Một số giải pháp cụ thể cho hoạt động Marketing – mix tại công ty cổ phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) marketing mix tại công ty cổ phần thương mại và đầu tư mai anh (Trang 96)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.4 Một số giải pháp cụ thể cho hoạt động Marketing – mix tại công ty cổ phần

4.4.1 Thiết kế phòng Marketing riêng biệt

Đối với mỗi một bộ máy cơ cấu tổ chức của bất kì một doanh nghiệp nào cũng đƣợc phân công và đảm nhận những nhiệm vụ, chức năng nhất định. Nếu nhƣ công ty có bộ máy cồng kềnh, hoạt động thiếu linh hoạt thì chắc chắn công ty sẽ phải chi trả

một khoản chi phí lớn mà hiệu quả hoạt động kinh doanh mang lại sẽ không đạt hiệu quả cao. Ngƣợc lại, nếu nhƣ mỗi phòng ban trong bộ máy công ty phải đảm nhận những nhiệm vụ, chức năng chồng chéo thì sẽ khiến cho hoạt động kinh doanh của công ty trở nên bế tắc, cũng sẽ khiến cho hoạt động kinh doanh không đạt hiệu quả. Chính vì vậy, vấn đề tổ chức cơ cấu bộ máy hay nói chính xác hơn là việc giao những chức năng, nhiệm vụ cho đúng phòng ban là một vấn đề rất quan trọng trong một tổ chức. Chúng ta đều dễ dàng nhận thấy rằng nếu một ai đó đƣợc giao công việc phù hợp với kỹ năng, kinh nghiệm của mình sẽ mang lại hiệu quả công việc khác hẳn khi đƣợc giao một công việc không phù hợp với mình. Với lý luận trên có thể nói thiết lập một bộ máy tổ chức hợp lý là rất quan trong đối với mỗi đơn vị, tổ chức.

Trên thực tế, trong cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty vẫn chƣa có phòng Marketing riêng biệt, các hoạt động Marketing của công ty là do phòng Dự án - kinh doanh đảm nhận. Do đó ngoài việc lập kế hoạch kinh doanh tổng thể cho từng giai đoạn, phòng này còn phải đảm nhận thêm việc thiết lập và đảm nhận việc thực hiện các chiến lƣợc Marketing cụ thể. Chính việc giao các chức năng, nhiệm vụ không phù hợp đối với phòng ban của công ty khiến cho các công việc của phòng này luôn bị chồng chéo, không thực hiện đƣợc đúng nhƣ kế hoạch đa đề ra, khiến cho hiệu quả kinh doanh của công ty không đạt hiệu quả cao, không đạt đƣợc mục tiêu, nhiệm vụ mà công ty đã đề ra. Nhận thức đƣợc những tồn tại của công ty cùng với biện pháp mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, nhất thiết công ty nên thành lập thêm phòng Marketing riêng biêt.

Với biện pháp thiết lập một phòng Marketng riêng biệt thì trƣớc tiên công ty cần phải kiểm tra lại nguồn tài chính của công ty mình, xem xét có thể chi trả cho sự tồn tại của phòng này hay không, sau đó đƣa ra chính sách tuyển dụng nhân sự độc đáo để có thể thu hút đƣợc những nhân viên giỏi, có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh để có thể đảm nhận tốt những nhiệm vụ mà công ty giao phó.

Việc khảo sát khả năng tài chính của công ty sẽ giao cho phòng kế toán – tài chính thực hiện nhƣng cần đảm bảo sự minh bạch, chính xác, viết báo báo gửi lên ban lãnh đạo công ty xem xét, đánh giá.

Vấn đề tuyển dụng nhân sự sẽ do phòng nhân sự đảm nhận. Các hình thức tuyển dụng cũng sẽ do phòng này tổ chức. Tuy nhiên cần lƣu ý là sẽ tuyển những vị trí sau:

- Trƣởng phòng Marketing: 1 ngƣời - Bộ phận chiến lƣợc: 2 ngƣời - Nhân viên Marketing: 3 ngƣời

Với số lƣợng nhân viên dự kiến nhƣ trên họ sẽ cùng thực hiện những chức năng chung nhƣ sau:

- Nghiên cứu tiếp thị và thông tin, tìm hiểu sự thật ngầm hiểu của khách hàng. - Lập hồ sơ thị trƣờng và dự báo doanh thu.

- Khảo sát hành vi ứng xử của khách hàng tiềm năng.

- Phân khúc thị trƣờng, xác định mục tiêu, định vị thƣơng hiệu.

- Phát triển sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm với các thuộc tính mà thị trƣờng mong muốn (thực hiện trƣớc khi sản xuất sản phẩm, xây dựng nhà hàng,….)

