CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Tổng quan về Công ty Điện lực Hải Phòng
3.1.1 Giới thiệu chung về Công ty Điện lực Hải Phòng
3.1.1.1 Sự hình thành và phát triển
Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Điện lực Hải Phòng.
Tên viết tắt tiếng Việt: Công ty Điện lực Hải Phòng.
Tên viết tiếng Anh: HAI PHONG POWER COMPANY LIMITED.
Tên viết tắt tiếng Anh: PC HAIPHONG.
Địa chỉ: Số 9 Trần Hưng Đạo - Q. Hồng Bàng - TP. Hải Phòng. Điện thoại: 84 - 0313 - 515101
FAX: 84 - 0313-515380
Tiền thân của Công ty Điện lực Hải Phòng ngày nay là nhà máy Đèn Hải Phòng bao gồm Nhà máy điện Cửa Cấm và bộ phận bán điện Vườn Hoa. Nhà máy điện Cửa Cấm là nhà máy điện đầu tiên ở Miền Bắc nước ta do Công ty Điện khí Đông Dương của Pháp đầu tư xây dựng năm 1892 với công suất thiết kế 5,5 MW.
Cùng với sự ra đời của Nhà máy Đèn Hải Phòng, đội ngũ những người thợ điện Hải Phòng đã hình thành và lớn mạnh dần. Phong trào đấu tranh của những người thợ điện phát triển từ hình thức đấu tranh tự phát tới những cuộc đấu tranh có tổ chức với quy mô lớn. Và năm 1930 khi Đảng cộng sản Đông Dương được thành lập thì Chi bộ Máy điện cũng là một trong những Chi bộ Đảng đầu tiên của Hải Phòng.
Trong đội ngũ công nhân Ngành điện Hải Phòng xuất hiện nhiều chiến sỹ cách mạng ưu tú. Đó là đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, chủ tịch Công hội đỏ (1929 - 1930) đã từng là thợ điện Nhà máy điện Thượng Lý, đồng chí Hoàng Văn Đoài, Bí thư chi bộ Đảng đầu tiên của ngành điện Hải Phòng, là thợ điện Nhà máy điện Cửa Cấm…
Năm 1954 khi giặc Pháp thua chạy, chúng có âm mưu phá hoại và tháo dỡ máy móc thiết bị điện để đưa vào miền Nam hòng làm tê liệt nền kinh tế của miền
Bắc trong những ngày đầu giải phóng. Song công nhân các Nhà máy điện Cửa Cấm, Thượng Lý và Vườn Hoa đã nêu cao khẩu hiện “một tấc không đi, một ly không rời” kiên quyết đấu tranh giữ gìn bảo vệ máy móc, không để cho chúng thực hiện được mưu đồ đen tối đó, và ngày Hải Phòng giải phóng (13 – 5 - 1955) ánh điện vẫn bừng sáng đón mừng thắng lợi sau 9 năm trường kỳ kháng chiến của quân và dân cả nước ta.
Sau ngày Thành phố Hải Phòng giải phóng (13/5/1955) cho đến nay, mô hình tổ chức và tên gọi của Ngành điện Hải Phòng luôn được thay đổi để thích ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong từng thời kỳ Cách mạng.
Khi tiếp quản Thành phố 13/5/1955, Nhà máy điện Hải Phòng (bao gồm bộ phận bán điện ở Vườn hoa và xưởng phát điện Cửa Cấm) có tổng số cán bộ công nhân viên là 443 người (ở xưởng Cửa Cấm 296 người, ở bộ phận Vườn hoa 147 người). Lưới điện còn hạn hẹp với nguồn phát là nhà máy điện Cửa Cấm, Thượng Lý và Trạm phát điện D21 Kiến An, chủ yếu cấp điện cho khu nội thành, thị xã Kiến An, các khu vực quân sự và sân bay Cát Bi. Lưới điện gồm có:
+ 30 km đường dây 35 kV
+ 100 km đường dây 6 kV và 0,4 kV
+ 4 trạm biến áp trung gian, 47 trạm biến áp phân phối tổng dung lượng 544.000 kVA + Số lượng khách hàng: 8.000
+ Sản lượng điện thương phẩm: 10.600 MWh
Năm 1961 Xưởng phát điện của Nhà máy xi măng Hải Phòng được tách ra khỏi Nhà máy và được nhập vào Nhà máy điện Hải Phòng. Lúc này nhà máy có 2 xưởng phát điện là Cửa Cấm và Thượng Lý.
Đầu năm 1963 Nhà máy điện Hải Phòng được tách ra làm 2 đơn vị: Nhà máy điện Hải Phòng và Sở quản lý phân phối điện khu vực 2. Sở có nhiệm vụ quản lý vận hành lưới điện và cung cấp điện cho 3 tỉnh (Hải Phòng, Hải Dương và một phần huyện Gia Lương tỉnh Bắc Ninh).
