Giới thiệu về các chƣơng trình khoa học kỹ thuật

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất lúa vụ hè thu năm 2013 của nông hộ ở xã vị đông huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 28 - 33)

1 .ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.6 Giới thiệu về các chƣơng trình khoa học kỹ thuật

IPM có nghĩa là quản lý dịch hại tổng hợp. Quản lý dịch hại tổng hợp là một hệ thống quản lý dịch hại mà trong khung cảnh cụ thể của môi trƣờng và những biến động quần thể của các loài gây hại, sử dụng tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể đƣợc, nhằm duy trì mật độ của các loài gây hại ở dƣới mức gây ra những thiệt hại kinh tế.

29

Năm nguyên tắc cơ bản trong quản lý dịch hại tổng hợp

- Trồng và chăm cây khoẻ - Thăm đồng thƣờng xuyên

- Nông dân trở thành chuyên gia đồng ruộng - Phòng trừ dịch hại

- Bảo vệ thiên địch

Sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng

- Đúng chủng loại

- Đúng liều lƣợng và nồng độ - Đúng thời điểm (Đúng lúc) - Đúng kỹ thuật (Đúng cách)

Tài liệu tập huấn nông dân tỉnh Ninh Bình.

2.1.6.2 Chương trình 3 giảm 3 tăng

Biện pháp “3 giảm 3 tăng” ra đời dựa trên sự kế thừa chƣơng trình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây lúa. Giải pháp này đƣợc bởi 3 nhà khoa học Việt Nam Phạm Văn Dƣ, Phạm Sỹ Tân, và Nguyễn Hữu Huân đƣa ra tại hội nghị quốc tế về “Quản lý dinh dƣỡng và sâu bệnh cho hệ thống thâm canh lúa” đƣợc tổ chức tại Viện nghiên cứu lúa quốc tế từ ngày 20-22 tháng 5 năm 2005. Ngay sau khi đƣợc áp dụng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã công nhận đó là biện pháp kỹ thuật mới nhằm tăng hiệu quả trồng lúa. Chƣơng trình 3 giảm 3 tăng, đã chứng minh đƣợc tính ƣu việt của nó và dần trở thành phong trào rộng khắp, đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, có nhiều tỉnh thành trong cả nƣớc đã áp dụng rất thành công mô hình này và đã triển khai nhân rộng nhƣ tỉnh Long An, Bạc Liêu, Quảng Bình, An Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi, Bình Định, Vĩnh Long, Đồng Tháp… Do vậy, diện tích lúa canh tác theo phƣơng pháp 3 giảm 3 tăng ngày càng đƣợc mở rộng. Đơn giản là vì bà con nhìn thấy hiệu quả rõ rệt của nó, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh đang có chiều hƣớng diễn biến phức tạp. Theo Nguyễn Hồ Lam và Hoàng Thị Nguyên Hải (2012).

3 giảm trong sản xuất lúa

Giảm lượng giống gieo sạ

Hiện nay theo tập quán sản xuất của nông dân thì lƣợng giống gieo sạ còn quá cao, đa số đều sử dụng với lƣợng giống cao hơn 150 kg/ha. Với lƣợng giống gieo sạ cao trƣớc tiên sẽ làm tăng chi phí tiền giống, thứ hai sẽ làm tăng mật độ số cây lúa trên ruộng, việc tăng mật độ này kéo theo hậu quả là dễ phát sinh sâu bệnh trên ruộng lúa, hao tốn thêm số lần phun xịt thuốc. Đồng thời do

30

nhiều cây lúa trên ruộng thì thêm tốn chất dinh dƣỡng nhiều hơn, phải bón thêm phân.

Giảm lượng thuốc trừ sâu bệnh

Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đa số đều là những độc chất, việc lạm dụng và sử dụng quá nhiều thuốc BVTV cho lúa và các loại cây trồng khác không những gây nguy hại tới hệ sinh thái môi trƣờng đồng ruộng, hệ động thực vật mà còn ảnh hƣởng sâu sắc tới sức khỏe con ngƣời. Trong sản xuất theo hƣớng phát triển bền vững, ngƣời nông dân và cán bộ khoa học kỹ thuật khuyến khích nông cần có ƣu tiên trong lựa chọn giải pháp tối ƣu đối với việc sử dụng biện pháp sinh học, thuốc bảo vệ thực vật sinh học. Nếu áp dụng tốt kiến thức về IPM, gieo sạ đúng liều lƣợng hạt giống, bón phân cân đối - hợp lý, sử dụng những loại phân bón chuyên dùng cho lúa có bổ sung các nguyên tố dinh dƣỡng trung vi lƣợng (TE) thì việc hạn chế sâu bệnh sẽ tốt hơn.

