Nghiên cứu định tính:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty điện lực hải phòng (Trang 51 - 53)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Các phương pháp sử dụng nghiên cứu của đề tài

2.1.1 Nghiên cứu định tính:

Dựa trên các phỏng vấn từ chuyên gia về đào tạo và phát triển; nhân viên trong Công ty nhằm đánh giá hoạt động đào tạo và phát triển từ những góc nhìn khác nhau về hoạt động đào tạo và phát triển trong doanh nghiệp và những cách thức đánh giá về hiệu quả đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.

Chi tiết như sau:

a, Phỏng vấn chuyên gia:

Các cuộc phỏng vấn được thực hiện với các chuyên gia trong Công ty cũng như với các chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo và phát triển ở bên ngoài.

Mục tiêu:

- Tìm hiểu về định hướng phát triển của Công ty Điện lực Hải Phòng trong những năm tới và định hướng phát triển, đào tạo phục vụ cho Công ty.

- Đánh giá về những thuận lợi, khó khăn và thách thức của đào tạo và phát triển trong những năm tới cũng như xu hướng toàn cầu hóa.

- Đánh giá về số lượng, chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có thể tham gia làm việc ngay sau khi đào tạo.

- Tìm hiểu về những bất cập trong việc đào tạo kiến thức, kỹ năng và thái độ của người được đào tạo.

- Đánh giá những nhân tố tác động đến hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.

- Tìm hiểu những gợi ý từ các chuyên gia về các biện pháp mà các doanh nghiệp nên làm để nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân

lực trong doanh nghiệp cũng như ứng xử phù hợp với tác động của các nhân tố cá nhân, tổ chức đến hiệu quả đào tạo.

b, Phỏng vấn chuyên sâu và trực tiếp với người lao động

Thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Điện lực Hải Phòng. Người lao động được lựa chọn bao gồm: người lao động trực tiếp ở các bộ phận kỹ thuật, người lao động gián tiếp tại các phòng ban hành chính, các tổ trưởng của các tổ công tác…

Mục tiêu phỏng vấn:

- Mô tả thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, đánh giá những kết quả, những hạn chế của hoạt động này, giúp so sánh, khái quát hóa những đặc điểm, thuận lợi, khó khăn đồng thời xem xét những vấn đề nảy sinh và các thức giải quyết.

- Nghiên cứu những nhân tố tác động đến hiệu quả đào tạo, phát triển trong doanh nghiệp, cách thức đánh giá và đo lường hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.

Bên cạnh đó:

- Tìm hiểu về đặc trưng của lực lượng nhân sư chuyên môn trong Công ty. Tìm hiểu năng lực, điểm mạnh, điểm yếu của nhân sự, động lực học tập và sự tác động của nó tới hiệu quả học tập.

- Tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp đối với việc đào tạo và phát triển.

- Tìm hiểu về các nội dung đào tạo mà Công ty quan tâm, những khó khăn mà Công ty gặp phải khi tổ chức các chương trình đào tạo.

- Tìm hiểu các phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đánh giá hiệu quả đào tạo mà Công ty đang sử dụng; hiệu quả của các mô hình, hiệu quả của phương pháp đó.

- Tìm hiểu những bảng hỏi, thang đo mà Công ty đang sử dụng trong đánh giá trước, trong và sau đào tạo.

- Tìm hiểu xu hướng và định hướng phát triển của ngành và các hoạt động đào tạo, phát triển trong doanh nghiệp.

Thu thập và xử lý thông tin:

Để đảm bảo chất lượng phỏng vấn và thu thập đầy đủ các nội dung liên quan, bản hướng dẫn câu hỏi phỏng vấn được xây dựng trên cơ sở đảm bảo mục tiêu kiểm tra và sàng lọc các biến được xác định trong mô hình lý thuyết ban đầu. Các câu hỏi cũng đề cập đến thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty, những đánh giá xu hướng phát triển, những bất cập, những gợi ý cho doanh nghiệp nên làm để đạt được hiệu quả cao trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Các cuộc phỏng vấn được tiến hành tại văn phòng làm việc, tại nhà riêng hoặc qua email. Tất cả các đối tượng tham gia phỏng vấn đều quan tâm ủng hộ nghiên cứu và sẵn sàng cung cấp thông tin khi được đề nghị cũng như chia sẻ các quan điểm cá nhân của riêng mình.

Toàn bộ nội dung các cuộc phỏng vấn được ghi chép cẩn thận và đầy đủ, được lưu giữ và mã hóa trong máy tính. Kết quả rút ra không chỉ dựa vào việc tổng hợp lại các ý kiến cá nhân theo từng nội dung cụ thể mà còn được tập hợp thành quan điểm chung đối với những vấn đề mà các đối tượng phỏng vấn có cách nhìn tương tự nhau. Sau đó kết quả tổng hợp được so sánh với mô hình lý thuyết ban đầu để xác định mô hình chính thức nghiên cứu cho đề tài. Kết quả phỏng vấn được trình bày cùng kết quả nghiên cứu định lượng cho từng nội dung cụ thể trong chương 3 và một phần chương 4.

Tất cả các nghiên cứu định tính được sử dụng làm tiền đề cho việc thiết kế phiếu câu hỏi sơ bộ trong nghiên cứu định lượng sơ bộ và làm tiền đề cho nghiên cứu định lượng chính thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty điện lực hải phòng (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)