Khái toán kinh phí giai đoạn 2016-2020

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 (Trang 133 - 140)

Bảng 42: Tổng hợp phân kỳ kinh phí theo các năm thực hiện (2016-2020)

Đơn vị: tỷ đồng

TT Lĩnh vực 2016 2017 2018 2019 2020 Tổng

TỔNG KINH PHÍ 74,29 83,10 91,60 101,13 112,63 462,75

1 Các dự án tạo môi trường cho ứng dụng và phát triển CNTT 0,70 0,70 0,80 0,80 0,90 3,90

2 Các dự án ứng dụng CNTT trong các sở ngành 1,30 1,30 1,30 1,30 1,30 6,50

3 Các dự án xây dựng cơ sở dữ liệu trọng điểm 4,30 4,30 4,30 4,40 4,50 21,80

4 Các dự án xây dựng hệ thống dịch vụ công 3,10 3,10 3,20 3,30 3,40 16,10

5 Các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT 13,50 15,20 16,60 18,20 20,00 83,50

6 Các dự án phát triển nguồn nhân lực CNTT 10,50 10,60 11,20 11,30 11,80 55,40

7 Các dự án đầu tư cho giáo dục, y tế, cộng đồng và QPAN 23,69 27,20 31,30 36,03 41,43 159,65

8 Các dự án ứng dụng CNTT phục vụ sản xuất kinh doanh 7,40 7,40 7,60 7,80 8,10 38,30

9 Các dự án đầu tư cho phát triển công nghiệp CNTT 5,80 7,30 9,10 11,40 14,30 47,90

10 Khái toán kinh phí chi thường xuyên 4,00 6,00 6,20 6,60 6,90 29,70

Bảng 43: Tổng hợp kinh phí theo nguồn đầu tư (2016-2020)

Đơn vị: tỷ đồng

TT Lĩnh vực Tỉnh TW Khác Cộng

TỔNG KINH PHÍ 326,12 47,22 89,41 462,75

1 Các dự án tạo môi trường cho ứng dụng và phát triển CNTT 3,90 0,00 0,00 3,90

2 Các dự án ứng dụng CNTT trong các sở ngành 5,53 0,98 0,00 6,50

3 Các dự án xây dựng 12 cơ sở dữ liệu trọng điểm 2016-2020 15,26 1,74 4,80 21,80

4 Các dự án xây dựng hệ thống 10 dịch vụ công 2016-2020 12,88 3,22 0,00 16,10

5 Khái toán kinh phí phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT 66,80 16,70 0,00 83,50

7 Các dự án đầu tư cho giáo dục, y tế, cộng đồng và QPAN 127,72 20,75 11,18 159,65

8 Khái toán kinh phí ứng dụng CNTT phục vụ sản xuất kinh doanh 7,66 3,83 26,81 38,30

9 Khái toán kinh phí đầu tư cho phát triển công nghiệp CNTT 9,58 0,00 38,32 47,90

10 Khái toán kinh phí chi thường xuyên 29,70 0,00 0,00 29,70

Bảng 44: Tổng hợp phân kỳ kinh phí theo năm thực hiện 2 giai đoạn (2008- 2020)

Đơn vị: tỷ đồng

TT Lĩnh vực 2008-2015 2016-2020 2008-2020Tổng

TỔNG KINH PHÍ 536,42 462,75 999,17

1 Các dự án tạo môi trường cho ứng dụng và phát triển CNTT 10,30 3,90 14,20

2 Các dự án ứng dụng CNTT trong các sở ngành 16,00 6,50 22,50

3 Các dự án xây dựng 12 cơ sở dữ liệu trọng điểm 2016-2020 35,80 21,80 57,60

4 Các dự án xây dựng hệ thống 10 dịch vụ công 2016-2020 11,80 16,10 27,90

5 Các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT 112,30 83,50 195,80

6 Các dự án phát triển nguồn nhân lực CNTT 59,47 55,40 114,87

7 Các dự án đầu tư cho giáo dục, y tế, cộng đồng và QPAN 175,60 159,65 335,25

8 Các dự án ứng dụng CNTT phục vụ sản xuất kinh doanh 47,20 38,30 85,50

9 Các dự án đầu tư cho phát triển công nghiệp CNTT 32,00 47,90 79,90

10 Khái toán kinh phí chi thường xuyên 35,95 29,70 65,65

Bảng 45: Tổng hợp kinh phí theo nguồn đầu tư cả 2 giai đoạn (2008-2020)

