Công nghệ thông tin phục vụ quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuẩn mực và thông lệ hải quan quốc tế về khung quản lý rủi ro hàm ý cho việt nam (Trang 101 - 107)

3.3.1 .Kết quả áp dụng

4.3. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH TRONG KHUNG TIÊU CHUẨNQUẢN LÝ

4.3.5. Công nghệ thông tin phục vụ quản lý rủi ro

Thứ nhất, xây dựng, chuẩn hoá hệ thống thông tin, dữ liệu hải quan:

- Thực tế công tác QLRR cho thấy, để việc phân tích, đánh giá rủi ro đƣợc tốt, trƣớc hết phải có hệ thống thông tin tốt. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà cơ chế trao đổi, chia sẻ thông tin với các Bộ, ngành và các tổ chức cá nhân liên quan còn gặp nhiều khó khăn (do thiếu cơ chế hoặc chƣa đồng bộ về dữ liệu và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin), thì việc hoàn thiện hệ thống thông tin trong ngành là hết sức quan trọng. Hiện nay, ngành hải quan đang quản lý và sử dụng 18 hệ thống thông tin, dữ liệu. Thực trạng nhiều thông tin, dữ liệu trên các hệ thống này chƣa đầy đủ, chƣa đƣợc chuẩn hoá; trong khi nhiều miền dữ liệu đang có sự chồng lấn. Việc cập nhật thông tin do nhiều khâu nghiệp vụ thực hiện, thiếu sự thống nhất, nhiều dữ liệu phải nhập nhiều lần do các

yêu cầu khác nhau, dẫn đến vừa thiếu vừa lãng phí nguồn lực, chất lƣợng, hiệu quả thấp. Các hệ thống này do một số đơn vị theo chức năng nhiệm vụ chuyên môn quản lý, xây dựng, dẫn đến thiếu cách tiếp cận thống nhất và chia cắt thông tin. Những hạn chế trên đang đặt ra yêu cầu cấp thiết cho việc xây dựng, quản lý, sử dụng một hệ thống thông tin, dữ liệu đầy đủ, đƣợc chuẩn hoá trong toàn ngành. Để đảm bảo việc xây dựng hệ thống thông tin đƣợc thống nhất, kiến nghị Tổng cục Hải quan giao nhiệm vụ cho Cục Quản lý rủi ro là đơn vị chủ trì, phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan và các Cục nghiệp vụ liên quan nghiên cứu, đề xuất phƣơng án xây dựng hệ thống thông tin chung của ngành hải quan (Trung tâm dữ liệu hải quan).

- Trên cơ sở quy định của pháp luật và quy chế phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin giữa Bộ Tài chính với các Bộ, ngành, Tổng cục Hải quan cần sớm xúc tiến việc triển khai xây dựng phần mềm trao đổi thông tin các cơ quan chức năng thuộc Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan, nhƣ: Tổng cục thuế, Ngân hàng, Kho bạc,... và chia sẻ thông tin với các đơn vị chức năng tại cửa khẩu, nhƣ: Biên phòng, Hàng không, cảng vụ,... và các tổ chức, cá nhân liên quan, nhƣ: hãng đại lý vận tải biển, Công ty chuyển phát nhanh,... Về lâu dài, cần chuẩn bị cho việc xây dựng hệ thống chia sẻ thông tin với các Bộ, ngành có liên quan khác, nhƣ: Bộ Công thƣơng, Bộ Công an, Tòa án,... kết nối, trao đổi thông tin giữa HQVN với Hải quan các nƣớc và các tổ chức thực thi pháp luật quốc tế.

- Xây dựng, phát triển các hệ thống thông tin hành khách xuất, nhập cảnh và hệ thống thông tin đối tác nƣớc ngoài để phục vụ tích hợp dữ liệu hồ sơ doanh nghiệp và tham khảo chéo các thông tin liên quan.

Thứ hai, xây dựng, nâng cấp hệ thống thông tin ngƣời XNK đáp ứng yêu cầu

đánh giá tuân thủ, xếp hạng rủi ro đối với doanh nghiệp hoạt động XNK.

