Khái quát về cây lúa

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất lúa vụ hè thu năm 2013 của nông hộ ở xã vị đông huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 26 - 28)

1 .ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.5 Khái quát về cây lúa

2.1.5.1 Nguồn gốc

Lúa có nguồn gốc từ châu Á và châu Phi đƣợc trồng tới 90% diện tích ở châu Á (FAO, 1996) và đƣợc Alexandre đại đế nhập vào châu Âu vào thời điểm 300 năm trƣớc Công nguyên.

Tổ tiên của lúa ở châu Á là Oryza Sativa là một loại lúa hoang phổ biến

(Oryza rufipogon) dƣờng nhƣ có nguồn gốc tại khu vực xung quanh chân núi

Himalaya, với Oryza Sativa thứ Indica ở Ấn Độ và Oryza Sativa Japonica ở

Trung Quốc. Hiện nay, đây là giống lúa chính đƣợc gieo trồng làm cây lƣơng thực trên khắp thế giới. Nhiều giả thuyết khác nhau về nơi đầu tiên tiến hành việc gieo trồng hay thuần hoá giống lúa này. FAO (1996).

2.1.5.2 Phân loại

Cây lúa thuộc:

- Giới: Plantae (thực vật). - Ngành: Manoliphyta (thực vật hạt kín). - Lớp: Liliopsida (lớp thực vật một lá mầm). - Bộ: Cyperales (cỏ). - Họ: Poaceae (hoà bản). - Chi: Oryza.

Có hơn 28 loài hoang dại đã đƣợc định danh, có tổng nhiễm sắc thể là 24 – 48n. Năm 1963, các nhà di truyền học đã công nhận còn 19 loài, loài Oryza

sativa và Oryza glaberrima là hai loài lúa trồng còn lại là lúa dại, phổ biến

nhất là loài Oryza Sativa còn Oryza glaberrima chỉ chiếm diện tích nhỏ ở Tây Phi và có năng suất thấp. FAO (1996).

2.1.5.3 Đặc điểm thực vật học của cây lúa Rễ lúa

Bộ rễ lúa thuộc loại rễ chùm gồm có: rễ mộng là rễ ra đầu tiên và sau đó là các rễ phụ. Những rễ non có màu trắng sữa, rễ trƣởng thành có màu vàng nâu và nâu đậm, rễ đã già có màu đen.

27

Rễ có tác dụng giúp cho việc hút nƣớc, chất dinh dƣỡng và vận chuyển lên phía trên. Ngoài ra rễ còn giúp cho cây đứng vững trong đất.

Thân lúa

Thân lúa hình tròn nhƣ ống, phía trong rỗng, trên thân gồm có nhiều mắt và lóng. Trƣớc thời kỳ lúa trổ, thân lúa đƣợc bao bọc bởi bẹ lá. Tổng số mắt trên thân chính bằng số lá trên thân cộng thêm 2. Chỉ vài lóng ở ngọn dài ra, số còn lại ngắn và dày đặc. Lóng trên cùng dày nhất. Một lóng dài hơn 5mm đƣợc xem là lóng dài. Số lóng dài từ 3 – 8 lóng.

Cây lúa có thể đẻ nhánh khi có 4 – 5 lá thật. Ở ruộng lúa cấy, sau khi bén rễ hồi xanh cây lúa bắt đầu đẻ nhánh. Lúa kết thúc đẻ nhánh vào thời kỳ làm đốt 1, làm đòng. Từ cây mẹ đẻ ra nhánh con (cấp 1), nhánh cấp 1 đẻ nhánh cấp 2, nhánh cấp 2 đẻ nhánh cấp 3. Những nhánh hình thành giai đoạn cuối thƣờng là nhánh vô hiệu.

