Kiện toàn chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy thực hiện nhiệm vụ công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuẩn mực và thông lệ hải quan quốc tế về khung quản lý rủi ro hàm ý cho việt nam (Trang 91 - 95)

3.3.1 .Kết quả áp dụng

4.3. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH TRONG KHUNG TIÊU CHUẨNQUẢN LÝ

4.3.2. Kiện toàn chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy thực hiện nhiệm vụ công

công tác quản lý rủi ro

Kiện toàn chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy thực hiện nhiệm vụ công tác QLRR tại ba (03) cấp: Tổng cục, Cục Hải quan, Chi cục Hải quan và đơn vị thu thập, xử lý thông tin, QLRR ở các Cục nghiệp vụ chuyên môn thuộc cơ quan Tổng cục (Cục Điều tra CBL, Cục Thuế XNK, Cục Kiểm tra sau thông quan) vừa đảm bảo tính hệ thống vừa đảm bảo tính đặc thù, đáp ứng tiến trình hội nhập quốc tế và cải cách hiện đại hóa hải quan, cụ thể:

Thứ nhất, về nhiệm vụ công tác QLRR:

Căn cứ vào quy định của Luật Hải quan và các văn bản quy định, hƣớng dẫn thực hiện Luật Hải quan, nhiệm vụ công tác QLRR cần đƣợc chuẩn hóa, bao gồm:

- Về nhiệm vụ chung: tham mƣu, giúp Tổng cục trƣởng Tổng cục Hải quan tổ

chức triển khai thực hiện, áp dụng QLRR và quản lý tuân thủ trong quản lý hải quan; tổ chức thực hiện thu thập, xử lý thông tin hải quan; xây dựng, quản lý áp dụng tiêu chí; quản lý, đánh giá tuân thủ, phân loại rủi ro và tiến hành các biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ QLRR trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.

- Các nhiệm vụ cụ thể:

+ Xây dựng, quản lý, ứng dụng các hệ thống thông tin hải quan, hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan;

+ Tổ chức thực hiện thu thập, xử lý thông tin hải quan, thông tin nghiệp vụ hải quan;

+ Xây dựng, quản lý, áp dụng tiêu chí QLRR, chỉ số tiêu chí QLRR trong hoạt động nghiệp vụ hải quan;

+ Theo dõi, phân tích, đánh giá tuân thủ, phân loại mức độ rủi ro và áp dụng chế độ, chính sách quản lý tuân thủ đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động XNK, XNC;

+ Phân tích, phân loại rủi ro đối với hàng hóa XNK, hành lý, phƣơng tiện XNC. + Xây dựng, quản lý, điều phối kế hoạch KSRR, chuyên đề KSRR, hồ sơ rủi ro, danh mục hàng hóa rủi ro, doanh nghiệp trọng điểm trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.

+ Cung cấp và chỉ đạo xử lý thông tin nghiệp vụ; cảnh báo rủi ro; đƣa ra yêu cầu áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan, KTSTQ,kiểm soát hải quan và các biện pháp nghiệp vụ khác trong quản lý hải quan.

+ Quản lý hệ thống phân luồng quyết định kiểm tra, giám sát hải quan, KTSTQ đối với hàng hóa XNK, hành lý của hành khách XNC, phƣơng tiện vận tải XNC.

+ Giám sát, kiểm tra, đánh giá việc xử lý thông tin nghiệp vụ; cảnh báo rủi ro; việc thực hiện các yêu cầu áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan, KTSTQ,kiểm soát hải quan và các biện pháp nghiệp vụ khác trong quản lý hải quan; việc thực hiện phân luồng quyết định kiểm tra, giám sát hải quan, KTSTQ đối với hàng hóa XNK, hành lý của hành khách XNC, phƣơng tiện vận tải XNC.

+ Tổ chức đo lƣờng, đánh giá tuân thủ pháp luật trong các lĩnh vực quản lý hải quan.

+ Quan hệ đối tác với doanh nghiệp về trao đổi, cung cấp thông tin, hƣớng dẫn, hỗ trợ tuân thủ pháp luật; cảnh báo rủi ro, giải quyết các vƣớng mắc của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan đến QLRR,quản lý tuân thủ theo quy định của pháp luật.

+ Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật, các quy định, quy chế và quy trình nghiệp vụ trong lĩnh vực đƣợc phân công quản lý.

+ Phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng trong việc trao đổi, cung cấp thông tin; thực hiện, áp dụng QLRR,quản lý tuân thủ trong quản lý hải quan;

+ Thực hiện hợp tác quốc tế về thu thập, xử lý thông tin, QLRR,quản lý tuân thủ;

Thứ hai, về cơ cấu tổ chức bộ máy và nhân sự tại các đơn vị chuyên trách

- Tại Tổng cục Hải quan: trong giai đoạn trƣớc mắt cần tập trung triển khai Quyết định số 1386/QĐ - BTC của Bộ Tài chính về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý rủi ro tại Tổng cục Hải quan; theo đó, triển khai thành lập 06 phòng nghiệp vụ, đồng thời bổ sung biên chế phù hợp để đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện nhiệm vụ QLRR.

