6. Kết cấu luận văn
2.1. Quy trình nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu đề tài này, tác giả đã tham khảo các tài liệu hƣớng dẫn để hiểu rõ hơn về các nội dung có liên quan nhằm vận dụng vào xây dựng quá trình nghiên cứu thực tế của mình. Quy trình nghiên cứu gồm 07 bƣớc nhƣ sau:
(Nguồn: Do tác giả đề xuất)
Bước 1: Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu.
Ở đây vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu của đề tài xuất phát từ ý tƣởng của cá nhân tác giả. Để phục vụ cho những mục tiêu đó tác giả tập trung nghiên cứu
Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu của luận văn
Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu cơ sở lý thuyết Xây dựng khung nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Thu thập dữ liệu Phân tích dữ liệu nghiên cứu Kết quả nghiên cứu và báo cáo
theo hƣớng trả lời các câu hỏi: cần phải nghiên cứu những tài liệu nào, tìm hiểu lý thuyết về vấn đề nào, của tác giả nào,… Việc này đã đƣợc tác giả thực hiện ở phần đầu của Luận văn.
Bước 2: Tìm hiểu cơ sở lý thuyết
Sau khi mục tiêu của luận văn và những vấn đề lý thuyết cốt lõi cần nghiên cứu đã đƣợc xác định rõ, tác giả tiến hành tìm hiểu về cơ sở lý thuyết. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu tổng quan các tài liệu, công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nƣớc, các bài báo, nghiên cứu khoa học và các website cung cấp các thông tin có liên quan.
Bước 3: Xây dựng khung nghiên cứu
Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu của đề tài, từ những lý luận, lý thuyết và thực tiễn trƣớc đó, ở bƣớc này tác giả thực hiện xác định mô hình nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết nhằm xác định các biến ảnh hƣởng đến chất lƣợng dịch vụ ngân hàng, hình thành các giả thuyết phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.
Mô hình nghiên cứu đƣợc tác giả kế thừa từ các công trình đã có cùng với việc áp dụng những phƣơng pháp phù hợp để đƣa ra mô hình phù hợp với mục tiêu cần nghiên cứu. Những nội dung về lý thuyết có liên quan đã đƣợc tác giả trình bày ở Chƣơng 1.
Bước 4: Thiết kế nghiên cứu
Trong phần này, tác giả xác định mô hình nghiên cứu, những bằng chứng cần thiết, phƣơng pháp và cách thức thu thập đƣợc các bằng chứng đó. Để thực hiện đƣợc điều đó, tác giả sẽ kết hợp hai phƣơng pháp là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng, việc sử dụng hai phƣơng pháp này sẽ đƣợc tác giả tiếp tục trình bày ở mục 2.2. Mô hình nghiên cứu của Chƣơng này.
Bước 5: Thu thập dữ liệu
Trong Bƣớc 5 này, tác giả thực hiện những công việc sau:
Xác định cách thức thực hiện cụ thể ở từng phƣơng pháp. Đối với thƣơng pháp nghiên cứu định tính, tác giả sử dụng kỹ thuật đóng vai để thu thập dữ liệu bổ sung cho việc xây dựng yếu tố cấu thành và điều chỉnh thang đo lần 1. Đối với
phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng, nhằm thu thập dữ liệu để kiểm định các lý thuyết khoa học đƣợc suy diễn từ lý thuyết đã có, tác giả lựa chọn phƣơng pháp thảo luận nhóm, tay đôi để nghiên cứu.
Tiếp theo, các biến quan sát cho thang đo sẽ đƣợc lựa chọn và điều chỉnh bảng câu hỏi lần 2 sao cho phù hợp, xác định số lƣợng mẫu cần thu thập, từ đó thực hiện thu thập số liệu.
Bước 6: Phân tích dữ liệu nghiên cứu
Từ dữ liệu thu thập đƣợc, đối với dữ liệu thứ cấp sẽ đƣợc tác giả tiến hành phân tích đánh giá. Đối với dữ liệu sơ cấp, tác giả sẽ tiến hành làm sạch, mã hóa dữ liệu, và phân tích bằng các kỹ thuật phân tích thống kê nhƣ: kiểm định sự tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố, kiểm định các yếu tố của mô hình lý thuyết và các giả thuyết bằng phân tích hồi quy tuyến tính.
Luận văn sử dụng phần mềm SPSS 20 để phân tích số liệu.
Bước 7: Kết quả nghiên cứu và báo cáo
Sau khi tiến hành phân tích dữ liệu, tác giả sẽ đƣa ra các kết luận. Việc báo cáo kết quả và đánh giá về kết quả thu đƣợc cũng nhƣ các đề xuất sẽ đƣợc tác giả nêu trong Chƣơng 3 và Chƣơng 4.