Tổng quan về kinh tế văn hoá xã hội huyệnVị Thuỷ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất lúa vụ hè thu năm 2013 của nông hộ ở xã vị đông huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 43 - 49)

1 .ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1.2Tổng quan về kinh tế văn hoá xã hội huyệnVị Thuỷ

3.1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN VỊ THUỶ

3.1.2Tổng quan về kinh tế văn hoá xã hội huyệnVị Thuỷ

3.1.2.1 Về kinh tế Lĩnh vực nông nghiệp

Trồng trọt

- Cây lúa: Là cây trồng chủ lực của huyện, diện tích gieo trồng lớn thứ

ba tỉnh Hậu Giang, đứng sau hai huyện Long Mỹ và Phụng Hiệp, với khoảng 43.000 ha diện tích lúa đƣợc gieo trồng hàng năm, năng suất bình quân đạt từ 5,5 – 5,8 tấn/ha, tổng sản lƣợng đạt đƣợc trên 200.000 tấn, cơ cấu giống lúa chủ yếu là: OM4218, OM4900, OM6976, OM5451, OM2395, OM6162, OM6161, IR50404. Trong đó, diện tích lúa chất lƣợng cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, thuộc vùng lúa nguyên liệu của tỉnh là 8.000 ha (tập trung chủ yếu dọc theo tuyến Ô Môn - Xà No, gồm các xã: Vị Đông, Vị Thanh, Vị Bình). Với 10 HTX nông nghiệp hiện có, 45 câu lạc bộ khuyến nông và tổ sản xuất lúa giống, đảm bảo cung ứng nguồn lúa giống cho ngƣời dân trong huyện mỗi năm trên 70% diện tích gieo sạ vụ Đông xuân. Riêng lĩnh vực chuyển giao khoa học công nghệ, ngành Nông nghiệp & PTNT huyện cũng đã xây dựng có hiệu quả trung bình mỗi năm từ 100 – 150 mô hình cho thu nhập từ 50 triệu đồng/ha/năm trở lên.

Đặc biệt sau hơn 10 năm thành lập, huyện Vị Thủy đã đẩy nhanh hoạt động cơ giới hoá trong sản xuất lúa: cơ bản hoàn thành cơ giới hoá 100% trong khâu làm đất, bơm tƣới (với 270 máy xới, 5 trạm bơm dầu, 6 trạm điện và rất nhiều máy bơm tƣới tự phục vụ khác); khâu gieo sạ đƣợc đảm bảo bằng cơ giới với 1.631 máy sạ hàng, phục vụ trên 90% diện tích sản xuất lúa. Hiện nay, toàn huyện đã có 50 máy gặt đập liên hợp, đảm bảo giải quyết khoảng trên 40% diện tích sản xuất lúa của toàn huyện, diện tích còn lại đƣợc giải quyết bởi 6 máy cắt xếp dãy và 290 máy suốt lúa; hệ thống lò sấy lúa có trên 200 cái (công suất từ > 4 - 8 tấn/mẻ), phục vụ khoảng 30% sản lƣợng lúa của toàn huyện, do bà con nông dân còn có tập quán phơi sân nhiều.

Tính đến 6 tháng đầu năm 2013 tổng diện tích lúa là 46.308 ha đạt 100,13% so với kế hoạch đầu năm đƣợc giao, ƣớc tính đến cuối năm đạt 46.369 ha diện tích, so với năm 2012 tăng 84 ha (46.224 ha) đạt 100,31%, với năm 2010 tăng 2474 ha đạt 107,69%. Năng suất trung bình 3 vụ là 5,7 tấn/ha. Sản lƣợng đạt 266.035 tấn đạt 80,51% so với kế hoạch đầu năm.

