CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Cơ sở để xây dựng giải pháp
4.1.3 Phương hướng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của Công ty Điện
Hải Phòng trong những năm tới
4.1.3.1 Mục tiêu đào tạo, phát triển nguồn nhân lực:
Đào tạo nguồn nhân lực về các lĩnh vực hoạt động, sản xuất kinh doanh điện phù hợp với mô hình sản xuất kinh doanh hiện tại của Công ty. Cơ cấu trình độ đào tạo về chuyên môn kỹ thuật phù hợp với công nghệ và trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh, giảm quy mô nguồn nhân lực ở các khâu có năng suất lao động thấp, tăng nhanh tỷ trọng người lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh điện so với người lao động gián tiếp.
Tập trung bồi dưỡng để nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực hiện có, đặc biệt là đội ngũ nhân lực chuyên môn kỹ thuật tại các đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh điện đảm bảo tăng năng suất lao động.
Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực ở tất cả các vị trí công tác để đồng bộ với phát triển nguồn nhân lực. Gắn đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên với sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực hiện có.
4.1.3.2 Quan điểm xác định cơ cấu đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
Đào tạo nguồn nhân lực phải phù hợp chiến lược phát triển của Công ty đến năm 2020 có xét triển vọng đến năm 2025 với các yêu cầu: đáp ứng nhu cầu tăng trưởng sản xuất kinh doanh điện và nâng cao năng suất lao động ở từng lĩnh vực hoạt động thông qua việc giảm mức lao động, đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời sắp xếp lại lao động sản xuất kinh doanh điện phù hợp với Công ty hiện tại.
Về cơ cấu theo trình độ, tỷ lệ lao động ở các bậc trình độ phù hợp với yêu cầu công việc và công nghệ được sử dụng. Cơ cấu nguồn nhân lực theo vị trí công
tác cần thay đổi theo hướng: giảm tỷ lệ lao động gián tiếp và phục vụ, phụ trợ, tăng lao động chuyên môn kỹ thuật trực tiếp vận hành sản xuất kinh doanh điện.
4.1.3.3 Thực hiện đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Giai đoạn tới năm 2020 cần thực hiện theo hướng:
a, Đối với công tác đào tạo mới:
- Giảm mạnh quy mô tuyển dụng và đào tạo đại trà cho lao động mới ở tất cả các khâu so với những năm trước đây.
- Ưu tiên đào tạo chuyên sâu công nhân kỹ thuật điện, tạo nguồn lao động bổ sung cần thiết cho những năm tiếp theo.
- Tập trung tăng số nhân lực ở bậc công nhân kỹ thuật lành nghề nhưng chú trọng về kỹ năng với trình độ tương đương bậc cao đẳng nghề. Ở bậc đại học chỉ tuyển bố sung nguồn nhân lực ở các lĩnh vực công nghệ cao, cán bộ quản lý kỹ thuật có trình độ.
b, Bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực hiện có.
- Đào tạo dài hạn, cần tập trung đào tạo cho số có trình độ thấp ở các lĩnh vực kỹ thuật để đạt trình độ kỹ sư vận hành phục vụ các dự án mới. Số còn lại cần được đào tạo, bổ sung về chuyên môn kỹ thuật phù hợp vị trí vận hành.
- Đào tạo ngắn hạn thường xuyên cần được tập trung đẩy mạnh để nâng cao năng lực làm việc cho đội ngũ nguồn nhân lực hiện có với ưu tiên nâng cao hiểu biết, kỹ năng và cải thiện tác phong lao động. Đặc biệt, cần nâng cao năng lực nguồn nhân lực ở các khâu vận hành để tăng năng suất lao động.
- Nội dung đào tạo ngoài kỹ thuật và công nghệ mới của ngành điện cần bổ sung kỹ năng giao tiếp, dịch vụ khách hàng, công nghệ thông tin và tiếng anh.