- Thời gian qua ngành hải quan đã xây dựng, quản lý hệ thống thông tin doanh nghiệp XNK, tuy vậy thông tin trên hệ thống này còn khá thô sơ, chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu khai thác sử dụng trong các hoạt động nghiệp vụ hải quan. Mặt khác, thông tin doanh nghiệp đƣợc quản lý phân tán trên các hệ thống thông tin của ngành hải quan. Tình trạng trên vừa tạo ra sự chồng chéo, vừa làm phân tán thông tin về doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả hoạt động này, tác giả kiến nghị nhƣ sau:

- Xây dựng, phát triển hệ thống thông tin về ngƣời XNK tập trung thống nhất trong toàn ngành. Hệ thống này do Cục Quản lý rủi ro chịu trách nhiệm quản lý tập trung tại Tổng cục, các cấp đơn vị, nghiệp vụ có trách nhiệm thu thập, cập nhật thông tin trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực chuyên môn. Thực hiện giải pháp này sẽ hình thành một hệ thống thông tin ngƣời XNK tích hợp tập trung với mạng lƣới các đơn vị hải quan tại các cấp thực hiện việc thu thập, cập nhật thông tin để làm đầy đủ và có giá trị các thông tin về doanh nghiệp.

- Hệ thống thông tin ngƣời XNK sẽ quản lý đầy đủ các thông tin liên quan đến các đối tƣợng tham gia vào hoạt động XNK, nhƣ: doanh nghiệp là chủ hàng hóa, đại lý hải quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hải quan, đối tác nƣớc ngoài, doanh nghiệp kinh doanh kho bãi hàng hóa XNK… Hệ thống thông tin này cũng quản lý các thông tin về kết quả đánh giá tuân thủ doanh nghiệp, kết quả đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp, danh sách doanh nghiệp trọng điểm…

- Hệ thống thông tin doanh nghiệp đƣợc kết nối với các hệ thống thông tin trong ngành và ngoài ngành hải quan để tự động tích hợp, cập nhật thông tin, dữ liệu, nhƣ: hệ thống thông tin tờ khai hải quan, hệ thống thông tin vi phạm, hệ thống thông tin mã số doanh nghiệp, thông tin kế toán thuế của doanh nghiệp, thông tin chấp hành pháp luật của doanh nghiệp do cơ quan thuế và các cơ quan chức năng khác xử lý…

- Nâng cấp, phát triển các chức năng của hồ sơ doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu mở rộng diện quản lý đối với các doanh nghiệp chƣa hoạt động XNK, doanh nghiệp đã giải thể, phá sản, ngừng hoạt động XNK… đồng thời đáp ứng yêu cầu cập nhật, tra cứu khai thác, sử dụng các kết quả kiểm tra, điều tra, xác minh về doanh nghiệp…

Thứ ba, phát triển các công cụ phần mềm phục vụ phân tích, đánh giá rủi ro,

xác định trọng điểm và theo dõi, đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, nhƣ: chƣơng trình phân tích tuân thủ thƣơng mại; phần mềm phân tích tài chính và hoạt động của doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân liên quan; phần mềm phân tích báo cáo kế toán thuế doanh nghiệp phục vụ KTSTQ …

KẾT LUẬN

Khung tiêu chuẩn QLRR là một phƣơng tiện quan trọng để tổ chức triển khai có hiệu quả công tác QLRR trong quản lý hải quan hiện đại. Khung tiêu chuẩn đƣa ra các chuẩn mực khiến cho việc áp dụng thống nhất trong toàn ngành hải quan.

