1 .ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
4.1.10 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất
Trong những năm qua, huyện Vị Thuỷ đã có nhiều tích cực trong đầu tƣ cơ sở hạ tầng giao thông và thuỷ lợi tại các xã. Xây dựng các trạm bơm nƣớc, khai thông thuỷ lợi, đảm bảo nguồn nƣớc tƣới tiêu cho nông dân sản xuất nông nghiệp cũng nhƣ quá trình vận chuyển mua bán giao thƣơng của huyện. Trên 84% số hộ cảm thấy thuận lợi về giao thông và hệ thống thuỷ lợi. Bên cạnh đó, trong quá trình chuẩn bị đất nhƣ cày xới, trục đất, và thu hoạch toàn bộ đã đƣợc cơ giới hoá hoàn toàn. Trừ những lúc thu hoạch gặp trời mƣa, lúa đỗ ngã
64
nhiều không thể thu hoạch bằng máy thì nông hộ mới thuê mƣớn nhân công để thu hoạch. Đây có thể đƣợc xem là một trong những thuận lợi đối với ngƣời dân tham gia sản xuất lúa và tình hình nông nghiệp nƣớc ta nói chung. Những thuận lợi của nông dân đƣợc trình bày trong bảng 4.12:
Bảng 4.12 Thuận lợi của nông hộ sản xuất lúa tại xã Vị Đông, huyện Vị Thuỷ
Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%)
Đủ vốn sản xuất 68 56,67
Đƣợc tập huấn kỹ thuật 78 65,00
Giao thông thuận lợi 101 84,17
Hệ thống thuỷ lợi phát triển 102 85,00
Chính sách mua bán phân, thuốc của cửa hàng 86 71,67
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 10/2013
Ngƣời dân thƣờng đƣợc các cửa hàng vật tƣ nông nghiệp và đại lý tƣ nhân hỗ trợ tiền phân bón, thuốc nông dƣợc trong quá trình sản xuất lúa. Họ sẽ cho nông dân mua chịu, đến cuối vụ thu hoạch mới thanh toán, nhƣng bù lại các hộ nông dân phải chi trả thêm một phần tiền lãi khi mua chịu phân bón và thuốc nông dƣợc. Thông thƣờng giá cả chênh lệch của một bao phân khi mua trả tiền mặt và mua sau vụ trả chênh lệch khoảng từ 30 – 40 ngàn đồng, và tuỳ vào nơi bán. Đối với một số nông hộ không có khả năng chi trả tiền phân thuốc ngay lúc đầu thì cảm thấy phần chênh lệch này không đáng bao nhiêu. Nhƣng về mặt khác thì họ sẽ tiết kiệm đƣợc phần tiền lãi này nếu trả tiền mặt sau khi mua, đó cũng là cách tiết kiệm chi phí đầu vào để tăng lợi nhuận cho nông hộ. Chỉ có 34 hộ (tƣơng đƣơng 28,33%) trong tổng số hộ trả tiền mặt sau khi mua. Còn lại các hộ đều đợi sau khi thu hoạch mới thanh toán.
Các nông hộ khi tham gia sản xuất lúa trên địa bàn nghiên cứu thƣờng lựa chọn hình thức bán lúa ƣớt ngay tại ruộng sau khi cắt. Điều này vừa giảm chi phí vận chuyển về nhà, cũng nhƣ tránh thất thoát cho ngƣời dân quá trình phơi sấy và bảo quản lúa sau thu hoạch và có thể hạn chế rủi ro sản phẩm làm ra không có ngƣời thu mua.
Thông thƣờng thƣơng lái sẽ là ngƣời quyết định giá lúa khi mua bán. Đây là một trong những bất lợi đối với ngƣời nông dân khi mà sản phẩm họ làm ra lại không có quyền quyết định giá cả. Khi đến thời điểm thu hoạch các hộ dân sẽ đƣợc thƣơng lái đến tận ruộng xem giống lúa cũng nhƣ chất lƣợng của hạt ở ngoài đồng, ngƣời dân sẽ đƣợc thƣơng lái hẹn ngày cắt và đến mua. Lúc đó họ mới thu hoạch. Trƣớc khi bán lúa, nông dân cũng thƣờng tham khảo giá qua ngƣời quen, các hộ nông dân gần đó đã bán trƣớc hoặc theo dõi giá cả qua phƣơng tiện truyền thông. Tuỳ vào giống lúa ngắn hay dài ngày và thời điểm thu hoạch mà giá lúa giữa các giống có sự chênh lệch nhiều hay ít.
