Trình độ học vấn của nông hộ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất lúa vụ hè thu năm 2013 của nông hộ ở xã vị đông huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 52 - 53)

Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng thì không cần đòi hỏi phải có học vấn cao mới làm tốt đƣợc. Tuy nhiên, trình độ học vấn là yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật và ứng dụng những kỹ thuật này một cách mạnh dạn, đồng nhất vào trong sản xuất của nông hộ. Nếu ngƣời nông dân có trình độ học vấn cao sẽ dễ dàng nhanh chóng nắm bắt và áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật mới tốt hơn. Ngƣợc lại, nông dân có trình độ học vấn thấp sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình học hỏi kỹ thuật mới từ các chuyên gia tập huấn kỹ thuật.Trình độ học vấn của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu đƣợc thể hiện qua biểu đồ 4.1 dƣới đây:

Hình 4.1 Trình độ học vấn của chủ hộ tại xã Vị Đông

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 10/2013

Trình độ của các nông hộ đƣợc đo lƣờng theo lớp, trung bình các nông hộ đều học tới cấp 2, thấp nhất là lớp 2 và cao nhất là đại học, và không có hộ

Cấp 1 30% Cấp 2 50% Cấp 3 19% Đại học 1%

53

nào mù chữ. Đây có thể đƣợc coi là thuận lợi cho quá trình tiếp thu, học hỏi khoa học kỹ thuật sản xuất. Qua điều tra thực tế, có đến 50% các chủ hộ chỉ học từ lớp 6 đến lớp 9 (cấp 2) tƣơng đƣơng 60 hộ, có 19% chủ hộ (chiếm khoảng 23 hộ) có trình độ từ lớp 10 đến lớp 12, 36 hộ (chiếm 30%) chủ hộ chỉ học từ lớp 1 đến lớp 5, và chỉ có 1% chủ hộ (1 hộ) có trình độ trên 12. Không có hộ nào mù chữ, từ đó tạo thuận lợi dễ dàng trong việc tiếp cận các chƣơng trình khoa học kỹ thuật trong sản xuất, nhƣng về độ hiểu biết sâu sắc và có thể áp dụng đúng vẫn là một vấn đề còn nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất lúa vụ hè thu năm 2013 của nông hộ ở xã vị đông huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 52 - 53)