Công tác áp dụngquản lý rủi ro trong thực tiễn hoạt động nghiệp vụ hả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuẩn mực và thông lệ hải quan quốc tế về khung quản lý rủi ro hàm ý cho việt nam (Trang 57 - 62)

3.2.5 .Về phạm vi, lĩnh vực áp dụngquản lý rủi ro

3.3. THỰC HIỆN KHUNG TIÊU CHUẨNQUẢN LÝ RỦI RO

3.3.1. Công tác áp dụngquản lý rủi ro trong thực tiễn hoạt động nghiệp vụ hả

KTSTQ;kiểm tra hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế đối với hàng hóaXNK; kiểm tra ngƣời XNC, hành lý của ngƣời XNC, phƣơng tiện vận tải XNC….

3.2.6. Về ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin trong quản lý rủi ro

Từ Luật Hải quan đến Nghị định, Thông tƣ và các Quyết định của Bộ Tài chính đã quy định CQHQ đƣợc phép tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để thu thập, xử lý thông tin ở trong nƣớc và nƣớc ngoài phục vụ công tác QLRR; đồng thời cũng cho phép xây dựng phát triển hệ thống thông tin Hải quan và các cơ sở dữ liệu thông tin Hải quan để phục vụ công tác QLRR vì hệ thống thông tin QLRR đƣợc sử dụng trong việc theo dõi, giám sát và đƣa ra quyết định kiểm tra, giám sát hải quan, KTSTQ và các biện pháp nghiệp vụ khácđối với hoạt động XNK, XNC.

3.3. THỰC HIỆN KHUNG TIÊU CHUẨN QUẢN LÝ RỦI RO

3.3.1. Công tác áp dụngquản lý rủi ro trong thực tiễn hoạt động nghiệp vụ hải quan quan

3.3.1.1. Tình hình rủi ro trên các tuyến, địa bàn trọng điểm

Tình hình rủi ro đƣợc phân theo tuyến, địa bàn vì theo tính chất đặc thù của mỗi vùng miền và khu vực, cụ thể:

Tuyến biên giới khu vực phía Bắc: Tiếp giáp Trung Quốc, tại các địa bàn trọng

điểm nhƣ Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Quảng Ninh, chủ yếu là rủi ro về buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua tuyến đƣờng mòn, lối mở biên giới, vi phạm chính sách quản lý chuyên ngành, buôn bán, vận chuyển trái phép ma túy... Nhóm hàng hóa rủi ro chủ yếu là pháo, đồ chơi bạo lực, thực phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, đồ điện tử, mặt hàng đông lạnh, nội tạng, hàng tiêu dùng, gia dụng, đá ốp lát, khoáng sản, ma tuý,…

Tuyến biên giới phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên: Tiếp giáp với Lào, tại

các địa bàn trọng điểm, nhƣ Điện Biên, Thanh Hóa, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Nghệ An, rủi ro chủ yếu là buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua tuyến đƣờng mòn, lối mở biên giới; buôn bán, vận chuyển trái phép ma túy và lợi dụng các chính sách ƣu

đãi, bảo hộ của nhà nƣớc đối với các Khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế - thƣơng mại để buôn lậu, trốn thuế, gian lận thuế. Nhóm hàng hóa rủi ro chủ yếu là gỗ, khoáng sản, phân bón, thiết bị máy móc đã qua sử dụng, hàng gia dụng, ma túy,…

Trên tuyến biên giới Tây Nam: Tiếp giáp với Campuchia, tại các địa bàn trọng

điểm, nhƣ: Bình Phƣớc, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Tây Ninh, rủi ro chủ yếu là buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua tuyến đƣờng mòn, lối mở biên giới và gian lận trong quản lý hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tƣ để gia công sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Nhóm hàng hóa rủi ro trọng điểm bao gồm: thuốc lá ngoại, đƣờng cát, hàng tiêu dùng, hàng nông sản, ngoại tệ, gỗ xẻ, nguyên phụ liệu gia công sản xuất xuất khẩu,…

Trên các vùng biển Đông Bắc, miền Trung và vùng biển Tây Nam, chủ yếu mua bán trái phép xăng dầu, vận chuyển trái phép hàng hóa không có chứng từ hợp pháp trên biển. Nhóm hàng hóa rủi ro trọng điểm bao gồm: xăng, dầu, than, quặng, gỗ, thuốc lá điếu,…

Tuyến đường biển, cảng biển quốc tế trọng điểm, bao gồm: Hải Phòng, TP. Hồ

Chí Minh, Đà Nẵng, rủi ro chủ yếu về vi phạm chính sách quản lý chuyên ngành; gian lận về số lƣợng, chủng loại, mục đích sử dụng hàng hóa nhập khẩu; gian lận trong hoạt động gia công sản xuất hàng hóa xuất khẩu; XNK động vật, thực vật quý hiếm; gian lận trong nhập khẩu hàng tiêu dùng với các thủ đoạn cất giấu, ngụy trang tinh vi. Nhóm hàng hóa rủi ro trọng điểm là mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, tân dƣợc, hàng bách hóa, hàng gia dụng, sản phẩm động vật hoang dã, đồ điện tử, điện lạnh, máy móc, thiết bị y tế đã qua sử dụng.