Đơn vị: tỷ đồng

TT Lĩnh vực Tỉnh TW Khác Cộng

TỔNG KINH PHÍ 715,09 109,82 174,27 999,17

1 Các dự án tạo môi trường cho ứng dụng và phát triển CNTT 14,20 0,00 0,00 14,20

2 Các dự án ứng dụng CNTT trong các sở ngành 18,98 3,53 0,00 22,50

3 Các dự án xây dựng cơ sở dữ liệu trọng điểm 39,72 4,59 13,30 57,60

4 Các dự án xây dựng hệ thống dịch vụ công 22,08 5,82 0,00 27,90

6 Khái toán kinh phí phát triển nguồn nhân lực CNTT 98,71 0,00 16,17 114,87

7 Các dự án đầu tư cho giáo dục, y tế, cộng đồng và QPAN 269,27 43,60 22,38 335,25

8 Khái toán kinh phí ứng dụng CNTT phục vụ sản xuất kinh doanh 17,86 9,23 58,41 85,50

9 Khái toán kinh phí đầu tư cho phát triển công nghiệp CNTT 15,88 0,00 64,02 79,90

10 Khái toán kinh phí chi thường xuyên 65,65 0,00 0,00 65,65

Bảng 46: Bảng tổng hợp kinh phí chung theo nguồn đầu tư

Đơn vị: tỷ đồng

TT Giai đoạn Tỉnh TW Khác Cộng

1 Nguồn 2008-2015 388,98 62,59 84,86 536,42

2 Nguồn 2016-2020 326,12 47,22 89,41 462,75

Nguồn 2008-2020 715,09 109,82 174,27 999,17

Phụ lục 2: Nội dung cơ bản của Chiến lược phát triển CNTT-TT Việt Nam đến 2010 và định hướng đến 2020

1. Quan điểm phát triển

Công nghệ thông tin và truyền thông là công cụ quan trọng hàng đầu để thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ, hình thành xã hội thông tin, rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ứng dụng rộng rãi CNTT-TT là yếu tố có ý nghĩa chiến lược, góp phần tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và tăng năng suất, hiệu suất lao động. Ứng dụng CNTT-TT phải gắn với quá trình đổi mới và bám sát mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, phải được lồng ghép trong các chương trình, hoạt động chính trị, quản lý kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học công nghệ và an ninh quốc phòng.

Công nghiệp CNTT-TT là ngành kinh tế mũi nhọn, được nhà nước ưu tiên, quan tâm hỗ trợ và khuyến khích phát triển. Phát triển công nghiệp CNTT-TT, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy các ngành, lĩnh vực cùng phát triển, tăng cường năng lực công nghệ quốc gia trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phát triển công nghiệp nội dung thông tin và công nghiệp phần mềm, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hình thành và phát triển xã hội thông tin là hướng ưu tiên quan trọng được nhà nước đặc biệt quan tâm. Cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông là hạ tầng kinh tế xã hội được ưu tiên phát triển, đảm bảo công nghệ hiện đại, quản lý và khai thác hiệu quả. Phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông phải đi trước một bước, nhằm tạo cơ sở cho

phát triển và ứng dụng CNTT-TT. Đầu tư vào hạ tầng thông tin và truyền thông là đầu tư chiều sâu, mang lại lợi ích lâu dài cho toàn xã hội.

Phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT là yếu tố then chốt, có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển và ứng dụng CNTT-TT. Phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT phải đảm bảo chất lượng, đồng bộ, chuyển dịch nhanh về cơ cấu, theo hướng tăng nhanh tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ cao, tăng cường năng lực CNTT-TT quốc gia.