- Cây ăn quả: diện tích cây ăn trái đến nay là 2.137 ha/1.900 ha đạt

112,47% so với kế hoạch đƣợc giao, diện tích cây ăn trái tăng là nhờ vào mô hình phát triển cải tạo vƣờn tạp, giá bán ổn định, một số loại cây ăn trái đặc sản đƣợc nông dân chú trọng là: xoài, vú sữa, măng cụt, nhãn. Hiện nay cây ăn trái đang phát triển tốt, sâu bệnh có xuất hiện nhƣng không đáng kể, trong thời

44

gian tới phòng nông nghiệp tiếp tục vận động bà con tiếp tục gia cố bờ bao đã xuống cấp, bón phân, phun xịt thuốc phòng trừ sâu bệnh theo hƣớng dẫn của cán bộ kỹ thuật để chuẩn bị tốt cho đợt trái tiếp theo. Nhìn chung diện tích cây ăn quả của huyện tăng dần theo các năm.

- Cây rau màu các loại: diện tích rau màu trong toàn huyện phát triển

rất nhanh, đây là mô hình sản xuất rất hiệu quả, trong năm năm 2012 gieo trồng đƣợc 2074 ha giảm 66,26% so với năm 2010. Trong đó diện tích khoai lang và rau đậu là giảm mạnh nhất. Sản lƣợng các loại cây rau đậu vì thế cũng giảm đáng kể hơn so với trƣớc. Cụ thể sản lƣợng ngô tăng từ 725 tấn lên 976 tấn, khoai lang giảm 1273 tấn xuống còn 1352 tấn vào năm 2012, sản lƣợng rau đậu giảm mạnh nhất, giảm 5920 tấn vào năm 2012. Diện tích trồng rau màu mang lại lợi nhuận đáng kể cho nông dân: trồng rau màu cho thu nhập cao gấp 2 – 3 lần so với độc canh cây lúa; có nhiều mô hình cho thu nhập cao và bền vững nhƣ 2 lúa + 1 màu; 2 màu + 1 lúa; trồng rau ăn lá an toàn trong nhà lƣới có hệ thống tƣới phun; các mô hình tập trung chủ yếu tại các xã Vĩnh Thuận Tây, Vị Thắng, Vĩnh Tƣờng và thị trấn Nàng Mau. Ngoài ra, ngành nông nghiệp huyện cũng đã xây dựng và triển khai thực hiện đƣợc nhiều mô hình điểm chuyên trồng rau, mỗi điểm có quy mô diện tích từ 500m2 trở lên, đồng thời còn xây dựng nhiều mô hình trồng rau xen canh, luân canh với các loại cây trồng khác cho hiệu quả kinh tế cao và thu nhập ổn định.

Đặc biệt, có 10 ha dƣa hấu đƣợc xây dựng trồng theo tiêu chuẩn VietGAP tại ấp 1, xã Vĩnh Thuận Tây, đã đƣợc cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn, do Trung tâm chất lƣợng Nông lâm thuỷ sản Vùng 6 thuộc Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn quyết định. Hiện nay, hợp tác xã này cũng đã ký kết đƣợc hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với công ty Cổ phần Nông trại Sinh thái ECOFARM. Theo số liệu báo cáo 06 tháng đầu năm 2013 Phòng nông nghiệp huyện Vị Thủy.

Chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản

Trong tháng ngành Nông nghiệp & PTNT huyện đã chỉ đạo lực lƣợng thú y tăng cƣờng công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng tại các cơ sở giết mổ tập trung và quầy kệ bán thịt trên các điểm chợ, kiểm soát vận chuyển, kiểm soát giết mổ và tập trung công tác tiêm phòng cho đàn gia cầm, để đảm bảo dịch bệnh không xảy ra trên địa bàn huyện.

Công tác tiêm phòng định kỳ trong tháng 9 năm 2013:

Trên đàn gia súc trong tháng tiêm đƣợc 425 liều trong đó 228 liều dịch tả trên heo; 197 liều lỡ mồm long móng trên trâu, bò. Chẩn đoán và điều trị đƣợc: 36 ca PTH, 12 ca THT, 35 ca E coli và 15 ca tiêu chảy.