Giảm lượng phân đạm

Thông thƣờng các nông hộ rất ƣa chuộng phân đạm nhƣ Urê, SA... Vì phân đạm nhanh làm cho lúa bốc (sinh trƣởng nhanh, lá lúa chuyển màu xanh nhanh). Nhƣng nếu bón quá lƣợng phân đạm so với nhu cầu của cây lúa thì không những không làm tăng năng suất mà còn làm cho cây lúa mất cân đối về dinh dƣỡng dễ bị sâu bệnh tấn công, dẫn đến giảm năng suất. Đồng thời lãng phí thêm tiền mua phân, lƣợng đạm (N) dƣ thừa làm ô nhiễm môi trƣờng và là một trong những nguyên nhân gây ung thƣ (do dƣ thừa chất NO3- --> NO2 trong nƣớc và nông sản). Nhƣ vậy, muốn bón đúng liều lƣợng để hạn chế tác hại trên, nông dân nên sử dụng phân NPK chuyên dùng cho lúa. Bón đạm (N) cần sử dụng dụng cụ bảng so màu lá lúa sẽ đáp ứng đúng và đủ nhu cầu N của lúa.

3 tăng trong sản xuất lúa

Tăng năng suất lúa:do áp dụng đúng kỹ thuật gieo trồng, đầu tƣ

phân bón, chăm sóc tốt đúng quy trình kỹ thuật.

Tăng chất lượng lúa gạo: sản phẩm không có dƣ lƣợng thuốc bảo

vệ thực vật, mẫu mã hàng hóa sáng đẹp. Cần sử dụng đúng giống lúa, bón phân cân đối hợp lý, chú ý các khâu kỹ thuật sau thu hoạch.

Tăng hiệu quả kinh tế:do giảm đƣợc giống gieo, giảm sử dụng

thuốc bảo vệ thực vật và sử dụng phân bón hợp lý, tăng năng suất cây trồng.Theo Nguyễn Ngọc Vƣơng Chi.

2.1.6.3 Chương trình 1 phải 5 giảm

Chƣơng trình 1 phải 5 giảm ra đời trên sự kế thừa và phát huy từ chƣơng trình 3 giảm 3 tăng.

31 1 phải

Sử dụng giống lúa xác nhận: sử dụng giống lúa xác nhận sẽ đảm bảo đƣợc nguồn gốc, chất lƣợng, năng suất khi gieo trồng,

5 giảm

Giảm lượng giống gieo sạ

Nếu gieo sạ nhiều giống không những gây lãng phí giống sử dụng mà còn ảnh hƣởng xấu đến mật độ sinh trƣởng của cây lúa khi trƣởng thành.

Sử dụng hạt giống chất lƣợng cao, độ thuần cao, sạch sâu bệnh, tỷ lệ nảy mầm tốt.

Trƣớc lúc ngâm ủ làm sạch tạp chất, phơi lại nắng nhẹ để tăng sức nẩy mầm cho hạt giống.

Ngâm ủ phải đúng kỹ thuật làm tăng tỷ lệ nảy mầm. Gieo đều và đúng kỹ thuật theo từng thời vụ.

Giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật

Đối với cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng nếu sử dụng thuốc BVTV không đúng không những gây thiệt hại về kinh tế mà còn gây hậu quả đến môi trƣờng sinh thái và tạo sự bùng phát dịch hại còn nặng hơn.

Khuyến cáo để giảm lƣợng thuốc phòng trừ sâu bệnh nông dân cần phải áp dụng biện pháp kỹ thuật IPM trong suốt quá trình sinh trƣởng của cây. Sử dụng các giống kháng sâu bệnh để giảm lƣợng thuốc. Chăm sóc bón phân cân đối hợp lý giúp cây trồng sinh trƣởng thuận lợi.

Giảm lượng phân đạm

Việc đầu tƣ phân bón cho lúa là cần thiết để tăng hiệu quả sản xuất, nhƣng nếu bón đạm không cân đối sẽ làm giống không phát huy đƣợc năng suất. Để trồng lúa có năng suất và có hiệu quả kinh tế cần đầu tƣ phân bón đúng, đủ và áp dụng bón đạm theo nhu cầu dinh dƣỡng của cây.

Khi bón đạm vào đất cho lúa tùy điều kiện thời tiết và loại đất, cây lúa chỉ sử dụng đƣợc 40% lƣợng đạm, 20% đạm do đất giữ chặt còn 40% đạm bị rửa trôi và bốc hơi. Cây lúa cần nhiều đạm trong suốt quá trình sinh trƣởng và phát triển, đặc biệt là hai thời kỳ đẻ nhánh và làm đòng. Đây là hai thời kỳ mà cây lúa cần nhiều dinh dƣỡng đạm nhất.

+ Thời kỳ lúa đẻ nhánh: do lƣợng đạm bón thúc khi gieo đã hết. Cây trồng cần nhiều năng lƣợng cung cấp cho sự phát triển thân lá, rễ và hình thành các dãnh mới.

32

+ Thời kỳ lúa làm đòng: cây cần bổ sung dinh dƣỡng để tiếp tục phát triển thân, lá và đặc biệt cung cấp năng lƣợng cho sự hình thành cơ quan sinh sản của cây lúa, bông, dé và hạt.