2. Mục tiêu phát triển đến năm 2010 của Việt Nam

Ứng dụng rộng rãi CNTT-TT trong các ngành, lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế. Hình thành, xây dựng và phát triển Việt Nam điện tử với công dân điện tử, Chính phủ điện tử, doanh nghiệp điện tử, giao dịch và thương mại điện tử để Việt Nam đạt trình độ trung bình khá trong ASEAN.

Công nghiệp CNTT-TT trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn, có tốc độ tăng trưởng 20-25%/năm, đạt tổng doanh thu 6-7 tỷ USD vào năm 2010.

Cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông phủ trên cả nước, thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao, giá rẻ.

Đào tạo ở các khoa CNTT-TT trọng điểm đạt trình độ và chất lượng tiên tiến trong khu vực ASEAN. Đảm bảo đa số cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên tất cả các cấp, bác sĩ, y sĩ, sinh viên đại học và cao đẳng, học sinh trung học chuyên nghiệp, trung học dạy nghề và trung học phổ thông, 50% học sinh trung học cơ sở và trên 30% dân cư, có thể sử dụng các ứng dụng CNTT-TT và khai thác Internet.

3. Định hướng phát triển đến năm 2020 của Việt Nam

Ứng dụng rộng rãi CNTT-TT trong mọi lĩnh vực, khai thác có hiệu quả thông tin và tri thức trong tất cả các ngành. Xây dựng và phát triển Việt Nam điện tử, để Việt Nam đạt trình độ khá trong khu vực ASEAN. Hình thành các yếu tố cần thiết để đi đến một xã hội thông tin. Cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông phát triển mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin của toàn xã hội. Tầm nhìn 2020: Với CNTT-TT làm nòng cốt, Việt Nam chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế - xã hội, trở thành một nước có trình độ tiên tiến về phát triển kinh tế tri thức và xã hội thông tin, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bảng 47 trình bày một số chỉ tiêu về phát triển CNTT-TT của Việt Nam đến năm 2010 và Bảng 48 trình bày một số chỉ tiêu về phát triển CNTT-TT của Việt Nam đến năm 2020.

4. Các chương trình hành động triển khai chiến lược

Chương trình xây dựng môi trường thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT-TT.

 Xây dựng hệ thống các văn bản, quy phạm pháp luật, chính sách, tạo môi trường hỗ trợ, thúc đẩy ứng dụng CNTT-TT, phát triển hạ tầng CNTT-TT, phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT, phát triển công nghiệp CNTT-TT, phát triển thương mại điện tử.

 Xây dựng hệ thống chuẩn thông tin và CNTT-TT quốc gia.

 Xây dựng thể chế, cơ chế quản lý và điều hành ứng dụng CNTT-TT.

 Xây dựng các tiền đề, môi trường văn hoá phù hợp với xã hội thông tin và kinh tế tri thức.

Chương trình đẩy mạnh ứng dụng CNTT-TT, phát triển Việt Nam điện tử.

 Các dự án ưu tiên cấp quốc gia về xây dựng nền tảng cho phát triển công dân điện tử, doanh nghiệp điện tử.

 Phổ cập tin học cho 20 triệu dân.

 Đào tạo 30.000 cán bộ chuyên môn CNTT-TT.

 Xây dựng 1 triệu trang thông tin điện tử phục vụ cộng đồng.

 Sản xuất 1 triệu thiết bị kết nối Internet giá rẻ.

 Xây dựng một số mô hình điển hình, ứng dụng CNTT-TT trong các doanh nghiệp.

Chương trình phát triển hạ tầng viễn thông và Internet

 Xây dựng mạng diện rộng của Chính phủ. Kết nối Internet băng rộng cho tất cả các Bộ, Ngành, cơ quan hành chính nhà nước, chính nước cấp tỉnh và huyện.