45

Trên đàn gia cầm: Trong tháng đã tiêm đƣợc 137.290 mũi tiêm/118.331 con gia cầm. Trong đó:

Trên vịt tiêm đƣợc 126.467 mũi tiêm/107.508 con; trong đó: mũi 1 đƣợc 81.332 con, mũi 2 đƣợc 18.959 con, tái chủng 26.176 con.

Trên gà tiêm đƣợc 10.823 con, trong đó: gà > 35 ngày tuổi đƣợc 6.802 con; gà < 35 ngày tuổi đƣợc 4.021 con.

Số gia cầm phát sinh trong tháng: 27.245 con, trong đó Vịt 25.080 con; Gà 2.165 con.

Từ đầu năm đến nay trên toàn huyện đã thả nuôi đƣợc 1.470,31 ha/1.900 ha ao cá đạt 77,38% so với kế hoạch đƣợc giao. Trong đó cá ao thả nuôi đƣợc 1.020,31 ha/1.000 ha cá ao đạt 102,03%; cá ruộng thả nuôi đƣợc 450 ha/900 ha đạt 50% so với kế hoạch, cá ao đƣợc nuôi nhiều chủ yếu là cá rô đồng, rô phi, cá tai tƣợng, cá trê lai, cá chim trắng, cá tra, cá thát lát và một số loại cá khác.

Do giá thức ăn tăng liên tục, trong khi giá cá thƣơng phẩm vẫn ở mức thấp nên sau khi thu hoạch xong đa số ngƣời dân chờ thu hoạch vụ lúa Thu Đông xong mới bắt đầu thả nuôi tiếp. Vì vậy, diện tích nuôi thuỷ sản vẫn ở mức thấp so với kế hoạch.

Lĩnh vực công thương

Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp theo giá cố định năm 1994 trong 09 tháng năm 2013 ƣớc đạt 74 tỷ 013 triệu đồng, đạt 67,28% kế hoạch năm là 110 tỷ.

Thƣơng mại dịch vụ

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn trong 09 tháng đạt đƣợc 1.916.740 triệu đồng đạt 79,86% so với kế hoạch năm so với cùng kỳ năm 2012 tăng 113.790 triệu đồng.

Toàn huyện có 2.905 hộ kinh doanh cá thể trong lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ giải quyết cho khoảng 6.895 lao động.

Vốn đầu tƣ toàn xã hội trên địa bàn tăng 545.156 triệu đồng so với năm 2010, chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến, thƣơng nghiệp, quản lý nhà nƣớc an ninh quốc phòng và các hoạt động y tế cứu trợ xã hội phục vụ cá nhân và cộng đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

46

3.1.2.2 Văn hóa xã hội

Về dân số

Theo số liệu thống kê, diện tích toàn huyện là 230,22 km2, dân số năm 2012 là 103.153 ngƣời chiếm 13,41% dân số toàn tỉnh, trong đó thành thị là 6.763 ngƣời, nông thôn là 96.417 ngƣời, mật độ dân số là 439 ngƣời/km2

, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,13%. Cơ cấu dân số theo độ tuổi lao động: ngƣời trong độ tuổi lao động chiếm 96,25% (63.789 ngƣời) trong đó có khả năng lao động là 62.682 ngƣời (chiếm 94,58%), trên độ tuổi lao động chiếm 2,47% (1.638 ngƣời), và dƣới độ tuổi lao động là 849 ngƣời chiếm 1,28%.Số lao động làm việc trong ngành nông nghiệp và lâm nghiệp là 42.508 ngƣời chiếm 74,45% lao động toàn huyện. Qua đó cho thấy nông nghiệp vẫn là ngành chủ lực của huyện. Bảng 3.1 sau đây thể hiện rõ tình hình diện tích, dân số và mật độ dân số ở từng đơn vị trên địa bàn huyện năm 2012.