65
Bảng 4.13 Khó khăn của nông hộ sản xuất lúa tại xã Vị Đông, huyện Vị Thuỷ
Khó khăn Số hộ Tỷ lệ (%)
Thiếu vốn sản xuất 52 43,33
Giống lúa khó bán 43 35,83
Lao động khan hiếm 28 23,33
Thiếu thông tin kỹ thuật mới 16 13,33
Thiếu thông tin giá cả thị trƣờng 35 29,17
Giá cả đầu vào 94 78,33
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 10/2013
Tuy đƣợc hỗ trợ giá đầu vào khi mua phân bón, thuốc nông dƣợc ở các cửa hàng vật tƣ nông nghiệp hay đại lý tƣ nhân. Nhƣng ngƣời dân vẫn phải chi trả các khoản nhƣ chi phí giống, chi phí máy móc, thuê mƣớn lao động... Có 52 hộ chiếm 43,33% số hộ thiếu vốn sản xuất. Họ sẽ đi vay nhƣng chủ yếu là dùng để tiêu dùng trong gia đình, trang trải chi phí trong vụ sản xuất chờ cuối vụ thu hoạch.
Khó khăn về giống lúa ở đây khi đƣợc khảo sát là giá cả thu mua của các thƣơng lái. Các giống lúa của nông dân thƣờng vào vụ thu hoạch rộ thì lại bị hạ giá, điều đó ảnh hƣởng rất lớn đến thu nhập của các hộ nông dân, vì đây là nguồn thu chủ yếu của cả gia đình sau một vụ mùa. Đây là nỗi trăn trở lớn nhất với ngƣời nông dân khi mà công sức lao động của họ chƣa đƣợc đền bù xứng đáng.
Sản xuất nông nghiệp, nhất là sản xuất lúa thì lao động gia đình là nguồn lao động chủ yếu vì theo quan niệm của ngƣời dân trƣớc giờ là lấy công làm lời. Tất cả nguồn lực lao động của gia đình sẽ đƣợc tận dụng đến mức tối đa. Khi nào không đủ thì mới thuê mƣớn thêm lao động bên ngoài, nhƣng không phải nguồn lao động thuê lúc nào cũng dồi dào và đủ cho nông hộ thuê mƣớn khi cần. Khi vào vụ, có khi cần mà không có ngƣời để làm dù giá thuê rất cao. Việc khan hiếm nguồn lao động sản xuất cho nông nghiệp có thể đƣợc lý giải là do hầu hết những lao động trẻ đều đi làm ở những khu công nghiệp ở những thành phố lớn, việc sản xuất nông nghiệp hiện nay ở địa phƣơng hầu hết là những ngƣời trung niên có kinh nghiệm lâu năm.
Bên cạnh những hộ đƣợc hỗ trợ kỹ thuật canh tác qua các buổi tập huấn nông nghiệp ở địa phƣơng thì vẫn còn đến 13,33% số hộ khi đƣợc hỏi hoàn toàn không biết đến các thông tin kỹ thuật mới sản xuất trong nông nghiệp. Điều này cho thấy việc bất cập trong phổ biến kiến thức cho ngƣời dân của cán bộ khuyến nông trên địa bàn, nó ảnh hƣởng không nhỏ đến việc thay đổi suy nghĩ và tập quán sản xuất nông nghiệp khoa học của ngƣời dân, ảnh hƣởng đến bộ mặt nông nghiệp của huyện Vị Thuỷ và ngành nông nghiệp nƣớc ta nói chung.
66
Giá đầu vào của các loại phân bón và thuốc nông dƣợc tăng dần qua mỗi vụ mỗi năm. Lúc chƣa vào vụ thì giá phân thuốc thƣờng rất thấp nhƣng đến khi nông dân bắt đầu vụ mùa mới thì giá cả lại tăng dần đều, điều này ảnh hƣởng rất lớn đến chi phí sản xuất và lợi nhuận của các nông hộ vì giá cả đầu ra của lúa thì vẫn còn quá bấp bênh nhƣng chi phí đầu vào lại cứ tăng.