Giảm lượng nước (tiết kiệm nước)

Trong điều kiện tự nhiên hiện nay, hạn hán xảy ra triền miên, việc tƣới tiêu vừa đủ cho cây lúa, tránh lãng phí nƣớc nhƣng vẫn đảm bảo năng suất thì rất thiết thực. Ngoài ra có thể tiết kiệm đƣợc một khoảng chi phí đáng kể cho nông hộ.

Giảm thất thoát sau thu hoạch

Thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp so với gặt tay và sử dụng biện pháp phơi thóc trên sân chuyên dùng hoặc sấy đảm bảo tránh đƣợc lƣợng thất thoát đáng kể hơn so với trƣớc đây.

2.1.6.4 Công nghệ sinh thái

“Công nghệ sinh thái” là thiết kế lại hệ thống ruộng lúa sao cho đa dạng hóa về thực vật và động vật. Từ đó tạo đƣợc chuỗi thức ăn và mạng lƣới thức ăn trong sự biến động nhƣng cân bằng còn đƣợc gọi là dịch vụ sinh thái (Ecological Services). Từ dịch vụ sinh thái này các thiên địch sẽ tấn công các loài sâu hại và giữ mật số của dịch hại ở mức thấp nhất không gây ra sự mất mát năng suất và chúng ta không cần phải xử lý thuốc trừ sâu.

Trồng các loại hoa có phấn hoa và mật hoa trên bờ ruộng thì các loài thiên địch ở giai đoạn trƣởng thành cần ăn thêm mật và phấn hoa để bổ sung năng lƣợng cho sự sinh sản. Do đó, nếu trên bờ ruộng hay các cây trồng khác xung quanh có nhiều hoa với lƣợng mật và phấn hoa dồi dào sẽ thu hút chúng đến ăn và rồi cƣ ngụ ngay trong ruộng lúa để tấn công các loại sâu rầy. Có nhiều loài cây nhỏ có nhiều hoa và hoa phát triển quanh năm sẽ thu hút nhiều côn trùng có ích. Chúng có thể trồng dễ dàng trên bờ ruộng, ít phải chăm sóc.

2.1.6.5 Nhật ký đồng ruộng

Nông sản Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào thị trƣờng thế giới, không chỉ lúa gạo, cao su, hồ tiêu, cà phê, điều mà cà các mặt hàng chè, rau, quả. Thị trƣờng không chỉ những nƣớc đang phát triển châu Á, châu Phi mà cả những thị trƣờng khó tính nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu, châu Mỹ. Điều mà ngƣời tiêu dùng, nhà nhập khẩu quan tâm đầu tiên là độ an toàn, truy xuất đƣợc nguồn gốc. Giấy chứng nhận an toàn sẽ đƣợc các cơ quan nhà nƣớc Việt Nam chứng thực, nhƣng để chứng thực đƣợc thì phải có cơ sở mà một trong những cơ sở đó là nhật ký đồng ruộng của ngƣời sản xuất. Bangladet, một nƣớc cũng đang trong giai đoạn phát triển nhƣng họ đã làm tốt công tác này.

33

Có nhật ký đồng ruộng, ngƣời nông dân không những đƣợc lợi trong tiêu thụ sản phẩm có giá cao hơn mà còn qua đó họ tự đúc kết, đánh giá đƣợc hiệu quả của sản xuất, của từng giải pháp kỹ thuật, của từng loại phân bón, thuốc BVTV. Nên họ có thể điều chỉnh đƣợc trong việc sử dụng vật tƣ tối ƣu sao cho đạt năng suất cao nhất nhƣng lại có giá thành thấp nhất. Điều đấy rất có ý nghĩa vì nông sản của họ có sức cạnh tranh cao hơn, lợi nhuận nhiều hơn.

Qua đó, các chuyên gia kỹ thuật, các nhà quản lý dựa vào đấy để có thể đánh giá, đúc kết hiệu quả thực tế trên đồng ruộng của từng giải pháp kỹ thuật, để điều chỉnh, cải tiến các giải pháp sao cho phù hợp nhất với điều kiện tự nhiên cũng nhƣ tập quán sản xuất. Nhật ký đồng ruộng những ngƣời trong mô hình phải đạt 4 yêu cầu cơ bản:

- An toàn cho ngƣời sử dụng nông sản; - An toàn cho ngƣời sản xuất;

- Thân thiện với môi trƣờng; - Truy xuất đƣợc nguồn gốc.

Điều đó có nghĩa là với nông dân trong mô hình GAP, VietGAP thì chủ yếu đã đảm bảo nông sản và sản xuất nông sản an toàn còn các giải pháp kỹ thuật thì đã có quy trình. Còn mục đích của việc ghi chép của những ngƣời ngoài mô hình là để có thể tự tính toán hiệu quả kinh tế từ tài chính đến lao động, tự nhận xét, đúc kết hiệu quả kinh tế của từng giải pháp kỹ thuật, của từng loại vật tƣ đầu vào để có thể điều chỉnh để tạo nên năng suất cao, giá thành thấp, hiệu quả kinh tế tối ƣu. Quang Ngọc (2013).

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất lúa vụ hè thu năm 2013 của nông hộ ở xã vị đông huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)