Trong những năm qua, để xây dựng và triển khai công tác QLRR ngành hải quan đã ban hành hệ thống các quy định, hƣớng dẫn về QLRR. Điều này đƣợc thể hiện từ các văn bản Luật Hải quan, Nghị định của Chính phủ, Thông tƣ và các Quyết định của Bộ Tài chính; Quyết định, công văn và sổ tay hƣớng dẫn về công tác QLRR. Cùng với đó, hệ thống đơn vị chuyên trách QLRR cũng đƣợc thành lập vàđƣợc phân cấp thực hiện nhiệm vụ QLRR … Tất cả các điều này đã hình thành Khung tiêu chuẩn chung về QLRR để chỉ dẫn các đơn vị, công chức tại từng cấp thực hiện nhiệm vụ QLRR đƣợc phân công, phân nhiệm. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, mặc dù Khung tiêu chuẩn QLRR chƣa đƣợc ban hành chính thức, nhƣng các yếu tố cấu thành Khung tiêu chuẩn này đã đƣợc hình thành ngay từ khi ngành hải quan xây dựng triển khai công tác QLRR. Tuy nhiên điều này cũng phản ánh những hạn chế trong việc áp dụng QLRR mà nguyên nhân chủ yếu là do sự thiếu toàn diện, đầy đủ, đồng bộ và thống nhất trong có chế áp dụng QLRR; việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ còn chồng chéo, kém hiệu quả…. Điều này đã đặt ra yêu cầu cho việc nghiên cứu, xây dựng Khung tiêu chuẩn QLRR của HQVN nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý hiện nay và phù hợp với bối cảnh chung của chƣơng trình cải cách, phát triển và hiện đại hoá hải quan.

Xuất phát từ bối cảnh nêu trên, Chƣơng 1 của Đề tài đã đi sâu nghiên cứu, phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về Khung tiêu chuẩn QLRR; các khái niệm có liên quan đến Khung tiêu chuẩn QLRR, cấu trúc và nội dung của Khung tiêu chuẩn; các tiêu chuẩn, quy định của pháp luật quốc tế và quy định của pháp luật Việt Nam về QLRR … Qua đó đã làm sáng tỏ nhận thức về Khung tiêu chuẩn QLRR đó là một cấu trúc thiết kế tổng thể các cấu phần có tính thống nhất nhằm tạo ra các yếu tố nền tảng và sắp xếp bộ máy tổ chức để xây dựng, thực hiện, theo dõi, kiểm tra và thƣờng xuyên cải thiện hoạt động quản lý rủi ro trong lĩnh vực quản lý hải quan.

Chƣơng 3, đề tài đã đi sâu đánh giá, phân tích các yếu tố cấu thành Khung tiêu chuẩn QLRR, nhƣ hành lang pháp lý về QLRR, nhận thức, quan điểm của ngành hải

quan về QLRR; thực trạng rủi ro và việc tổ chức công tác QLRR của ngành hải quan.Đặc biệt tại Chƣơng 3 đã đi sâu phân tích, đánh giá các kết quả, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại liên quan đến các yếu tố cấu thành Khung tiêu chuẩn QLRR của HQVN… Ngoài ra, đề tài cũng đã trình bày kiến thức, kinh nghiệm của Hải quan Nhật Bản, Hải quan Trung Quốc và Hải quan Hoa Kỳ trong việc xây dựng và áp dụng Khung tiêu chuẩn QLRR. Qua đó đã làm sáng tỏ thực trạng các yếu cấu thành Khung tiêu chuẩn QLRR của HQVN, làm cơ sở cho việc xây dựng và đề xuất kế hoạch, lộ trình triển khai áp dụng Khung tiêu chuẩn QLRR của HQVN.

Trên cơ sở làm sáng tỏ vấn đề lý luận Khung tiêu chuẩn QLRR và thực trạng các yếu tố cấu thành Khung tiêu chuẩn QLRR của HQVN, tại Chƣơng 4 đã nghiên cứu dự báo tình hình và chỉ ra các yếu tố chủ yếu tác động đến Khung tiêu chuẩn QLRR của HQVN, đó là: những thay đổi về môi trƣờng hoạt động hải quan; những thay đổi về nhiệm vụ và định hƣớng hoạt động của ngành hải quan và những rủi ro chủ yếu trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Các yếu tố trên có ý nghĩa quyết định đến việc xây dựng Khung tiêu chuẩn QLRR của HQVN.

Đặc biệt Chƣơng 4 đã đƣa ra hệ thống các kiến nghị đối với Khung tiêu chuẩn QLRR của HQVN, cụ thể nhƣ: Cấu trúc Khung tiêu chuẩn quản lý rủi ro; những nội dung chính trong Khung tiêu chuẩn quản lý rủi ro của HQVN, bao gồm các nội dung nhƣ:

- Cơ sở pháp lý về quản lý rủi ro;

- Kiện toàn chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy thực hiện nhiệm vụ công tác quản lý rủi ro;

- Biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro;

- Áp dụng quản lý rủi ro trong lĩnh vực nghiệp vụ hải quan; - Công nghệ thông tin phục vụ quản lý rủi ro.