Bảng 3.1 Diện tích, dân số, mật độ dân số huyện Vị Thủy năm 2012

ĐƠN VỊ Diện tích (km2) Dân số TB (Ngƣời) Mật độ DS (Ngƣời/km2 ) Thị trấn Nàng Mau 5,23 6.736 1.288 Xã Vị Trung 22,08 9.064 411 Xã Vị Thủy 18,55 8.462 456 Xã Vị Thắng 21,80 10.073 462 Xã Vĩnh Thuận Tây 22,94 8.734 381 Xã Vĩnh Trung 32,81 12.378 377 Xã Vĩnh Tƣờng 35,53 13.458 379 Xã Vị Đông 30,04 14.488 482 Xã Vị Thanh 20,30 10.312 508 Xã Vị Bình 20,94 9.448 451 TỔNG SỐ 230,22 103.153 448

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Vị Thủy, 2012

Dân số trung bình của toàn huyện là 103.153 ngƣời, mật độ dân số là 448 ngƣời/km2

. Diện tích và dân số của các xã Vĩnh Tƣờng, Vĩnh Trung và Vị Đông là nhiều nhất, nhƣng mật độ dân số lại thuộc hàng tƣơng đối thấp, cụ thể xã Vĩnh Tƣờng với diện tích 35,53 km2, dân số có 13.458 ngƣời nhƣng mật độ dân số chỉ có 379 ngƣời/km2; xã Vĩnh Trung có diện tích 32,81 km2, dân số 12.378 ngƣời; và xã Vị Đông có dân số cao nhất huyện 14.488 ngƣời, diện tích 30,04 km2, mật độ dân số 482 ngƣời/km2. Khi đó thị trấn Nàng Mau là trung tâm của huyện, đƣợc biết là nơi tập trung, giao lƣu buôn bán hàng hóa

47

với các xã khác nhƣng diện tích chỉ có 5,23 km2, dân số cũng thấp nhất huyện với 6.736 ngƣời, vì thế mà mật độ dân số ở đây lại cao nhất toàn huyện 1.288 ngƣời/km2. Nhìn chung mật độ dân số của các xã thuộc loại thấp, nhƣng diện tích và dân số lại cao.

Về giáo dục và y tế

Theo số liệu thống kê năm 2012 bảng 3.2 sau đây thể hiện rõ sự thay đổi về số trƣờng, lớp, giáo viên và học sinh cấp mẫu giáo trên địa bàn huyện qua các năm.

Bảng 3.2 Số trƣờng, lớp, giáo viên và học sinh mẫu giáo trên địa bàn qua các năm

TIÊU CHÍ 2010 - 2011 2011 - 2012 2012 -2013

Số trƣờng (trƣờng) 10 10 11

Số lớp học (lớp) 112 100 120

Số giáo viên (ngƣời) 114 110 134

Số học sinh (ngƣời) 2.938 3.094 3.098

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Vị Thủy, 2012

Năm 2010 – 2012 số trƣờng mẫu giáo trên địa bàn huyện tăng từ 8 trƣờng ở năm 2008 – 2009 lên 10 trƣờng.Nhƣng số lớp học và số giáo viên lại giảm, cụ thể số lớp học giảm 12 lớp và số giáo viên giảm 14 ngƣời. Điều này không làm ảnh hƣởng đến số học sinh theo học ở cấp mẫu giáo vì số học sinh đã tăng 156 học sinh từ 2.938 học sinh lên 3.094 học sinh. Có thể các trƣờng giảm số lớp học nhƣng lại tăng sỉ số học sinh ở mỗi lớp. Năm học 2012 – 2013 trên địa bàn có thêm một trƣờng mẫu giáo, điều này làm số lớp học tăng thêm 20 lớp so với năm học trƣớc, số giáo viên cũng tăng 24 ngƣời, nhƣng số học sinh không tăng đáng kể, chỉ có 4 học sinh. Dƣới đây là bảng thống kê số lƣợng học sinh trên địa bản huyện từ năm 2010 đến năm 2013

Bảng 3.3 Số lƣợng học sinh phổ thông trên địa bàn huyệnVị Thuỷ giai đoạn 2010 – 2013 Đơn vị tính: ngƣời CẤP HỌC 2010 - 2011 2011 - 2012 2012 -2013 Tiểu học 8.904 8.735 8.781 Trung học cơ sở 5.100 5.401 5.286 Phổ thông trung học 1.504 1.566 1.653 TỔNG SỐ 15.508 15.702 15.720

Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Vị Thuỷ,2012

Tổng số học sinh trên địa bàn huyện qua các năm học có xu hƣớng tăng, nhƣng ở từng cấp học thì lại có sự tăng giảm không đồng đều qua từng cấp học. Cụ thể là số học sinh tiểu học từ năm 2011 – 2013 có xu hƣớng giảm so

48

với năm học 2010 – 2011, trong đó ở năm học 2011 – 2012 giảm 169 học sinh, năm học 2012 – 2013 có tăng nhƣng không đáng kể chỉ tăng 46 học sinh, vẫn còn ít so với năm học 2010 – 2011; ở cấp trung học cơ sở cũng vậy, năm học 2011 – 2012 có 5.401 học sinh tăng 301 học sinh, nhƣng con số này lại giảm xuống còn 5.286 học sinh vào năm học 2012 – 2013; ở bậc trung học phổ thông có thể nói có nhiều tiến bộ hơn vì số học sinh tăng dần đều qua các năm, năm học 2012 – 2013 đã tăng 149 em so với 2010 – 2011, tuy con số không đáng kể nhƣng cũng rất đáng khen.

Phần lớn khối học sinh trung học cơ sở lúc tăng lúc giảm cũng phản ánh phần nào tình trạng xã hội của huyện. Vì huyện đa phần sản xuất nông nghiệp, ngƣời dân vẫn chƣa có cái nhìn sâu sắc về đầu tƣ giáo dục cho con em mình, học đến hết cấp 2 đã là điều may mắn vì các gia đình còn nghèo, con em của họ cũng mang trên vai gánh nặng về cơm ăn, áo mặc, nghỉ học sớm tham gia lao động cũng phần nào giảm bớt gánh nặng cho cả gia đình. Điều này cũng lý giải đƣợc số lƣợng lao động dƣới độ tuổi lao động tăng dần qua các năm. Nhƣng các chƣơng trình khuyến học, học bổng, cho vay học sinh sinh viên ra đời phần nào cũng hỗ trợ đƣợc những tinh thần hiếu học, có lẽ vì vậy mà học sinh phổ thông đang ngày càng bám trụ với ghế nhà trƣờng, miệt mài đèn sách với ƣớc mong một mai đổi đời, xây dựng quê hƣơng.

Toàn huyện có 1 bệnh viện và phòng khám đa khoa khu vực, 9 trạm y tế xã, phƣờng đƣợc đặt ở các xã đảm bảo cho công tác chăm sóc sức khoẻ ngƣời dân đƣợc chu đáo. Số giƣờng bệnh ở các cơ sở tăng đều mỗi năm từ 15 – 30 giƣờng (năm 2010 có 85 giƣờng, năm 2011 là 100 giƣờng và đến năm 2012 là 130 giƣờng). Cán bộ ngành y tế đƣợc bổ sung mỗi năm, gia tăng về mặt chất lƣợng lẫn số lƣợng. Trong đó tổng số cán bộ ngành y là 149 ngƣời: bác sĩ trình độ cao hơn đạt 40 ngƣời, y sỹ và kỹ thuật viên là 74 ngƣời, y tá và nữ hộ sinh là 35 ngƣời; cán bộ ngành dƣợc có tăng về dƣợc sỹ trung cấp nhƣng không tăng về dƣợc sỹ cao cấp: dƣợc sỹ cao cấp 3 ngƣời, dƣợc sỹ trung cấp đạt 33 ngƣời.

Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ của huyện tuy có chuyển biến tích cực nhƣng hầu hết các bệnh nhân khi có bệnh đều lựa chọn bệnh viện tỉnh để chữa trị đƣợc tốt hơn. Do đó số lƣợng về đội ngũ y bác sĩ vẫn còn gặp nhiều hạn chế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

49

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất lúa vụ hè thu năm 2013 của nông hộ ở xã vị đông huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 43 - 49)