Tuyến hàng không quốc tế, tại địa bàn trọng điểm nhƣ sân bay quốc tế Tân Sơn

Nhất, Nội Bài, rủi ro chủ yếu về vi phạm quản lý chuyên ngành; XNK động vật, thực vật quý hiếm. Nhóm hàng hóa rủi ro trọng điểm gồm: vũ khí, các sản phẩm động vật hoang dã, rƣợu ngoại, thuốc lá, thực phẩm chức năng, tân dƣợc, mỹ phẩm, các loại hàng hóa có giá trị, có thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt cao và ma túy,…

Tuyến bưu chính, tại các địa bàn trọng điểm, nhƣ: các kho hàng nội địa sân bay

Tân Sơn Nhất, chuyển phát nhanh Fedex, DHL,… Trung tâm khai thác vận chuyển bƣu điện TP Hồ Chí Minh; kho hàng, nhà ga sân bay quốc tế Nội Bài, trạm trả hàng

chuyển phát nhanh, chủ yếu rủi ro về vi phạm chính sách quản lý chuyên ngành, Cites. Các đối tƣợng thƣờng lợi dụng chính sách miễn thuế về định mức hàng hoá cá nhân, quà biếu, quà tặng, hàng mẫu, chính sách đối với hàng hoá phi mậu dịch để buôn lậu, trốn thuế. Nhóm hàng hóa rủi ro trọng điểm bao gồm: tài liệu cấm, ma túy, các sản phẩm động vật hoang dã, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, hàng có giá trị cao.

Tên rủi ro Mã rủi

ro Trị giá RR1 Quản lý chuyên ngành RR2 Phế liệu RR3 CITES RR4 SHTT RR5 Số lƣợng,chủng loại, mục đích RR6 Ma túy RR7 GC SXXK RR8 Hàng tiêu dùng RR9 Hoàn thuế GTGT RR10 Hoạt động TN-TX RR11

Kho ngoại quan RR12

QCCCK RR13

Đƣờng mòn lối mở RR14

Xuất xứ RR15

Chính sách biên giới RR16

Buôn bán qua mạng RR17 Hình 3.1. Bản đồ một số rủi ro theo địa bàn

Nguồn: Báo cáo theo Kế hoạch KSRR năm 2016)

3.3.1.2. Phân tích, đánh giá theo nhóm rủi ro

Rà soát, đánh giá kết quả thống kê bắt giữ, xử lý các vụ vi phạm theo các loại rủi ro có tính chất truyền thống cho thấy tỷ trọng các vụ vi phạm bắt giữ theo từng loại nhƣ sau:

Bảng 3.1. Tỷ trọng các vụ vi phạm bắt giữ theo từng loại rủi ro

TT Loại rủi ro Tỷ lệ vi phạm/

tổng số vụ vi phạm

1 Buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua tuyến đƣờng mòn, lối mở biên giới

chiếm 46,6%

2 Gian lận về số lƣợng, chủng loại, mục đích sử dụng của hàng hoá nhập khẩu

chiếm18,65%

3 Vi phạm chính sách quản lý chuyên ngành chiếm 9,58% 4 Gian lận trong quản lý hàng hoá nhập khẩu là nguyên

liệu, vật tƣ để gia công sản xuất hàng hoá xuất khẩu

chiếm 9,49%

5 Gian lận về trị giá chiếm 5,89%

6 Buôn bán vận chuyển ma tuý qua biên giới chiếm 3,44% 7 Gian lận trong hoạt động TN - TX chiếm 2,21%

8 Gian lận về xuất xứ chiếm 1,06%

9 Gian lận trong thực hiện chính sách buôn bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới

chiếm 0,68%

10 XNK động vật, thực vật thuộc danh mục quý hiếm chiếm 0,55% 11 Hàng giả, hàng hóa vi phạm quyền SHTT chiếm 0,42%

12 Hàng hóa vi phạm môi trƣờng chiếm 0,42%

13 Gian lận trong hoàn thuế GTGT chiếm 0,38%

14 Hàng tiêu dùng chiếm 0,29%

15 Gian lận qua kho ngoại quan chiếm 0,17%

16 Gian lận qua quá cảnh,chuyển cửa khẩu chiếm 0, 17% 17 Buôn lậu, gian lận qua mua bán qua mạng chiếm 0%

Ngoài ra, theo kết quả phân tích, đánh giá rủi ro cho thấy, thời gian qua xuất hiện một số loại rủi ro mới nhƣ sau:

- Lợi dụng chính sách hoàn thuế GTGT cho khách nƣớc ngoài mua hàng tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh, các đối tƣợng đã XNC nhiều lần và quay vòng hàng hóa có trị giá lớn để hợp thức, chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nƣớc;

- Lợi dụng hoạt động XNK hàng hóa là nguyên liệu, vật tƣ để gia công, sản xuất hàng xuất khẩu hoặc xuất khẩu sản phẩm sau khi gia công, sản xuất để cất giấu hàng hóa hàng hóa cấm XNK, hàng có thuế xuất cao, hàng XNK có điều kiện hoặc khai báo sai chủng loại hàng hóa;

- Lợi dụng hoạt động tạm nhập - tái xuất, từ chối nhập hàng hoặc hàng hóa vô chủ để nhập khẩu phế liệu, phế thải vào Việt Nam;

- Lợi dụng hoạt động tạm xuất - tái nhập để xuất lậu quặng trong nƣớc dƣới hình thức xuất để thuê nƣớc ngoài gia công sau đó nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng để trốn thuế; - Doanh nghiệp lợi dụng chính sách về thuế, khai sai đối tƣợng miễn thuế, khai sai đối tƣợng miễn thuế, khai sai đối tƣợng không chịu thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuẩn mực và thông lệ hải quan quốc tế về khung quản lý rủi ro hàm ý cho việt nam (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)