Phƣơng pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất lúa vụ hè thu năm 2013 của nông hộ ở xã vị đông huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 33 - 34)

1 .ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu

2.2.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu về kinh tế, văn hoá xã hội của huyện Vị Thuỷ đƣợc thu thập từ niên giám thống kê năm 2012 của Chi cục thống kê huyện Vị Thuỷ và báo cáo kinh tế 09 tháng đầu năm 2013 của phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang.

Số liệu về tình hình nông nghiệp, thực trạng sản xuất lúa trên địa bàn huyện đƣợc thu thập từ các báo cáo từ năm 2010 đến 06 tháng năm 2013 của phòng Nông nghiệp huyện Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang.

Thông tin về điều kiện tự nhiên của huyện đƣợc thu thập từ Báo cáo thuyết minh tổng hợp 2013 của phòng Tài nguyên môi trƣờng huyện Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang.

34

Các khái niệm về các chƣơng trình khoa học kỹ thuật đƣợc thu thập từ các tài liệu nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp. Tham khảo tài liệu, thông tin có liên quan từ sách, báo, tạp chí khoa học, tạp chí chuyên ngành và mạng internet.

2.2.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Đề tài thực hiện bằng cách lập phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp 120 hộ đang tham gia sản xuất lúa theo mô hình áp dụng khoa học kỹ thuật trong canh tác ở xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Nội dung phiếu điều tra gồm: thông tin khái quát về nông hộ, giới tính, độ tuổi, trình độ chuyên môn kỹ thuật, số lao động tham gia sản xuất, đất sản xuất, vốn sản xuất. Thông tin về tình hình sản xuất: chi phí chuẩn bị đất, chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí chăm sóc, chi phí thu hoạch, chi phí vận chuyển, và các chi phí khác. Thông tin về kỹ thuật mới: 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, IPM, ICM, công nghệ sinh thái, ứng dụng chế phẩm sinh học, trồng màu trên đất lúa… đƣợc nông hộ áp dụng trong mô hình sản xuất của mình. Các thông tin về thuận lợi, khó khăn của đầu vào và đầu ra trong sản xuất để kiến nghị với mô hình.

Các hộ trong mẫu đƣợc chọn theo phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện. Sau khi xác định địa bàn nghiên cứu là xã Vị Đông thì liên hệ với cán bộ khuyến nông của xã để đƣợc hƣớng dẫn những ấp cụ thể có áp dụng khoa học kỹ thuật tƣơng đối nhiều trong xã. Phân phối hộ theo ấp đƣợc trình bày trong bảng 2.2.

Bảng 2.2 Cơ cấu mẫu số liệu điều tra tại xã Vị Đông năm 2013

Địa bàn Số hộ Tỷ trọng (%)

Ấp 1 66 55

Ấp 1A 54 45

TỔNG SỐ 120 100

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 10/2013

Sự phân phối mẫu giữa 2 ấp chênh lệch 6 hộ. Với số hộ ở mỗi ấp lần lƣợt là 66 hộ (chiếm 55% mẫu nghiên cứu) ở ấp 1 và 54 hộ (chiếm 45% mẫu nghiên cứu) ở ấp 1A. Sự chênh lệch không lớn này có thể đảm bảo tính đại diện cho mẫu đƣợc chọn. Tuy đã cố gắng nhƣng trong quá trình thu thập số liệu còn gặp nhiều khó khăn nên khó tránh khỏi sai sót. Các hộ trong mẫu nhìn chung đều có sự tƣơng đồng về mặt tham gia canh tác các vụ lúa trong năm là giống nhau, đều sản xuất 3 vụ lúa một năm.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất lúa vụ hè thu năm 2013 của nông hộ ở xã vị đông huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 33 - 34)