Về lâu dài, cần thành lập bổ sung thêm 03 Phòng nghiệp vụ kiểm tra, đánh giá tại 03 khu vực: miền Bắc, miền Trung và Miền nam để thực hiện nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin và kiểm tra, hƣớng dẫn nghiệp vụ QLRR đối với các Cục Hải quan tỉnh, thành phố tại các khu vực này.

- Tại Cục Hải quan: trên cơ sở 10 Phòng QLRR hiện có, đề nghị thành lập bổ sung 12 Phòng QLRR thuộc các Cục Hải quan tỉnh có quy mô lớn và vừa, trên cơ sở lựa chọn theo các tiêu chí sau: (i) Số lƣợng đơn vị trực thuộc; (ii) Số lƣợng cán bộ, công chức; (iii) Khối lƣợng công việc (thể hiện trên số liệu tờ khai và kim ngạch XNK) và vị trí địa lý liên quan chính trị, kinh tế, xã hội.

- Tại Chi cục Hải quan: bộ phận chuyên trách QLRR đƣợc tổ chức theo mô hình linh hoạt, phù hợp với đặc điểm riêng của từng Cục và Chi cục Hải quan, theo hƣớng bổ sung quyền và nhiệm vụ của cấp này nhằm đáp ứng yêu cầu triển khai mở rộng QLRR trong các khâu hoạt động nghiệp vụ hải quan.

- Về tăng cƣờng nguồn nhân lực chuyên trách QLRR:

+ Chuẩn hóa tiêu chuẩn cán bộ, công chức chuyên trách QLRR; xây dựng triển khai kế hoạch luân chuyển cán bộ làm công tác QLRR.

+ Tăng cƣờng công tác đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức về QLRR trên cơ kết hợp chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức ở trong nƣớc và nƣớc ngoài.

+ Bổ sung biên chế cán bộ, công chức làm công tác QLRR tại các cấp, trên cơ sở cơ cấu lại biên chế làm việc tại các lĩnh vực, các khâu nghiệp vụ phù hợp với TTHQ điện tử và tiến trình cải cách, hiện đại hóa hải quan.

Thứ ba, về phân cấp nhiệm vụ:

Qua đánh giá, việc phân cấp nhiệm vụ QLRR tại các cấp, đơn vị hải quan hiện nay cơ bản là phù hợp. Thời gian tới, cần tiếp tục duy trì và hoàn thiện cơ chế phân cấp nhiệm vụ theo hƣớng:

- Cục Quản lý rủi ro là đơn vị chủ trì, đầu mối thực hiện công tác thu thập, xử lý thông tin hải quan; chủ trì tổ chức thực hiện, áp dụng các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ QLRR trong hoạt động nghiệp vụ hải quan; duy trì, đảm bảo tính thông suốt, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống đƣa ra quyết định trọng quản lý hải quan.

- Tại các Cục nghiệp vụ chuyên môn (Cục Điều tra CBL, Cục Thuế XNK, Cục Kiểm tra sau thông quan) thực hiện việc kiện toàn đơn vị thu thập, xử lý thông tin và QLRR theo hƣớng liên thông, kết nối, vừa đảm bảo tính hệ thống, theo định hƣớng, kế hoạch chung của đơn vị chuyên trách chủ trì, đấu mối (Cục Thông tin nghiệp vụ và QLRR), vừa phù hợp với hoạt động nghiệp vụ đặc thù của các Cục này.

- Tại Cục Hải quan:

+ Đơn vị chuyên trách QLRR tại Cục Hải quan chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của Đơn vị chuyên trách QLRR cấp Tổng cục (theo hệ thống dọc) và là đơn vị đầu mối, chủ trì về công tác thu thập, xử lý thông tin và phân tích, đánh giá rủi ro để định hƣớng, điều tiết hoạt động kiểm tra, giám sát hải quan trong phạm vi Cục.

+ Các đơn vị nghiệp vụ tại Cục Hải quan có trách nhiệm thực hiện thu thập, cập nhật, cung cấp thông tin cho đơn vị QLRR và thực hiện các nhiệm vụ QLRR do Cục trƣởng phân công.

- Tại Chi cục Hải quan:

Nhiệm vụ chủ yếu của Chi cục Hải quan là thực hiện TTHQ đối với hàng hóa XNK, phƣơng tiện vận tải, hành lý của hành khách XNC, do vậy việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ QLRR tại Chi cục Hải quan chủ yếu bao gồm:

- Thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan theo phân luồng và thông tin chỉ dẫn nghiệp vụ trên hệ thống thông tin QLRR;

- Cập nhật, phản hồi kết quả kiểm tra, giám sát hải quan vào hệ thống thông quan và các hệ thống liên quan để phục vụ theo dõi, đánh giá chất lƣợng, hiệu quả công tác QLRR;

- Thu thập, cập nhật thông tin doanh nghiệp và thông tin về dấu hiệu vi phạm, dấu hiệu rủi ro để đề xuất áp dụng tiêu chí phân luồng và làm căn cứ cho việc chuyển luồng tại Chi cục Hải quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuẩn mực và thông lệ hải quan quốc tế về khung quản lý rủi ro hàm ý cho việt nam (Trang 91 - 95)