1 .ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN VỊ THUỶ
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Vị Thủy nằm ở cửa ngõ liền kề phía Đông của thành phố Vị Thanh, các trung tâm của thành phố Vị Thanh khoảng 10km, địa giới hành chính của huyện đƣợc xác định nhƣ sau:
Phía Bắc giáp huyện Châu Thành A và tỉnh Kiên Giang Phía Nam giáp huyện Long Mỹ
Phía Đông giáp huyện Phụng Hiệp Phía Tây giáp thành phố Vị Thanh
Tổng diện tích tự nhiên của huyện 23.022,54 ha và dân số 100.121 ngƣời (năm 2010), chiếm 14,36% diện tích tự nhiên và 13,27% dân số toàn tỉnh Hậu Giang; Vị Thuỷ gồm 10 đơn vị hành chính (1 thị trấn và 9 xã); trung tâm là Thị trấn Nàng Mau, xã Vị Bình, xã Vị Thanh, xã Vị Đông, xã Vị Thắng, xã Vị Trung, xã Vị Thủy, xã Vĩnh Trung, xã Vĩnh Tƣờng, xã Vĩnh Thuận Tây.
Vị trí nằm ở cửa ngõ liền kề với trung tâm tỉnh lỵ, Vị Thuỷ có khả năng phát huy lợi thế trong mối liên kết kinh tế liên vùng khá quan trọng của tỉnh Hậu Giang với chức năng phát triển chính là thƣơng mại dịch vụ. Bên cạnh đó, nông nghiệp của huyện có khả năng phát triển nhƣ một trung tâm giao dịch về nông sản phẩm và công nghệ - kỹ thuật nông ngƣ nghiệp. Về phát triển đô thị, Vị Thuỷ có khuynh hƣớng phát triển hƣớng về TP. Vị Thanh, hình thành một cụm đô thị lớn với hệ thống cơ sở hạ tầng đang đƣợc đầu tƣ nâng cấp nhƣ: Quốc lộ 61, đƣờng nối thành phố Cần Thơ – Vị Thanh, tỉnh lộ 923 (HL12 cũ) cặp bờ nam kênh Xà No, mạng lƣới đƣờng liên xã, ấp cùng với các kênh rạch lớn tạo thế giao thông thuỷ - bộ liên vùng.
40
Hình 3.1 Bản đồ địa giới hành chính huyện Vị Thủy – tỉnh Hậu Giang
41
3.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Địa hình khu vực huyện Vị Thuỷ có cao độ trung bình từ 0,5m – 0,7m, dạng địa hình trung bình và thấp. Chênh mức địa hình mang tính cục bộ, không theo vùng lớn, khu vực cặp hai bên kênh Xà No có địa hình trung bình, càng xa kênh khuynh hƣớng thấp dần. Một số vùng trũng thấp nhƣ khu vực phía Bắc xã Vị Bình, Vĩnh Tƣờng (tiếp giáp với khu vực Lung Ngọc Hoàng của huyện Phụng Hiệp), dọc kênh 8 ngàn, có cao trình biến đổi từ 0,2m – 0,3m. Nhìn chung địa hình của huyện tƣơng đối bằng phẳng, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp và giao thông vận tải.
Diện tích tự nhiên của huyện Vị Thủy là 23.022,57 ha chiếm 7,71% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh. Tình hình sử dụng đất của huyện nhìn chung không có thay đổi qua các năm. Tính đến năm 2012, diện tích đất nông nghiệp là 21.313,38 ha trên tổng số 23.022,57 ha chiếm 92,58%; đất dùng vào lâm nghiệp 265,96 ha (chiếm 1,15%); đất chuyên dùng 1.048,94 ha (chiếm 4,56%); đất khu dân cƣ 294,74 ha (chiếm 1,28%); và đất chƣa sử dụng 99,55 ha (chiếm 0,43%).