Thân giữ cho cây đứng vững, vận chuyển và dự trữ nƣớc, muối khoáng đƣợc thân vận chuyển lên lá để thực hiện chức năng quang hợp và các sản phẩm đồng hoá chuyển đi các bộ phận khác đều phải qua thân. Thân dự trữ đƣờng, bột cho bông phát dục ở thời kỳ sau.

Lá lúa gồm: bẹ lá, phiến lá, lá thìa và tai lá.

- Bẹ lá là phần đáy lá kéo dài cuộn thành hình trụ và bao phần non của thân.

- Phiến lá hẹp, phẳng và dài hơn bẹ lá (trừ lá thứ 2). - Lá thìa là vảy nhỏ và trắng hình tam giác.

- Tai lá là một cặp tai lá hình lƣỡi liềm.

Lá đƣợc hình thành từ các mầm lá ở mắt thân. Lá sinh trƣởng dài ra bắt đầu từ đầu lá rồi đến phiến lá, sau đó mới đến bẹ lá dài ra. Tốc độ ra lá thay đổi theo thời gian sinh trƣởng và điều kiện ngoại cảnh. Số lá trên cây phụ thuộc chủ yếu vào giống, thời vụ cấy, biện pháp bón phân và quá trình chăm sóc. Lá ở thời kỳ nào thƣờng quyết định đến sinh trƣởng của cây trong thời kỳ đó. Ba lá cuối cùng thƣờng liên quan và ảnh hƣởng trực tiếp đến thời kỳ làm đòng và hình thành hạt.

Lá làm nhiệm vụ quang hợp, chăm sóc hợp lý, đảm bảo cho bộ lá khoẻ, tuổi thọ lá (nhất là lá đòng), lúa sẽ chắc hạt, năng suất cao.

28

Bông lúa

Bông lúa là loại hoa chùm gồm có: trục bông, nhánh (gié cấp 1), chẽn (gié cấp 2) và hoa. Thƣờng mỗi mắt là một nhánh, mọc xen kẻ nhau, chỉ có mắt ở gốc bông mới có thể có 2 đến 3 mắt mọc chung nhau. Bông lúa dài hay ngắn tuỳ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và tuỳ theo giống, trung bình 20 – 25cm. Cao Xuân Tài (2006).

2.1.5.4 Quy trình sinh trưởng

Quy trình sinh trƣởng của cây lúa đƣợc thể hiện ở sơ đồ sau:

Gieo Đẻ nhánh Làm đòng Trổ Chín

Sinh trƣởng dinh dƣỡng Sinh trƣởng sinh thực

Tùy theo giống 35 ngày 30 ngày

Nguồn: Tài liệu tập huấn nông dân tỉnh Ninh Bình

Hình 2.2 Sơ đồ các thời kỳ và giai đoạn sinh trƣởng của lúa

Dựa vào sơ đồ ta có thể biết đƣợc toàn bộ giai đoạn sinh trƣởng của cây lúa. Khoảng thời gian từ khi gieo cho đến khi lúa chín hoàn toàn đƣợc gọi là tổng thời gian sinh trƣởng của cây lúa, trong thời gian này đƣợc chia làm hai thời kỳ:

- Thời kỳ sinh trƣởng dinh dƣỡng

Từ khi gieo đến phân hóa đòng. Thời kỳ này đƣợc phân thành hai giai đoạn khác nhau: từ gieo đẻ nhánh và từ đẻ nhánh đến phân hóa đòng.

- Thời kỳ sinh trƣởng sinh thực

Từ bắt đầu làm đòng cho đến chín hoàn toàn của tất cả các giống đều bằng nhau. Thời kỳ này cũng đƣợc phân thành hai giai đoạn: từ phân hóa đòng đến trổ (khoảng 30 – 35 ngày) và từ trổ đến chín (khoảng 30 ngày).

2.1.6 Giới thiệu về các chƣơng trình khoa học kỹ thuật 2.1.6.1 IPM (Integrated Pest Management)

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất lúa vụ hè thu năm 2013 của nông hộ ở xã vị đông huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 26 - 28)