Đồng thời, đề tài cũng đƣa ra các kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan nhằm đảm bảo thực hiện Khung tiêu chuẩn QLRR trong quản lý hải quan.Với kết quả nghiên cứu cùng những giải pháp, kiến nghị đƣa ra, tác giả hy vọng sẽ hoàn thiện lý luận về Khung tiêu chuẩn QLRR, góp phần nâng cao công tác QLRR nói riêng và đóng góp cho sự thành công của chƣơng trình cải cách, phát triển, hiện đại hoá ngành hải quan nói chung../.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Adrien Gooman và Luc De Wulf, 2005. Định giá hải quan tại các nước đang phát triển.

2 Bộ Tài chính, 2008. Quy định áp dụng QLRR trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.

3 Bộ Tài chính, 2013. Quy định về áp dụng QLRR trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.

4 Bộ Tài chính, 2015. Hướng dẫn TTHQ; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá XK, NK.

5 Bộ Tài chính, 2015. Quy định quản lý rủi ro trong quản lý hải quan.

6 Chính phủ, 2015. Quy định chi tiết một số điều của Luật hải quan về TTHQ, kiểm tra, giám sát hải quan.

7 David Widdowson, 2006.Quản lý rủi ro trong hải quan.

8 Hải quan EU, 2007. Hướng dẫn QLRR của cơ quan Thuế - Hải quan.

9 Hải quan EU, 2007. Khung tiêu chuẩn về QLRR của Hải quan các nước EU. 10 Hải quan Hoa Kỳ, 2004. Quy trình QLRR tuân thủ thương mại.

11 Hải quan Hoa Kỳ, 2004. Xây dựng năng lực lựa chọn lô hàng trọng điểm, QLRR.

12 Hải quan Hoa Kỳ, 2007. Hướng dẫn quản lý rủi ro.

13 Hải quan Nhật Bản, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009. Giáo trình QLRR.

14 Hải quan thế giới, 1999. Công ước KYOTO (Bản dịch tiếng Việt + Bản tiếng Anh). 15 Hải quan thế giới, 1999. Hướng dẫn phụ lục tổng quát, Công ước KYOTO (Bản

dịch tiếng Việt + Bản tiếng Anh).

16 Hải quan thế giới, 2003. Chiến lược tình báo và thông tin toàn cầu.

17 Hải quan thế giới, 2003. Hướng dẫn QLRR.

18 Hải quan thế giới, 2005, 2007. Khung tiêu chuẩn an ninh và tạo thuận lợi thương mại toàn cầu.

19 Hải quan thế giới, 2007. Hướng dẫn về thực hiện giải phóng hàng nhanh, gửi trước thông tin hàng hoá, thông tin hành khách và Bộ tiêu chí đánh giá rủi ro.

20 Hải quan thế giới, 2010, 2015. Chuẩn hoá về dấu hiệu rủi ro.

22 Hải quan thế giới, Tài liệu nghiên cứu về doanh nghiệp ưu tiên (AEO)- (Bản dịch tiếng Việt) (2006).

23 Hải quan Trung Quốc, 2012.QLRR của Hải quan Trung Quốc.

24 Luc De Wulf, 2004. Chiến lược hiện đại hóa ngành hải quan.

25 Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam, 2015. Luật hải quan.

26 Tổng cục Hải quan, 2005. Quy chế áp dụng QLRR trong TTHQ đối với hàng hoá XK, NK thương mại.

27 Tổng cục Hải quan, 2007. Nâng cấp hệ thống QLRR giai đoạn 2007 – 2010 và

những năm tiếp theo.

28 Tổng cục Hải quan, 2009. Quy định chi tiết, hướng dẫn cụ thể áp dụng QLRR trong TTHQ đối với hàng hoá XK, NK thương mại.

29 Tổng cục Hải quan, 2009. Quy trình TTHQ đối với hàng hoá XK, NK thương mại.

30 Tổng cục Hải quan, 2015. Quy định áp dụng QLRR trong quản lý hải quan, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuẩn mực và thông lệ hải quan quốc tế về khung quản lý rủi ro hàm ý cho việt nam (Trang 101 - 107)