3.1.1.3 Khí hậu
Khí hậu khu vực huyện Vị Thủy mang đặc trƣng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đồng bằng Nam Bộ. Độ ẩm luôn cao hơn 75%, ít chịu ảnh hƣởng của bão nên khá thuận lợi cho sản xuất. Nhiệt độ không khí ổn định ở mức cao, nhƣng thay đổi theo mùa trong năm (2 mùa rõ rệt), mùa mƣanhiệt độ có xu hƣớng tăng cao hơn, tuy nhiên sự chênh lệch của các tháng trong năm không lớn (khoảng 2,5o
C). Nhiệt độ trung bình là 26,6oC (trung bình thấp nhất 24,4oC, trung bình cao nhất 28,4o
C). Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 11, chiếm trên 95% tổng lƣợng mƣa cả năm; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lƣợng mƣa trung bình năm khá lớn, khoảng 1.946mm, số ngày mƣa trung bình 189 ngày/năm.
Những đặc trƣng khí hậu của vùng nói chung và khu vực huyện Vị Thuỷ nói riêng cho thấy: Khí hậu thuận lợi cho nền nông nghiệp đa canh và thâm canh có hiệu quả khi đƣợc đầu tƣ đồng bộ hệ thống thuỷ lợi cho tƣới tiêu và năng lực sản xuất (cơ giới hoá, kỹ thuật, vốn...). Do đặc điểm khí hậu nên sản phẩm nông nghiệp có tính mùa vụ, trong những năm tới cần chú ý đến yếu tố chọn tạo giống mới, chuyển đổi cơ cấu, kỹ thuật canh tác để thu hoạch rải vụ, cung cấp nguyên liệu liên tục cho chế biến. Ngoài ra yếu tố độ ẩm cao, lƣợng mƣa phân bố không đều cũng đòi hỏi nhiều trang bị kỹ thuật cho khâu phơi sấy, tồn trữ và bảo quản nông sản.
42
3.1.1.4 Thuỷ văn
Hai đặc điểm nổi bật của chế độ thuỷ văn nƣớc mặt trên địa bàn huyện Vị Thuỷ là tình trạng ngập úng vào mùa mƣa và xâm nhập mặn vào mùa khô.
Ngập úng là hiện tƣợng thuỷ văn xảy ra thƣờng xuyên do: Lũ thừ thƣợng nguồn sông Mê Kông tràn về không kịp tiêu ra biển, mƣa tại chỗ với vũ lƣợng lớn vào thời điểm triều cƣờng biển Đông và biển Tây xâm nhập vào nội đồng. Do huyện nằm cuối nguồn nên lũ thƣờng đến muộn, cƣờng độ lũ và nƣớc ngập không lớn, song do huyện nằm trong vùng giáp nƣớc giữa thuỷ triều biển Đông và biển Tây nên lũ tiêu thoát chậm và mức ngập có xu hƣớng tăng dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Trên địa bàn huyện, mức độ ngập lũ hàng năm phụ thuộc vào lƣợng mƣa, nƣớc lũ từ sông Mê Kông và triều biển Đông
Lũ lụt cũng có mặt lợi là góp phần bồi đắp thêm phù sa cho diện tích sản xuẩ nông nghiệp, rửa phèn mặn và tàn dƣ của các loại thuốc hoá học sử dụng trong nông nghiệp và sản xuất khác nhƣ thuốc trừ sâu, bệnh.
Thuỷ triều
Vị Thuỷ chịu ảnh hƣởng của 2 chế độ thuỷ triều:
Chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông thông qua sông Hậu. Phần ảnh hƣởng của chế độ bán nhật triều có biên độ lớn, nên có thể lợi dụng tƣới tiêu tự chảy trên phạm vi dọc theo sông Hậu và sâu vào khoảng 10km tuỳ theo địa hình.
Chế độ nhật triều biển Tây qua sông Cái Lớn. Đối với vùng bị ảnh hƣởng triều biển Tây, tuy chỉ cách biển khoảng 40 km, song biên độ triều thấp 30 – 35 cm, đỉnh triều cũng chỉ 70 – 90 km nên không thể lợi dụng thuỷ triều để tự tƣới tiêu.
Do chịu ảnh hƣởng của hai chế độ thuỷ triều và nằm trong vùng giáp nƣớc, nhất là địa bàn xã Vĩnh Thuận Tây, nên để giải quyết việc tiêu thoát nƣớc tốt, rửa phèn, tăng khả năng dẫn nƣớc ngọt cho nông nghiệp cần quan tâm đầu tƣ xây dựng mới, nạo vét hệ thống thuỷ nông và đê bao hoàn chỉnh để chủ động điều tiết nguồn nƣớc.
43