- Quản trị sản phẩm (chu kỳ sống sản phẩm): Ra đời, phát triển, bão hòa, suy thoái, và đôi khi là hồi sinh.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lƣợc marketing nhƣ 4P: Sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến; 4C: Nhu cầu, mong muốn, tiện lợi và thông tin. Đây là kỹ năng tổng hợp của toàn bộ quá trình trên nhằm kết hợp 4P và 4C.

Việc thành lập Phòng Marketing riêng biệt sẽ phát sinh khoản chi phí mua sắm cơ sở vật chất để thành lập phòng và chi phí ứng tuyển đúng ngƣời thực hiện đúng các chắc năng nhiệm vụ mà Phòng Marketing đảm nhiệm. Theo đó, chi phí đầu tƣ vào cơ sở vật chất khoảng 30 triệu (đƣợc khấu hao theo quy định) và mức chi cho nhân viên phòng này dự kiến khoảng 400 triệu/1 năm.

Thực hiện biện pháp này sẽ giúp cho phòng kinh doanh giảm bớt đƣợc công việc, sẽ có thời gian nhiều trong việc nghiên cứu đƣa ra các chiến lƣợc kinh doanh hiệu quả cung nhƣ việc thiết kế những chiến lƣợc Marketing táo bạo, đầy sức sáng tạo cho công ty, việc thực hiện các nhiệm vụ do công ty giao cho sẽ tiến hành đúng thời hạn. Từ đó sẽ thực hiện đƣợc mục đích nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty.

4.4.2 Tăng cường hoạt động nghiên cứu thông tin, phân tích và dự báo marketing tại công ty cổ phần Thương mại và đầu tư Mai Anh marketing tại công ty cổ phần Thương mại và đầu tư Mai Anh

Thông tin là yếu tố quan trọng trong việc đƣa ra các quyết định cụ thể, hoạt động nghiên cứu thông tin sẽ giúp cho tổ chức có những đánh giá đúng đắn dựa trên quá trình thu thập thông tin. Chủ thể quản lý thu thập thông tin từ môi trƣờng kinh doanh và từ chính đối tƣợng quản lý của mình để xây dựng các mục tiêu, kế hoạch, đồng thời chỉ huy, kiểm soát toàn bộ hoạt động của tổ chức. Căn cứ vào các thông tin đầy đủ, chính xác, ngƣời quản lý, ngƣời lãnh đạo có thể đƣa ra đƣợc các quyết định đúng đắn và kịp thời.

Hiện tại, công ty đã có nhóm kinh doanh đi nghiên cứu thị trƣờng, tìm kiếm thị trƣờng, khách hàng nhƣng chƣa đƣợc hiệu quả. Bởi lẽ, công ty chƣa thực sự coi hoạt động nghiên cứu thông tin, phân tích và dự báo Marketing là quan trọng đối với công ty nên đầu tƣ chi phí và hoạt động này còn ít. Nhóm ngƣời đƣợc phân công đi khảo sát thị trƣờng có thể nói còn nghèo nàn về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng. Ngƣời đƣợc cử đi khảo sát chƣa thực sự có kinh nghiệm trong việc lựa chọn đối tƣợng khảo sát. Do đó, kết quả khảo sát có ảnh hƣởng không nhỏ đến những nhận định và đƣa ra quyết định cho chính sách hợp lý và đúng đắn.

- Thành lập tổ nghiên cứu thông tin có đầy đủ kỹ năng và chuyên nghiệp trong công tác.

- Thu thập nghiên cứu thông tin và tiến hành dự báo Marketing thông qua các tài liệu, báo cáo nội bộ công ty.

- Nghiên cứu thông tin thị trƣờng bên ngoài. Trƣớc khi tiến hành nghiên cứu cần xây dựng thang đo, bảng hỏi, xác định số lƣợng mẫu, khoanh vùng cần khảo sát, xác định đối tƣợng cần nghiên cứu khảo sát. Số lƣợng mỗi nhóm khoảng 2 – 3 ngƣời. Thời gian tiến hành khảo sát diễn ra khoảng 5 – 7 ngày. Căn cứ theo vị trí địa lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và theo mục đích phân đoạn thị trƣờng tại công ty có thể sắp xếp hợp lý nhân viên đi khảo sát. Nhân viên khảo sát nên tìm đến các đối tƣợng là chủ đầu tƣ các công trình xây dựng, hoặc tiến hành khảo sát đối với các chủ hộ khu vực chung cƣ để có đƣợc kết quả khảo sát thực tế nhất. Nhân viên

khảo sát nên tránh đối tƣợng là sinh viên. Sau khi khảo sát xong, tập hợp dữ liệu bằng các công cụ khác nhau, đơn giản nhất có thể dùng công cụ Excel để tổng hợp và đƣa ra báo cáo chính xác nhất.

