1 .ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu
2.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả
Phƣơng pháp thống kê mô tả sử dụng trong đề tài nhằm mô tả thực trạng chung của nông hộ trồng lúa ở xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.
35
Cụ thể nhƣ: độ tuổi, số năm kinh nghiệm, trình độ học vấn, nhân khẩu, lao động, diện tích đất trồng lúa, các kỹ thuật đƣợc áp dụng.
Phƣơng pháp thống kê mô tả là phƣơng pháp mô tả dữ liệu bằng các phép tính và chỉ số thống kê nhƣ: số trung bình, số trung vị, phƣơng sai, độ lệch chuẩn…là quá trình sử lý các số liệu thu thập nhằm đạt đƣợc các mục tiêu nghiên cứu. Để mô tả và tìm hiểu về đặc tính phân phối của một mẫu số liệu thô thì cần phải lập bảng phân phối tần số.
2.2.2.2 Phương pháp so sánh số tương đối và tuyệt đối
Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh tế, phƣơng pháp đòi hỏi các chỉ tiêu phải có cùng điều kiện có tính so sánh để đƣợc xem xét, đánh giá, rút ra kết luận về hiện tƣợng, quy trình kinh tế.
- So sánh số tƣơng đối: là kết quả của phép chia giữa hiệu số trị số kỳ phân tích so với kỳ gốc chia cho trị số của kỳ gốc. Kết quả biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các hiện tƣợng kinh tế.
Phƣơng pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của các mức độ các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trƣởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trƣởng giữa các chỉ tiêu.
Phƣơng pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trƣớc của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế.
- So sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu, kết quả biểu hiện quy mô của hiện tƣợng kinh tế.
2.2.2.3 Mô hình hàm sản xuất Cobb - Douglas
Qua quá trình khảo sát và lựa chọn từ những mô hình đã đƣợc sử dụng trong bảng 2.1 (trang 11), đề tài quyết định lựa chọn mô hình hàm sản xuất biên ngẫu nhiên Cobb – Douglas với các biến đầu vào kỳ vọng có ảnh hƣởng đến năng suất của nông hộ là: lƣợng giống gieo sạ, lƣợng phân N, P, K nguyên chất, chi phí thuốc BVTV, ngày công lao động, diện tích sản xuất, kinh nghiệm và biến giả tham gia tập huấn. Mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglas đƣợc áp dụng nhằm phân tích và đánh giá ảnh hƣởng của các yếu tố đầu vào của các nông hộ sản xuất lúa vụ Hè Thu năm 2013 tại xã Vị Đông, huyện Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang sử dụng cho năng suất đến đạt đƣợc. Nó có dạng cụ thể nhƣ sau:
lnYi = 0 + 1lnG + 2lnN + 3lnP + 4lnK + 5lnTh + 6lnNC + 7lnDT + 8lnKn + 9TH + ei
36 Trong đó:
Yi : Năng suất lúa mà nông hộ thứ i đạt đƣợc, đƣợc tính bằng kg/công. 0 : Các hệ số cần đƣợc ƣớc lƣợng trong mô hình (k = 0, 1, 2, ..., 9). ei : Sai số hỗn hợp của mô hình (ei = vi – ui).
G : Lƣợng giống gieo sạ (kg/công).
N : Lƣợng phân đạm nguyên chất đƣợc sử dụng (kg/công). P : Lƣợng phân lân nguyên chất đƣợc sử dụng (kg/công). K : Lƣợng phân kali nguyên chất đƣợc sử dụng (kg/công).
Các loại phân nguyên chất trên đƣợc tính bằng: lƣợng phân hỗn hợp mà nông hộ sử dụng nhân cho %N, %P, %K có trong các loại phân hỗn hợp đó nhƣ: Urea (46%N), DAP (18-46-0), Kali (61%K), Lân (18%P2O5), NPK (16- 16-8), NPK (20-20-15), NPK (25-25-5), Đầu trâu TE A1 (21-14-7), Đầu trâu TE A2 (17-4-21).
Th : Chi phí thuốc nông dƣợc đƣợc tính bằng tổng chi phí cho các loại thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc bệnh và thuốc dƣỡng, đơn vị tính là 1.000đ/công.
NC : Số ngày công lao động đƣợc tính bằng toàn bộ số ngày công lao động gia đình và thuê mƣớn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nhƣ gieo sạ, cấy dặm, bón phân, phun thuốc và chăm sóc, đơn vị tính là ngày công/công.
DT : Diện tích đất dùng để sản xuất lúa của nông hộ, bao gồm phần đất nhà và thuê mƣớn, đơn vị tính là công.
Kn : Kinh nghiệm sản xuất lúa của nông hộ (năm).
TH : Biến giả tập huấn (1 = có tham gia tập huấn, 0= không tham gia). Bảng 2.3 thể hiện dấu kỳ vọng đối với các biến trong mô hình hàm sản xuất của nông hộ trồng lúa vụ Hè Thu 2013 tại xã Vị Đông, huyện Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang:
37
Bảng 2.3 Dấu kỳ vọng đối với các biến số trong mô hình hàm sản xuất lúa vụ Hè Thu 2013 tại xã Vị Đông, huyện Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang
Biến số Diễn giải Dấu kỳ vọng
LnG Lƣợng giống gieo sạ (kg/công) +
LnN Lƣợng phân N nguyên chất (kg/công) +
LnP Lƣợng phân P nguyên chất (kg/công) -
LnK Lƣợng phân K nguyên chất (kg/công) +
LnTh Chi phí thuốc nông dƣợc (1.000đ/công) +
LnNC Ngày công lao động (ngày/công) +
LnDT Diện tích sản xuất (công) +
LnKn Kinh nghiệm sản xuất (năm) -
TH Tham gia tập huấn +
Trong mô hình hồi quy trên, các giá trị ak đại diện cho mức ảnh hƣởng của các yếu tố đầu vào đối với năng suất. Chúng còn đo lƣờng hệ số co giãn của năng suất theo số lƣợng của các yếu tố đầu vào vì chúng cho biết khi các yếu tố đầu vào tăng lên 1% thì làm năng suất thay đổi ak%. Mức thay đổi đồng biến hay nghịch biến tuỳ thuộc vào dấu của giá trị ak. Phƣơng pháp ƣớc lƣợng khả năng cao nhất (MLE) đƣợc áp dụng để ƣớc lƣợng các tham số của mô hình biên ngẫu nhiên. Kết quả ƣớc lƣợng cũng sẽ cho thấy mức phi hiệu quả (ui) của từng hộ nông dân.
38