Đơn vị tính: đồng/công
Giống Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
IR50404 (n=55) 746.000 303.220 446.054 101.148 OM5451 (n=20) 682.370 288.800 438.613 108.264 OM4218 (n=28) 1135.380 307.070 493.208 175.490 OM6967 (n=5) 467.980 300.180 371.040 73.839 OM10424 (n=4) 566.770 323.000 437.550 102.547 OM4900 (n=8) 593.210 284.310 426.546 116.564 TB địa phƣơng 1.135.380 284.310 451.107 124.581
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 10/2013
Ghi chú: TB: trung bình, 1 công = 1.000m2
Ở mỗi loại giống có những đặc điểm riêng biệt, do tính kháng sâu bệnh hoặc tuỳ vào thời điểm gieo sạ và tình hình sâu bệnh mỗi năm mỗi vụ mà chi phí thuốc nông dƣợc cho mỗi loại có sự khác nhau. Trung bình chi phí thuốc nông dƣợc cho mỗi công là 451.107 đồng, cao nhất là 1.135.380 đồng/công và thấp nhất là 284.310 đồng.
4.1.8Thu hoạch
4.1.8.1 Năng suất
Có sự khác biệt về năng suất giữa các giống lúa đƣợc nông hộ sử dụng trong vụ Hè Thu 2013. Hình 4.4 Thể hiện năng suất lúa trung bình của các loại giống trong vụ Hè Thu 2013 của nông hộ sản xuất tại xã Vị Đông, huyện Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang.
Hình 4.4 Năng suất trung bình của các loại giống vụ Hè Thu
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 10/2013
632,867 621,655 620,605 591,538 594,230 608,654 570,000 580,000 590,000 600,000 610,000 620,000 630,000 640,000
IR50404 OM5451 OM4218 OM6967 OM10424 OM4900 Giống Kg/công
61
Năng suất trung bình xã đạt 623,513 kg/công, trong đó giống IR50404 có năng suất cao nhất đạt 632,867 kg/công, kế đến là giống OM5451 với năng suất trung bình là 621,655 kg/công, giống lúa OM4218 có năng suất cũng tƣơng đối cao sau OM5451 là 620,605 kg/công, giống OM4900 cho năng suất trung bình là 608,654 kg/công, 2 giống OM10424 và OM6976 có năng suất thấp nhất lần lƣợt là 594,230 kg/công và 591,538 kg/công.
4.1.8.2 Giá bán
Giá bán lúa trung bình của địa phƣơng vụ Hè Thu 2013 là 4.545 đồng/kg, giống OM4900 và giống OM10424 có giá bán cao nhất dao động từ 4.700 – 5. 075 đồng/kg, các giống còn lại có giá dao động từ 4.423 – 4.633 đồng/kg. Đa số ngƣời dân chọn cách bán lúa ƣớt tại ruộng để giảm bớt chi phí vận chuyển về nhà, chi phí bảo quản và phơi sấy. Một số ít do thời điểm thu hoạch giá lúa thấp nên ngƣời dân chọn cách trữ lại và đợi giá lúa lên mới bán.
4.1.8.3 Thu nhập
Thu nhập trung bình của các nông hộ sản xuất lúa vụ Hè Thu 2013 tại xã Vị Đông, huyện Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang đƣợc thể hiện qua hình 4.5:
Hình 4.5 Thu nhập trung bình theo giống lúa vụ Hè Thu 2013
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 10/2013
Ghi chú: 1 công = 1.000m2
Do có sự khác biệt về năng suất và giá bán của từng loại giống mà nông hộ sử dụng nên thu nhập cũng sẽ có sự khác biệt giữa các giống với nhau. Thu nhập trung bình trên địa bàn xã là 2.826.779 đồng/công. Giống OM4900 có
2.794.963 2.872.234 2.816.683 2.707.230 2.786.925 3.061.853
62
thu nhập cao nhất so với các giống khác là 3.061.853 đồng/công, thấp nhất là giống OM6967 với 2.707.230 đồng/công.
4.1.9Tham gia tập huấn
Việc mở lớp tập huấn ở các địa phƣơng đặc biệt là vùng sâu vùng xa không tiếp cận đƣợc các phƣơng tiện thông tin, các chƣơng trình về khuyến nông trên báo đài là việc làm cần thiết để truyền đạt kiến thức và kĩ thuật sản xuất đạt hiệu quả trong canh tác lúa. Hình thức phổ biến nhất hiện nay là mở lớp tập huấn tại nhà dân, hội thảo kỹ thuật, hội nghị đầu bờ, hoặc để ngƣời dân tham gia vào các câu lạc bộ sản xuất lúa giống, các hợp tác xã nông nghiệp, để tăng cƣờng khả năng tiếp cận của nông hộ đối với kỹ thuật mới, quy trình canh tác đúng, cải tạo đất, lựa chọn giống tốt và nhân giống đúng kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh đúng cách để có hiệu quả và ứng dụng khoa học kỹ thuật nhƣ: 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, cơ giới hóa trong nông nghiệp.
Trong năm 2013, các công tác chuẩn bị cho việc tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho ngƣời dân tại xã Vị Đông vẫn đang đƣợc quan tâm. Điển hình là trong năm phòng nông nghiệp huyện Vị Thuỷ phối hợp với các cán bộ khuyến nông xã mở các lớp về “Quy trình canh tác lúa áp dụng 1 phải 5 giảm”, “Áp dụng 3 giảm 3 tăng trong kỹ thuật sản xuất”, “Phòng trừ dịch hại trên lúa”, “kỹ thuật trồng rau màu và sản xuất lúa giống”. Các chƣơng trình này đƣợc các cán bộ thƣờng xuyên nắm bắt tình hình và nhu cầu sản xuất của nông dân và triển khai. Thƣờng thì sẽ đƣợc mở vào đầu những vụ sản xuất mới để ngƣời dân có nhiều kiến thức, cơ hội để lựa chọn các mô hình sản xuất mới. Tuy có sự quan tâm và hỗ trợ từ các cấp ngành có liên quan, nhƣng công tác tập huấn khoa học kỹ thuật mới cho ngƣời dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong công tác chuyển giao. Để nắm rõ hơn về tình hình tham gia tập huấn và ứng dụng tập huấn vào sản xuất của nông hộ tại xã Vị Đông sẽ đƣợc trình bày trong bảng 4.10: