;

Mức 5. Doanh nghiệp cần đƣợc xem xét;

Mức 6. Doanh nghiệp cần tiến hành thu thập, phân tích thông tin tình báo.

BƢỚC 1 Thiết lập bối cảnh BƢỚC 2 Xác định rủi ro BƢỚC 3 Phân tích rủi ro BƢỚC 4 Đánh giá rủi ro BƢỚC 5 Xử lý rủi ro BƢỚC 6 Trao đổi thông tin

Ngoài ra, doanh nghiệp không có đủ thông tin để đánh giá cũng đƣợc xác định là rủi ro và đƣợc xếp loại ở mức 9 (không có mức 7 và 8).

Việc đánh giá, phân loại doanh nghiệp nhằm phục vụ xác định trọng điểm, kiểm tra trong quá trình thông quan và KTSTQ. Hầu hết hàng hóa của doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan đƣợc miễn kiểm tra thực tế trong quá trình làm TTHQ.

Việc phân tích, đánh giá rủi ro đối với lô hàng (theo thông tin khai hải quan) đƣợc phân loại theo ba (03) mức:

Mức 1 (xanh) - rủi ro thấp, miễn kiểm tra và giải phóng hàng ngay; Mức 2 (vàng) - Rủi ro trung bình, kiểm tra hồ sơ;

Mức 3 (đỏ) - Rủi ro cao, kiểm tra thực tế hàng hóa.

Hải quan Nhật Bản rất quan tâm đến vai trò của công chức hải quan trong khâu làm TTHQ. Công chức đƣợc quyền thay đổi hình thức mức độ kiểm tra, có thể từ đỏ sang vàng, xanh hoặc ngƣợc lại. Việc thay đổi này đƣợc dựa trên thông tin hoặc những nghi ngờ mà công chức phát hiện trong quá trình làm TTHQ.

CQHQ đặc biệt quan tâm đến thông tin trƣớc khi hàng đến (manifest), thông tin doanh nghiệp khai báo trƣớc và thông tin chia sẻ với các cơ quan thuộc Chính phủ... CQHQ xây dựng và áp dụng hệ thống tiếp nhận, xử lý thông tin manifest (Maritime System) để kiểm soát theo dõi luồng đi của hàng hóa và để đáp ứng yêu cầu phân tích thông tin, xác định trọng điểm trƣớc khi làm TTHQ. Hệ thống này do đơn vị kiểm soát tại Hải quan vùng quản lý.

Hoạt động thông quan hàng hóa đƣợc tự động hoá trên hai (02) hệ thống: Hệ thống thông quan đƣờng biển (Sea - NACCS) và Hệ thống thông quan hàng không (Air - NACCS). Hệ thống Air - NACCS đƣợc ứng dụng lần đầu tiên (thế hệ 1) vào năm 1978, và Sea - NACCS bắt đầu hoạt động vào năm 1991. Qua nhiều lần nâng cấp, hệ thống NACCS đã kết nối đƣợc với hầu hết các hệ thống của các cơ quan khác nhƣ hệ thống kiểm dịch thực phẩm, kiểm dịch động thực vật, hệ thống thanh toán, hệ thống cấp phép XNK, v.v…, tạo thành hệ thống một cửa của Nhật Bản. Từ năm 2003, NACCS bắt đầu sử dụng Internet trong kết nối (netNACCS). Hiện nay Hải quan Nhật Bản đang sử dụng Sea - NACCS thế hệ 3 và Air - NACCS thế hệ 2. Hệ thống NACCS đƣợc quản lý, vận hành bởi Trung tâm NACCS. Thời gian đầu Trung tâm này do một cơ quan nhà nƣớc quản lý nhƣng từ tháng 10/2008, Trung tâm này đã đƣợc tƣ nhân hoá.

Ngoài CQHQ còn có các cơ quan thuộc Chính phủ và nhiều đơn vị thuộc thành phần tƣ nhân cũng tham gia vào hệ thống NACCS thông qua VAN, nhƣ: Hãng tàu; Hãng hàng không; Đại lý các hãng tàu, hãng hàng không; Doanh nghiệp, Đại lý khai thuê hải quan; Đơn vị điều hành bãi container; Ban quản lý điều hành hệ thống kho; Ngân hàng;...

Song song với hệ thống NACCS, CQHQ đã xây dựng và đƣa vào ứng dụng hệ thống thông tin tình báo hải quan (CIS). Hệ thống này do đơn vị QLRR cấp Trung ƣơng quản lý. Hệ thống CIS đƣợc tích hợp với các hệ thống khác, nhƣ: hệ thống kiểm toán, hệ thống thông tin xe hơi bị đánh cắp, hệ thống số liệu thống kê, hệ thống thông tin và tính thuế đối với bƣu phẩm nƣớc ngoài, hệ thống thông tin và tính thuế tại sân bay,... Dữ liệu rủi ro đƣợc phân tích, xử lý trên hệ thống CIS. Đơn vị QLRR thiết lập, cập nhật tiêu chí lựa chọn trên CIS. Hệ thống này đƣợc kết nối với NACCS để hỗ trợ đánh giá rủi ro đối với từng tờ khai XNK, theo cơ chế trực tuyến (on - line) và dữ liệu thực (Real - time). Khác với hệ thống NACCS, hệ thống CIS là hệ thống thông tin nghiệp vụ (tình báo) dành riêng cho cán bộ hải quan sử dụng với mức độ phân quyền khác nhau.

Trong hoạt động QLRR đối với hành khách xuất nhập cảnh (XNC) tại sân bay, Hải quan Nhật bản đã triển khai áp dụng đồng thời nhiều kỹ thuật QLRR, nhƣ: hồ sơ rủi ro về hành khách XNC; Hệ thống thông tin trƣớc về hành khách (APIS); Hệ thống thông tin và tính thuế tại sân bay (ACTIS); sử dụng kỹ thuật sinh trắc học và máy đọc MRTD. Đặc biệt, Hải quan Nhật Bản rất quan tâm đến vai trò con ngƣời trong việc trực tiếp quan sát, giám sát, phát hiện các hoạt động buôn lậu tại sân bay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuẩn mực và thông lệ hải quan quốc tế về khung quản lý rủi ro hàm ý cho việt nam (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)