 Kết nối Internet băng rộng cho các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông, các bệnh viện đến

cấp huyện. Từng bước xây dựng mạng tốc độ cao, liên kết các trường đại học và các cơ sở nghiên cứu khoa học trong cả nước.

 Phát triển hệ thống các điểm Bưu điện văn hoá xã và các điểm truy cập Internet công cộng. Đưa Internet đến 100% các điểm Bưu điện văn hoá xã và các trung tâm giáo dục cộng đồng, phục vụ ứng dụng CNTT-TT vào nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Xây dựng hạ tầng thông tin và truyền thông đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin của toàn xã hội. Cơ sở hạ tầng viễn thông và Internet Việt Nam đi thẳng vào công nghệ hiện đại, phát triển nhanh, đa dạng hoá, cung cấp cho người sử dụng các dịch vụ chất lượng cao, đảm bảo an toàn thông tin, bảo mật, giá cước thấp hơn hoặc tương đương của các nước trong khu vực ASEAN+3. Tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet. Hỗ trợ để các doanh nghiệp mới chiếm 40-50% thị phần dịch vụ viễn thông và Internet vào năm 2010.

Chương trình phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT

 Nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học về CNTT-TT.

 Hỗ trợ triển khai các chương trình liên kết đào tạo CNTT-TT với các trường đại học nước ngoài.

 Đào tạo và bồi dưỡng về CNTT-TT cho các chuyên ngành.

 Nâng cao chất lượng đào tạo về CNTT-TT ở bậc trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

Đào tạo CNTT-TT tại các trường đại học trọng điểm, đạt trình độ và chất lượng tiên tiến trong khu vực ASEAN cả về kiến thức, kỹ năng thực hành và ngoại ngữ. 70% sinh viên CNTT-TT tốt nghiệp ở các trường đại học trọng điểm đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế. 100% sinh viên tốt nghiệp tất cả các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có đủ khả năng sử dụng máy tính và Internet trong công việc. Đến năm 2010, có trên 100.000 người có trình độ cao đẳng và đại học trở lên về CNTT- TT, trong đó có khoảng 20% đạt trình độ khu vực và quốc tế. Đảm bảo 100% trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông có trang thông tin điện tử. Tăng cường chất lượng và số lượng giảng viên CNTT-TT ở các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, đảm bảo tỷ lệ dưới 15 sinh viên có 1 giảng viên. Các trường sư phạm cung cấp đủ số lượng giáo viên dạy tin học cho các trường học trong cả nước. Hầu hết cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên các cấp, bác sĩ, y sĩ, sinh viên đại học và cao đẳng, học sinh trung học chuyên nghiệp trung học nghề và trung học phổ thông, 50% học sinh trung học cơ sở và một bộ phận người dân có nhu cầu được đào tạo kiến thức ứng dụng CNTT-TT và khai thác Internet. Đa số các bộ, ngành, tỉnh, thành phố có cán bộ lãnh đạo quản lý thông tin, được bổ túc, đào tạo các chương trình quản lý CNTT-TT với trình độ tương đương trong khu vực.

Chương trình phát triển công nghiệp CNTT-TT

 Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp CNTT-TT Việt Nam.

 Quy hoạch các khu công nghiệp CNTT-TT tập trung.

 Tạo thị trường và thương hiệu cho sản phẩm CNTT-TT Việt Nam, hỗ trợ các doanh nghiệp CNTT-TT tham gia thị trường quốc tế.

 Thực hiện các dự án khác về công nghiệp CNTT-TT khác ở từng địa phương.

 Phát triển công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung thông tin, đồng bộ với mở rộng, phát triển mạng truyền thông. Duy trì tốc độ tăng trưởng cao đối với công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung thông tin. Phấn đấu để Việt Nam trở thành một trung tâm của khu vực về lắp ráp thiết bị điện tử, máy tính và viễn thông, sản xuất một số chủng loại linh, phụ kiện và thiết kế chế tạo thiết bị mới.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 (Trang 133 - 140)