Tham gia tập huấn

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất lúa vụ hè thu năm 2013 của nông hộ ở xã vị đông huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 62 - 63)

1 .ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4.1.9 Tham gia tập huấn

Việc mở lớp tập huấn ở các địa phƣơng đặc biệt là vùng sâu vùng xa không tiếp cận đƣợc các phƣơng tiện thông tin, các chƣơng trình về khuyến nông trên báo đài là việc làm cần thiết để truyền đạt kiến thức và kĩ thuật sản xuất đạt hiệu quả trong canh tác lúa. Hình thức phổ biến nhất hiện nay là mở lớp tập huấn tại nhà dân, hội thảo kỹ thuật, hội nghị đầu bờ, hoặc để ngƣời dân tham gia vào các câu lạc bộ sản xuất lúa giống, các hợp tác xã nông nghiệp, để tăng cƣờng khả năng tiếp cận của nông hộ đối với kỹ thuật mới, quy trình canh tác đúng, cải tạo đất, lựa chọn giống tốt và nhân giống đúng kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh đúng cách để có hiệu quả và ứng dụng khoa học kỹ thuật nhƣ: 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, cơ giới hóa trong nông nghiệp.

Trong năm 2013, các công tác chuẩn bị cho việc tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho ngƣời dân tại xã Vị Đông vẫn đang đƣợc quan tâm. Điển hình là trong năm phòng nông nghiệp huyện Vị Thuỷ phối hợp với các cán bộ khuyến nông xã mở các lớp về “Quy trình canh tác lúa áp dụng 1 phải 5 giảm”, “Áp dụng 3 giảm 3 tăng trong kỹ thuật sản xuất”, “Phòng trừ dịch hại trên lúa”, “kỹ thuật trồng rau màu và sản xuất lúa giống”. Các chƣơng trình này đƣợc các cán bộ thƣờng xuyên nắm bắt tình hình và nhu cầu sản xuất của nông dân và triển khai. Thƣờng thì sẽ đƣợc mở vào đầu những vụ sản xuất mới để ngƣời dân có nhiều kiến thức, cơ hội để lựa chọn các mô hình sản xuất mới. Tuy có sự quan tâm và hỗ trợ từ các cấp ngành có liên quan, nhƣng công tác tập huấn khoa học kỹ thuật mới cho ngƣời dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong công tác chuyển giao. Để nắm rõ hơn về tình hình tham gia tập huấn và ứng dụng tập huấn vào sản xuất của nông hộ tại xã Vị Đông sẽ đƣợc trình bày trong bảng 4.10:

Bảng 4.10 Tình hình tham gia tập huấn của nông hộ

Tình hình tham gia tập huấn Số hộ Tỷ trọng %

Không tham gia tập huấn 42 35,0

Tham gia tập huấn 78 65,0

Không áp dụng 21 26,9

Áp dụng 57 73,1

TỔNG 120 100

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 10/2013

Trong 120 mẫu điều tra trên địa bàn nghiên cứu có 78 hộ (chiếm 65,0%) trên tổng số hộ đƣợc hoặc từng tham gia tập huấn. Có 42 hộ (chiếm 35,0%) không tham gia tập huấn vì không có thông tin hoặc không muốn tham gia.

63

Những nông hộ có tham gia tập huấn thì đa số là những hộ nằm trong các câu lạc bộ và hợp tác xã nông nghiệp, hoặc do những đại lý hoặc cửa hàng vật tƣ nông nghiệp mời tham dự các buổi giới thiệu thuốc của các công ty thuốc BVTV. Các hộ nằm ngoài các câu lạc bộ hoặc hợp tác xã thì chƣa đƣợc mời tham dự những buổi trình diễn hoặc không có thông tin về chƣơng trình tham gia tập huấn.

Trong 78 hộ tham gia tập huấn chỉ có 57 hộ (chiếm 73,1%) áp dụng các kỹ thuật này vào quá trình canh tác của mình hoặc áp dụng một phần, 21 hộ còn lại chiếm 26,9% không áp dụng các kỹ thuật này vào mô hình sản xuất của mình. Ở các buổi tập huấn này đã dạy nông dân áp những kỹ thuật canh tác mới vào sản xuất. Trong đó có kỹ thuật sạ hàng giúp giảm đƣợc lƣợng giống đồng thời giảm đƣợc nhiều chi phí khác nhƣ phân bón, thuốc BVTV. Việc ứng dụng kỹ thuật mới này vào sản xuất của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu đƣợc trình bày qua bảng 4.11:

Bảng 4.11 Phƣơng thức gieo sạ trong sản xuất lúa của nông hộ

Chỉ tiêu Số hộ Tỷ trọng (%)

Sạ hàng 71 59,2

Sạ tay 49 40,8

TỔNG 120 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 10/2013

Qua điều tra khảo sát, số nông hộ áp dụng phƣơng thức sạ hàng trong sản xuất là 71 hộ chiếm 59,2% chủ yếu là ở những hộ có diện tích canh tác lớn, còn 40,8% tƣơng đƣơng 49 hộ vẫn còn áp dụng kỹ thuật sạ tay (sạ lan). Có thể lý giải cho việc chƣa áp dụng kỹ thuật sạ hàng hoàn toàn ở các hộ là do lao động ít, khi sử dụng kỹ thuật sạ hàng phải có từ 2 ngƣời trở lên và phải có sức lao động. Ngoài ra, nông hộ chọn phƣơng pháp sạ tay là do diện tích sản xuất nhỏ và không có lao động để sử dụng dụng cụ sạ hàng. Các hộ áp dụng kỹ thuật sản xuất đƣợc tập huấn vào mô hình canh tác của mình cũng nhận ra đƣợc rằng năng suất và lợi nhuận của họ tăng hơn đáng kể so với trƣớc đây, do giảm đƣợc chi phí về giống, phân bón cũng nhƣ thuốc nông dƣợc.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất lúa vụ hè thu năm 2013 của nông hộ ở xã vị đông huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 62 - 63)