Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất lúa vụ hè thu năm 2013 của nông hộ ở xã vị đông huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 71 - 75)

1 .ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4.3 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢKỸ THUẬT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG

4.3.1 Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất

Thống kê mô tả của các biến số trong mô hình hàm năng suất đƣợc trình bày trong bảng dƣới đây. Nhìn chung giá trị của các biến số trong mô hình không có sự biến động nhiều giữa các hộ nông dân trong vụ lúa Hè Thu 2013, đƣợc biểu hiện qua giá trị độ lệch chuẩn của các biến rất nhỏ so với các giá trị trung bình. Do nông dân có kinh nghiệm sản xuất từ lâu, nên dù đƣợc tập huấn chuyển giao khoa học các kỹ thuật mới thì họ vẫn chỉ áp dụng một phần vào hệ thống sản xuất của họ, còn lại đều là do thói quen. Sự kém biến động này làm giảm mức ý nghĩa thống kê của mô hình hồi quy do nó làm tăng sai số chuẩn của các ƣớc lƣợng trong mô hình.

72

Bảng 4.18 Thống kê mô tả các biến trong mô hình hàm năng suất lúa vụ Hè Thu năm 2013 tại xã Vị Đông, huyện Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang

Diễn giải Số quan

sát Trung bình Độ lệch chuẩn Năng suất 120 6,43 0,12 Lƣợng giống gieo sạ 120 2,79 0,11 Lƣợng phân N nguyên chất 120 2,51 0,26 Lƣợng phân P nguyên chất 120 1,98 0,25 Lƣợng phân K nguyên chất 120 1,65 0,56

Chi phí thuốc nông dƣợc 120 6,08 0,24

Ngày công lao động 120 1,30 0,35

Diện tích sản xuất 120 2,66 0,63

Kinh nghiệm sản xuất 120 3,08 0,51

Tham gia tập huấn 120 0,65 0,48

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 10/2013

Bảng 4.19 thể hiện kết quả ƣớc lƣợng các yếu tố đầu vào ảnh hƣởng đến năng suất lúa vụ Hè Thu 2013 của nông hộ. Bằng phƣơng pháp MLE, các hệ số của các biến số trong mô hình hàm sản xuất vụ lúa Hè Thu đƣợc ƣớc lƣợng: Bảng 4.19 Kết quả ƣớc lƣợng mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglas biên ngẫu nhiên

Biến số Diễn giải Hệ số Độ lệch chuẩn

LnG Lƣợng giống gieo sạ 0,0848* 0,0501

LnN Lƣợng phân N nguyên chất -0,3002*** 0,0501

LnP Lƣợng phân P nguyên chất 0,0737** 0,0328

LnK Lƣợng phân K nguyên chất -0,0244** 0,0103

LnTh Chi phí thuốc nông dƣợc 0,4600*** 0,0383

LnNC Ngày công lao động 0,0729*** 0,0186

LnDT Diện tích sản xuất 0,0930*** 0,0216

lnKn Kinh nghiệm -0,0008ns 0,0091

TH Tham gia tập huấn 0,0287** 0,0117

Hệ số  Hằng số 3,7506*** 0,3492

Prob > chi2 0,0000

u 0,0864

2 0,0084

 2,8839

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 10/2013

Ghi chú: (*), (**), (***) lần lượt biểu diễn các mức ý nghĩa thống kê ở mức 10%, 5% và 1%.

ns: không có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, 1 công = 1.000m2

Từ kết quả phân tích cho thấy trong 9 biến đƣa vào mô hình có 8 biến có ý nghĩa thống kê là lƣợng phân đạm nguyên chất, lƣợng phân lân nguyên chất, lƣợng phân kali nguyên chất, chi phí thuốc nông dƣợc, ngày công lao động, diện tích sản xuất và tham gia tập huấn.

73

Prob>chi2 = 0,0000 nhỏ hơn nhiều so với mức ý nghĩa 1% nên mô hình hàm sản xuất đƣa ra là có ý nghĩa.

Mô hình đƣợc kiểm định là không có phƣơng sai sai số thay đổi (xem phụ lục 4).

Với yếu tố phóng đại phƣơng sai VIF (xem phụ lục 4) của các biến trong mô hình nhỏ hơn 10 nên có thể kết luận rằng các biến đƣa vào mô hình không có hiện tƣợng đa cộng tuyến.

Căn cứ vào các biến trên bảng 4.19 ta có một số nhận xét về mức độ ảnh hƣởng và ý nghĩa của từng biến độc lập trong mô hình hàm sản xuất của nông hộ nhƣ sau:

