Biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuẩn mực và thông lệ hải quan quốc tế về khung quản lý rủi ro hàm ý cho việt nam (Trang 95 - 97)

3.3.1 .Kết quả áp dụng

4.3. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH TRONG KHUNG TIÊU CHUẨNQUẢN LÝ

4.3.3. Biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro

4.3.3.1. Hoàn thiện công tác thu thập, xử lý thông tin

- Xây dựng hệ thống mạng lƣới thu thập, xử lý thông tin, trong đó đơn vị QLRR làm nòng cốt để xác định nhu cầu, xây dựng kế hoạch, điều phối công tác thu thập, xử lý, chia sẻ, cung cấp thông tin trong toàn ngành; các đơn vị hải quan các cấpkhai thác, sử dụng thông tin chung của ngành, đồng thời thực hiện thu thập, xử lý thông tin theo kế hoạch và yêu cầu nhiệm vụ của từng cấp, đơn vị; cập nhật kết quả thực hiện các hoạt động nghiệp vụ vào hệ thống theo các định dạng thống nhất để đánh giá và tiếp tục xử lý phục vụ các yêu cầu nghiệp vụ;

- Hệ thống thông tin, dữ liệu đƣợc quản lý tập trung, thống nhất tại Tổng cục Hải quan: trong giai đoạn trƣớc mắt, Tổng cục giao các đơn vị nghiệp vụ xây dựng các hệ thống vệ tinh để thu thập, cập nhật thông tin dựa trên bài toán thống nhất về công nghệ và chuẩn dữ liệu; đáp ứng yêu cầu kết nối, tích hợp, chia sẻ với các hệ thống trong và ngoài ngành. Về lâu dài, từng bƣớc xây dựng hệ thống quản lý, xử lý thông tin, dữ liệu tập trung, cung cấp đầy đủ các chức năng ứng dụng và công cụ khai thác phục vụ cho việc đƣa ra quyết định.

- Cơ chế phối hợp trao đổi, chia sẻ thông tin nghiệp vụ với các cơ quan thuộc các Bộ, ngành liên quan và hợp tác quốc tế về trao đổi thông tin nghiệp vụ hải quan: đẩy mạnh việc triển khai cơ chế trao đổi cung cấp thông tin phục vụ QLRR trên cơ sở 06 Thông tƣ liên tịch đã ký kết giữa Bộ Tài chính với các Bộ, ngành liên quan; bổ sung Cục Quản lý rủi ro làm đầu mối trao đổi thông tin với Hải quan các nƣớc và các tổ chức quốc tế trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật.

- Triển khai hệ thống các biện pháp, kỹ thuật thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan: giao Cục Quản lý rủi ro nghiên cứu triển khai sâu rộng các biện pháp, kỹ thuật thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ trên cơ sở phù hợp với các quy định của pháp luật và Quyết định 464/QĐ - BTC của Bộ Tài chính; đảm bảo việc thu thập thông tin đƣợc tiến hành rộng rãi và chuyên sâu, thu thập đƣợc nhiều thông tin có giá trị, để dự báo, cảnh báo rủi ro và phát hiện, xử lý, ngăn chặn kịp thời các hoạt động buôn lậu, trốn thuế, gian lận thƣơng mại.

4.3.3.2. Hoàn thiện kỹ thuật xây dựng, quản lý, áp dụng tiêu chí quản lý rủi ro

- Kiện toàn cơ cấu tổ chức, nhân sự làm công tác xây dựng, quản lý, áp dụng tiêu chí QLRR theo hƣớng chuyên trách, chuyên sâu về nghiệp vụ;

- Nghiên cứu phát triển kỹ thuật xây dựng, áp dụng tiêu chí theo phân lớp đến từng lĩnh vực, khâu nghiệp vụ; phân cấp việc áp dụng tiêu chí đối với công chức tác nghiệp tại đơn vị hải quan các cấp; cùng với việc thiết lập, quản lý, áp dụng tiêu chí theo các phiên bản nhằm đảm bảo tính linh hoạt, phòng tránh việc nhận biết các quy luật phân luồng của hệ thống;

- Tăng cƣờng công tác theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc cập nhật, áp dụng tiêu chí tại các cấp, đơn vị hải quan; qua đó thƣờng xuyên điều chỉnh việc áp dụng tiêu chí phù hợp với thực tế công tác QLRR.

4.3.3.3. Hoàn thiện công tác quản lý, đánh giá tuân thủ pháp luật và xếp hạng rủi ro đối với doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu

- Hoàn thiện cơ chế thu thập, cập nhật thông tin doanh nghiệp trong ngành hải quan; đẩy mạnh việc phối hợp, trao đổi, cung cấp thông tin với các đơn vị ngoài ngành;

- Nghiên cứu xây dựng, triển khai quy trình theo dõi, quản lý, đánh giá doanh nghiệp hoạt động XNK phù hợp với thực tế công tác quản lý hải quan;

- Hoàn thiện tiêu chí và cơ chế đánh giá tuân thủ, xếp hạng rủi ro doanh nghiệp XNK; phân cấp nhiệm vụ đối với các đơn vị hải quan trong việc thực hiện các nhiệm vụ trên;

- Nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện và triển khai áp dụng chính sách quản lý tuân thủ doanh nghiệp trong hoạt động XNK;

- Nâng cấp, hoàn thiện các hệ thống, cơ sở dữ liệu, đáp ứng yêu cầu cập nhật, tích hợp đầy đủ, kịp thời thông tin liên quan đến hoạt động và chấp hành pháp luật của doanh nghiệp.

4.3.3.4. Hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro trong các lĩnh vực quản lý hải quan

- Đẩy mạnh việc triển khai các biện pháp nghiệp vụ theo hƣớng chuyên sâu, xác định đây là phƣơng tiện cốt lõi của công tác QLRR;

- Triển khai phân tích dự báo rủi ro, đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác QLRR tại Hải quan các cấp;

- Tăng cƣờng công tác đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ cho CBCC chuyên trách QLRR; chú trọng việc đƣa CBCC đi thực tế tại Chi cục Hải quan; luân chuyển CBCC từ địa phƣơng về làm QLRR tại Tổng cục; thƣờng xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo theo chuyên đề QLRR để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm giữa Tổng cục với các địa phƣơng và giữa các địa phƣơng với địa phƣơng;

- Xây dựng sổ tay hƣớng dẫn nghiệp vụ thay thế cho quy trình QLRR nhằm giúp cho CBCC dễ tiếp cận và vận dụng trong thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuẩn mực và thông lệ hải quan quốc tế về khung quản lý rủi ro hàm ý cho việt nam (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)