Để tiến hành khảo sát thị trƣờng cần có đầu tƣ chi phí và có khoản chi phí hỗ trợ cho nhân viên, có thể dự kiến khoản chi phí hỗ trợ cho hoạt động này nhƣ sau:

- Chi phí di chuyển: Khoảng 2.000.000 đồng/ 1 ngƣời/ đợt khảo sát. - Chi phí hỗ trợ tiền ăn: Khoảng 1.000.000 đồng/ ngƣời/ đợt khảo sát. - Chi phí liên quan khác: Khoảng 500.000 đồng/ ngƣời/ đợt khảo sát.

Hoạt động nghiên cứu thông tin ở đây không chỉ là hệ thống thị trƣờng mà còn bao gồm cả hệ thống thông tin ghi chép nội bộ, hệ thống tình báo marketing và hệ thống nghiên cứu marketing. Những kết quả nghiên cứu phục vụ cho mục đích của Công ty. Ví dụ nhƣ: những thông tin về nhu cầu thị trƣờng giúp công ty cổ phần Thƣơng mại và Đầu tƣ Mai Anh xây dựng đƣợc chính sách phát triển sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu tiêu dùng, hay thông tin về đối thủ cạnh tranh , những thông tin này đƣợc thu thập từ hệ thống tình báo marketing, có thể cho Công ty biết về sản phẩm của đối thủ, về giá, về chính sách bán hàng của họ, về công nợ, chính sách khuyến mãi và định hƣớng phát triển của họ để từ đó Công ty có thể so sánh và đƣa ra các quyết định đối phó. Ngoài ra, những thông tin này còn giúp Công ty có thể dự báo đƣợc nhu cầu thị trƣờng, dự báo hành động của đối thủ cạnh tranh và dự báo đƣợc hoạt động marketing của Công ty cho thích hợp.

4.4.3. Nâng cấp phần mềm quản lý hàng dự trữ, hàng tồn kho

Hàng dự trữ, tồn kho là một bộ phận quan trong của vốn lƣu đông, là bƣớc đệm cần thiết cho quá trình hoạt động bình thƣờng của doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp không thể tiến hành sản xuất đến đâu mua hàng đến đó hoặc bán hàng đến đâu nhập hàng đến đó. Nguyên vật liệu, vật tƣ không trực tiếp tạo ra lợi nhuận nhƣng có vai trò rất lớn để cho quá trình sản xuất kinh doanh đƣợc tiến hành bình thƣờng. Quản lý nguyên vật liệu, vật tƣ hiệu quả sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động. Do vậy, công ty cần tính toán dự trữ một lƣợng hợp lý vật liệu, vật tƣ, hàng nhập kho. Nếu dự trƣc quá lớn sẽ tốn

kém chi phí lƣu kho, ứ đọng vốn, còn nếu trự trữ quá ít sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn gây hậu quả hàng loạt nhƣ đánh mất thị trƣờng, giảm lợi nhuận doanh nghiệp.

Thực tế, tại công ty cổ phần Thƣơng mại đầu tƣ Mai Anh đã có hệ thống phần kế toán, trong đó có phần quản lý hàng tồn kho, dự trữ nhƣng hệ thống phần mềm chƣa thực sự là hệ thống quản lý tốt. chẳng hạn nhƣ khi xuất báo cáo tổng hợp xuất nhập tồn, báo cáo chỉ hiển thị số lƣợng xuất, nhập, tồn nhƣng không chi tiết mức tồn đang ở trạng thái nào để có thể cảnh báo về mức độ nhập hàng (hay chính xác là mức tồn tối thiểu cần đƣợc hiển thị trên báo cáo) hoặc khi xuất hàng, vật tƣ trong kho thực tế đã hết nhƣng trên hệ thống phần mềm vẫn cho xuất, điều này rất khó quản lý hàng tồn kho và khiến báo cáo trên phần mềm lệch kết quả so với thực tế…Do vậy, cần tiến hành nâng cấp phần mềm quản lý kho để đảm bảo vốn lƣu động đƣợc hiệu quả hơn.

Trƣớc tiên Phòng Tài chính – Kế toán cần tổ chức cuộc họp nội với Ban giám đốc và đề xuất với Ban giám đốc về việc nâng cấp phần mềm quản lý hàng dự trữ, tòn kho để đảm bảo kiểm soát đƣợc nguồn vốn lƣu động hiệu quả hơn.

Tìm hiểu phần mềm có đầy đủ các tính năng phù hợp với yêu cầu của công ty về dự trữ hàng tồn kho, sau khi xác định đƣợc phần mềm phù hợp tiến hành tìm báo giá tốt nhất và trình duyệt lên Ban giám đốc để mua sắm nâng cấp phần mềm.

Trong quá trình chuyển giao phần mềm, cần bố trí thêm nhân lực cho phòng Tài chính – Kế toán để công việc hạch toán đƣợc diễn ra bình thƣờng, không bị gián đoạn.