Lƣợng Giống gieo sạ (G): hệ số của biến này có ý nghĩa thống kê ở mức 10% có giá trị dƣơng và có dấu cùng chiều với dấu kỳ vọng. Trong kết quả nghiên cứu của thầy Phạm Lê Thông và cộng sự biến này cũng có giá trị dƣơng ở vụ Đông Xuân. Có thể thấy lƣợng giống gieo sạ ở vụ Hè Thu tƣơng đối ít so với vụ Đông Xuân và năng suất trung bình ở địa bàn nghiên cứu thƣờng cao hơn so với toàn huyện nên làm cho biến số này ảnh hƣởng lên năng suất có ý nghĩa thống kê. Với kết quả này khi tăng 1% lƣợng giống lên thì năng suất sẽ tăng tối đa 0,08% với điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Lƣợng N (N): hệ số của biến phân đạm có ý nghĩa ở mức 1% và có giá trị âm. Dấu của biến phân đạm ngƣợc chiều với dấu kỳ vọng. Phân đạm giúp cây lúa phát triển thân, lá, cây to khoẻ cho bông lớn và tuy đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trƣởng của cây lúa. Lƣợng phân đạm đƣợc nông hộ sử dụng ở đây khá nhiều so với mức khuyến cáo đề ra, vì vậy mà năng suất giảm đi chứ không tăng nhiều hơn nhƣ mong đợi. Với kết quả này, khi tăng 1% lƣợng phân đạm lên nữa thì năng suất sẽ giảm 0,3% với các điều kiện khác không đổi

Lƣợng P (P): hệ số lƣợng phân lân có ý nghĩa ở mức 5% và có giá trị dƣơng. Có nghĩa là, với điều kiện các yếu tố khác không đổi khi tăng 1% lƣợng phân lân thì năng suất sẽ tăng tối đa 0,07%. Trong kết quả nghiên cứu của thầy Phạm Lê Thông và cộng sự thì biến này cũng có giá trị dƣơng ở vụ Hè Thu. Có thể nói lƣợng phân lân có tác động đến năng suất trong vụ Hè Thu. Điều này cũng không có nghĩa khi sử dụng nhiều phân lân cho ruộng lúa thì năng suất sẽ ngày càng tăng. Vì với mức ý nghĩa 5% thì độ tin cậy chỉ ở mức tƣơng đối. Vậy nên kết hợp sử dụng đúng liều lƣợng thích hợp sẽ làm cho năng suất tăng đáng kể.

74

Lƣợng K (K): hệ số có ý nghĩa ở mức 5% có giá trị âm và ngƣợc chiều với dấu kỳ vọng. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi thì khi tăng 1% lƣợng phân lân sẽ làm năng suất giảm 0,02%. Bên cạnh cung cấp phân đạm và lân cho cây trồng thì phân kali cũng có ảnh hƣởng đến quá trình giúp cây trồng hấp thu dƣỡng chất, việc nông hộ sử dụng quá nhiều lƣợng phân này cũng dẫn đến giảm năng suất của cây trồng.

Chi phí thuốc nông dƣợc (Th): hệ số của biến số thuốc nông dƣợc có ý nghĩa ở mức 1% và có giá trị dƣơng. Khi tăng 1% thuốc nông dƣợc thì năng suất sẽ tăng 0,46% với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Kết quả này có thể nói lên khi tăng chi phí thuốc nông dƣợc sẽ làm tăng năng suất. Các năm qua tình hình biến đổi khí hậu có chiều hƣớng thay đổi thất thƣờng, nên dịch bệnh mỗi vụ có thể khác nhau. Vì thế đã làm cho biến này có ý nghĩa khi tăng chi phí thuốc nông dƣợc thì năng suất sẽ tăng.

Ngày công lao động (NC): lao động là một yếu tố quan trọng trong mô hình sản xuất, nhất là với sản xuất nông nghiệp thì lại càng quan trọng khi mà lƣợng lao động sử dụng đa phần đều là lao động gia đình. Vì thế mà hệ số lao động gia đình có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và có giá trị dƣơng. Đồng nghĩa với việc khi tăng 1% lao động gia đình sẽ làm năng suất tăng 0,07% với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.

Diện tích sản xuất (DT): hệ số của biến diện tích sản xuất này có ý nghĩa ở mức 1% có giá trị dƣơng và cùng chiều với dấu kỳ vọng. Diện tích đất canh tác có ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất của nông hộ. Khi tăng 1% diện tích đất sản xuất sẽ làm cho năng suất tăng 0,09% với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Trong công tác chăm sóc đồng ruộng, trên cùng một diện tích có thể quản lý đƣợc tình hình sâu bệnh, dịch hại cũng nhƣ quá trình sinh trƣởng của cây trồng. Công tác này cũng ảnh hƣởng trong quá trình đảm bảo lƣợng nƣớc tƣới, chất lƣợng đất sản xuất của nông hộ.

Tham gia tập huấn (TH): kết quả ƣớc lƣợng của hệ số này có tác động tích cực đến năng suất của nông hộ. Hệ số có ý nghĩa ở mức 5% và có giá trị dƣơng, dấu của biến tham gia tập huấn cùng chiều với dấu kỳ vọng, cho thấy việc tham gia tập huấn làm tăng đáng kể năng suất của nông hộ. Khi có tham gia tập huấn thì năng suất của nông hộ sẽ tăng 0,03% với các điều kiện khác không đổi. Việc tham gia tập huấn sẽ giúp nông hộ điều chỉnh lƣợng giống, phân bón và thuốc nông dƣợc sử dụng một cách hợp lý. Điều này tác động đến việc tăng năng suất của cây trồng. Bên cạnh ứng dụng những kiến thức khoa học vào trong sản xuất thì ngƣời dân còn kết hợp cả kinh nghiệm lâu nay để có biện pháp xử lý thích hợp.

75

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất lúa vụ hè thu năm 2013 của nông hộ ở xã vị đông huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)