Năm 1966 để phù hợp với tình hình chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, Nhà máy điện Hải Phòng lại được tách ra làm 2 Nhà máy: Nhà máy điện Cửa Cấm và Nhà máy điện Thượng Lý.
Năm 1967 Nhà máy điện Cửa Cấm bị giặc Mỹ phá huỷ. Bộ phận còn lại của Nhà máy được nhập vào Nhà máy điện Thượng Lý và gọi là Nhà máy điện Hải Phòng.
Tháng 1/1972 Nhà máy Diezel Cửa Cấm được sáp nhập vào Sở quản lý và phân phối điện khu vực 2 và tổ chức thành phân xưởng Diezel thuộc Sở.
Năm 1974 tại mặt bằng Nhà máy điện Cửa Cấm, xây dựng 8 máy Diezel z66 và thành lập Nhà máy điện Diezel Cửa Cấm trực thuộc Công ty điện lực 1.
Năm 1978 việc quản lý lưới điện và cung cấp điện cho Hải Dương được bàn giao về tỉnh Hải Dương.
Tháng 5/1981 được đổi tên gọi là Sở điện lực Hải Phòng.
Tháng 8/1984 do thiết bị lò máy quá cũ, vận hành kém hiệu quả nên Nhà máy điện Hải Phòng ngừng hoạt động và được sáp nhập vào Sở điện lực Hải Phòng. Tháng 3/1996 theo quyết định của Bộ Công nghiệp, Sở Điện lực Hải Phòng chuyển giao chức năng quản lý Nhà nước về điện cho Sở công nghiệp Thành phố. Sở chỉ làm nhiệm vụ quản lý sản xuất – kinh doanh điện năng trên địa bàn Thành phố nên được đổi tên thành Điện lực Hải Phòng.
Do sự lớn mạnh không ngừng của Ngành điện Thành phố và trên cơ sở phương án cải tiến tổ chức của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đã được Chính phủ phê duyệt tháng 7/4/1999, Bộ Công nghiệp đã có quyết định chuyển Điện lực Hải Phòng đơn vị thuộc Công ty Điện lực I thành Công ty Điện lực Hải Phòng - đơn vị thành viên hạch toán độc lập trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. Ngày 16/4/2006 Chính phủ đã có quyết định số 1354/QĐ-TTg chuyển Công ty Điện lực Hải Phòng thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Điện lực Hải Phòng trực thuộc tập đoàn Điện lực Việt Nam. Tháng 4/2010 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Điện lực Hải Phòng được chuyển về trực thuộc Tổng Công ty điện lực Miền Bắc.
3.1.1.2 Nhiệm vụ và chức năng
Sản xuất, kinh doanh điện năng.
Xây dựng, cải tạo và quản lý vận hành lưới điện đến cấp điện áp 110kV. Xây lắp, cải tạo các công trình điện.
Thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị điện đến cấp điện áp đến 110 kV.
Tư vấn thiết kế, đầu tư, xây dựng các công trình lưới điện đến cấp điện áp đến 110kV, bao gồm: Lập dự án đầu tư, quản lý dự án đầu tư, khảo sát xây dựng, thiết kế, thẩm định dự án, giám sát thi công.
Gia công, chế tạo phụ tùng, phụ kiện, thiết bị lưới điện.
Cho thuê văn phòng, dịch vụ khách sạn, nhà hàng, tổ chức các hội nghị, hội thảo. Dịch vụ vận tải.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực về quản lý vận hành, sửa chữa lưới điện. Kinh doanh các ngành, nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật. Hiện Công ty đang quản lý:
- 18 Trạm biến áp 110 kV - 15 Trạm biến áp trung gian - 1.850 Trạm biến áp phân phối - 350 Km đường dây cao thế 110kV - 1.680 Km đường dây trung thế - 2.695 Km đường dây hạ thế
- 430.000 Khách hàng dùng điện.
3.1.1.3 Bộ máy tổ chức quản lý
Mô hình tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất hiện nay của Công ty Điện lực Hải Phòng theo mô hình quản lý trực tuyến – chức năng xuyên suốt từ cấp Tổng công ty xuống các đơn vị trực thuộc. Công ty bao gồm 15 phòng chức năng nghiệp vụ và 3 Trung tâm, 1 Xí nghiệp, 14 Điện lực quận huyện, 1 Ban quản lý dự án và 1 Khách sạn.
Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Điện lực Hải Phòng theo mô hình quản lý trực tuyến – chức năng, nhưng ở mỗi cấp sẽ hình thành một hoặc nhiều điểm đảm nhận những nhiệm vụ nhất định nhứng không có quyền ra lệnh.
Đứng đầu Công ty là giám đốc, là người có quyền lực điều hành cao nhất, là đại diện hợp pháp trong mọi hoạt động của Điện lực, chịu trách nhiệm trước pháp luật, có trách nhiệm lãnh đạo, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực do Công ty giao cho.