Sau khi phần mềm đƣợc cài đặt xong cần đầu tƣ thời gian và tài chính cho buổi traning đối với các nhân viên sử dụng phần mềm giúp họ thực hành và phát huy tối đa tính năng của phần mềm một cách hiệu quả nhất.

- Chi phí mua sắm nâng cấp phần mềm: Khoảng 10.000.000 đồng/ 1 phần mềm. - Chi phí cài đặt phần mềm cho bốn máy tính: 500.000 đồng/ máy.

- Chi phí hỗ trợ traning phần mềm: 1000.000 đồng/ 1 buổi (Dự kiến khoảng 2 buổi traing)

Việc nâng cấp phần mềm quản lý hàng dự trữ tồn kho giúp các kế toán viên có thể nẵm rõ đƣợc các quy trình hạch toán và đƣa ra đƣợc các báo cáo chính xác và đầy đủ nhất. Tiết kiệm thời gian trong việc quản lý hàng tồn kho và có thể đƣa ra kế hoạch nhập hàng trong năm và kế hoạch dụ trù cho năm sau, giảm đƣợc chi phí lƣu kho. Báo cáo trên phần mềm là cơ sở cho việc hoạch định các kế hoạch tài chính trong hoạt động kinh doanh của công ty một cách chính xác và nhanh chóng.

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu về công ty Cổ phần Thƣơng mại và Đầu tƣ Mai Anh, tác giả nhận thấy, mặc dù còn nhiều thiếu sót trong vấn đề vận dụng Marketing kinh doanh vào thực tiễn, đặc biệt là sự phối kết hợp của các chính sách trong marketing – mix chƣa đƣợc đồng bộ nhƣng Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Đầu tƣ Mai Anh luôn không ngừng điều chỉnh và đƣa ra các quyết định của mình cho phù hợp với thực tế đang diễn ra. Việc đánh giá thực trạng Marketing – Mix tại công ty Cổ phần Thƣơng mại và Đầu tƣ Mai Anh là cơ sở để từ đó đƣa ra các giải pháp ứng dụng Markeitng không chỉ mang ý nghĩa về mặt lý luận, mà cả về mặt thực tiễn đối với các công ty nói chung và công ty Mai Anh nói riêng. Trong luận văn, một số giải pháp đã đƣợc tác giả đề cập đến có thể ứng dụng đƣợc và phù hợp với tình hình thực tế tại công ty. Tuy nhiên sự thành công của giải pháp còn phụ thuộc nhiều vào những nhân tố chủ quan của công ty và các điều kiện khách quan khác.

Với tƣ cách là học viên nghiên cứu tại công ty trong thời gian ngắn cùng với những kiến thức đƣợc trang bị tại trƣờng ĐH Kinh tế - ĐHQGHN và với đề tài mà tác giả nghiên cứu là “Markeitng – Mix tại công ty Cổ phần Thƣơng mại và Đầu tƣ Mai Anh”, tác giả mong rằng đây sẽ là một đóng góp nhỏ cho công ty trong quá trình kinh doanh và cụ thể là việc ứng dụng Marketing – Mix tại công ty.

Trong thời gian có hạn, với các số liệu thống kê thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, tác giả đã cố gắng hoàn thành luận văn của mình. Tuy nhiên, luận văn cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để có thể phục vụ các nghiên cứu sau này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đoàn Mai Anh, 2015. Marketing – Mix cho Thời trang công sở tại công ty TNHH sản xuất, thương mại và đầu tư Tân Phát. Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại

học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Vũ Trí Dũng và Trần Minh Đạo, 2015. Giáo trình Marketing quốc tế. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

3. Trần Minh Đạo, 2002. Giáo trình Marketing căn bản. Hà Nội: NXB Giáo dục. 4. Hugh Burkitt and John Zealley, 2009. Marketing xuất sắc. Hà Nội: NXB Trẻ. 5. Nguyễn Bách Khoa, 2003. Marketing thương mại điện tử. Hà Nội: NXB Thống kê. 6. Philip Kotler and Garg Arstrong, 2005.Những nguyên lí tiếp thị (tập 2). Hà Nội:

NXB Thống kê.

7. Philip Kotler, 1997.Quản trị Marketing. Hà Nội: NXB Thống kê.

8. PhilipKotler, 2008. Quản trị Marketing (tài liệu dịch). Hà Nội: NXB Lao động – Xã hội.

9. Philip Kotler, 2011. Thấu hiểu tiếp thị từ A đến Z (tài liệu dịch). Thời báo kinh tế Sài Gòn: NXB Trẻ.

10. Jack Trout Steve Rivkin, 2010. Khác biệt hay là chết (tài liệu dịch). Hà Nội:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) marketing mix tại công ty cổ phần thương mại và đầu tư mai anh (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)