.Về nội dung quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuẩn mực và thông lệ hải quan quốc tế về khung quản lý rủi ro hàm ý cho việt nam (Trang 54 - 56)

Nội dung của công tác QLRR đã đƣợc giải thích tại: “QLRR là việc cơ quan hải quan áp dụng hệ thống các biện pháp, quy trình nghiệp vụ nhằm xác định, đánh giá và phân loại mức độ rủi ro, làm cơ sở bố trí, sắp xếp nguồn lực hợp lý để kiểm tra, giám sát và hỗ trợ các nghiệp vụ hải quan khác có hiệu quả”(Khoản 18 Điều 4

LuậtHải quan 2015); đồng thời nội dung QLRR cũng đƣợc quy định khá cụ thể nhƣ

sau: “QLRR trong hoạt động nghiệp vụ hải quan bao gồm việc thu thập, xử lý thông tin hải quan; xây dựng tiêu chí và tổ chức đánh giá việc tuân thủ pháp luật của ngƣời khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro; tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý hải quan phù hợp(Khoản 2 Điều 17 LuậtHải quan,2015).

Từ các quy định trên cho thấy công tác QLRR đƣợc tổ chức thực hiện bao gồm các nội dung sau:

- Xây dựng, quản lý áp dụng tiêu chí QLRR để phục vụ việc đánh giá tuân thủ, đánh giá phân loại mức độ rủi ro và lựa chọn để quyết định kiểm tra, giám sát hải quan và các biện pháp nghiệp vụ khác;

- Đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động XNK, XNC;

- Đánh giá phân loại mức độ rủi ro trong quản lý hoạt đông XNK, XNC;

- Tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý hải quan dựa trên rủi ro đƣợc xác định trong từng lĩnh vực nghiệp vụ hải quan.

3.2.3. Về quyền hạn và nhiệm vụ trong thực hiện quản lý rủi ro

Việc trao quyền hạn và nhiệm vụ thực hiện QLRR đã đƣợc quy định khá cụ thể tại Luật Hải quan và các văn bản quy định, hƣớng dẫn, cụ thể:

Thứ nhất, đối với Bộ Tài chính đã quy định nhiệm vụ của Bộ trƣởng Bộ Tài

chính Quy định tiêu chí đánh giá việc tuân thủ pháp luật của ngƣời khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro và việc áp dụng QLRR trong hoạt động nghiệp vụ hải quan

(Khoản 4 Điều 17 LuậtHải quan,2015).

Thứ hai, đối với CQHQ đã có những quy định cụ thể:

- “CQHQ quản lý, ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ để tự động tích hợp, xử lý dữ liệu phục vụ việc áp dụng QLRR trong hoạt động nghiệp vụ hải quan

(Khoản 3 Điều 17 LuậtHải quan 2015);

- “CQHQ đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của ngƣời khai Hải quan để áp dụng các biện pháp quản lý hải quan phù hợp theo từng mức độ tuân thủ”(Khoản 2

Điều 14 Nghị định số 08/2015/NĐ - CP);

- “CQHQ thực hiện đánh giá phân loại rủi ro đối với ngƣời khai hải quan, đối với các hoạt động XNK, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo các mức độ khác nhau để áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan, thanh tra phù hợp(Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 08/2015/NĐ - CP);

- “Căn cứ kết quả phân tích thông tin QLRR, bản khai hàng hóa nhập khẩu đƣợc cung cấp trƣớc khi hàng hóa đến cửa khẩu, cơ quan hải quan quyết định việc kiểm tra thực tế hàng hóa thông qua máy soi và thiết bị kỹ thuật khác”(Khoản 1 Điều 28 Nghị định số 08/2015/NĐ - CP);

Thứ ba, đối với cán bộ, công chức hải quan trong thực hiện, áp dụng QLRR đã

quy định rất rõ trách nhiệm của Tổng cục trƣởng Tổng cục Hải quan và Lãnh đạo cục Hải quan các cấp tại Nghị định số 08/2015/NĐ - CP của Chính phủ và Thông tƣ số 38/2015/TT - BTC.

3.2.4. Về các biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro

Các biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ QLRR đƣợc nêu rất rõ (Điều 1 QĐ số

464/QĐ–BTC) bao gồm:

- Thu thập, xử lý thông tin QLRR;

- Xây dựng, quản lý, áp dụng tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp Luật Hải quan, pháp luật thuế (sau đây gọi là Tiêu chí đánh giá tuân thủ); tiêu chí đánh giá phân loại mức độ rủi ro (sau đây gọi là Tiêu chí đánh giá rủi ro); tiêu chí lựa chọn, quyết định kiểm tra, giám sát hải quan, KTSTQ (sau đây gọi là Tiêu chí lựa chọn);

- Quản lý, đánh giá tuân thủ pháp Luật Hải quan, pháp luật thuế (sau đây gọi chung là pháp luật về hải quan) đối với doanh nghiệp XNK, quá cảnh hàng hóa (sau đây gọi là XNK);

- Đánh giá xếp Hạng doanh nghiệp XNK; - Quản lý doanh nghiệp trọng điểm; - Phân tích đánh giá rủi ro;

- Quản lý danh mục hàng hóa rủi ro; - Quản lý hồ sơ rủi ro;

- Quản lý kế hoạch KSRR; - Thực hiện chuyên đề KSRR;

- Phân tích vụ việc buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, trốn thuế, gian lận thƣơng mại sau khi phát hiện, xử lý (sau đây gọi là Phân tích PSA);

- Đo lƣờng tuân thủ trong các lĩnh vực hoạt động XNK, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh (sau đây gọi là XNC);

- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện, áp dụng QLRR trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuẩn mực và thông lệ hải quan quốc tế về khung quản lý rủi ro hàm ý cho việt nam (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)