Hiện trạng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 (Trang 30 - 35)

cơ quan nhà nước

1. Hiện trạng hạ tầng công nghệ thông tin

Bình Dương đã xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu với chức năng là trung tâm điều hành mạng diện rộng của tỉnh. Đề án 112 đã triển khai được 26 mạng LAN cho các sở, ngành, UBND huyện/thị. Cán bộ, công chức lãnh đạo, nghiệp vụ được trang bị máy tính phục vụ cho công việc, nhìn chung cơ sở hạ tầng về CNTT đã được triển khai tương đối khá.

Hiện tại hầu hết các đơn vị đều có kết nối Internet, sử dụng công nghệ ADSL đáp ứng tốt cho việc truy cập và trao đổi văn bản, tài liệu phục vụ cho công việc. Dự kiến xây dựng đường truyền băng thông rộng để các đơn vị kết nối về Trung tâm THDL, tuy nhiên kế hoạch này chưa thực hiện được do Thủ tướng quyết định dừng đề án 112.

Bảng 6: Tổng hợp hạ tầng CNTT của các cơ quan nhà nước tỉnh Bình Dương

Cơ quan, đơn vị máySố tính Số máy chủ Số máy in Số đơn vị có mạng LAN Số đơn vị có kết nối Internet ADSL/ Tổng số Số đơn vị có website Tổng số 2.098 107 1.165 62 116 129 5 Sở ban ngành tỉnh (34 đv) 1.049 74 482 23/34 28/34 49/56 05/34

UBND huyện Thuận An

(23 đv) 200 4 133 09/23 11/23 12/14 0

UBND huyện Dầu Tiếng

(18 đv) 84 5 73 04/18 06/18 06/09 0

UBND huyện Phú Giáo

(27 đv) 151 3 120 04/27 15/27 09/15 0

UBND huyện Dĩ An

(20 đv) 159 7 117 03/20 12/20 09/14 0

UBND huyện Bến Cát

(28 đv) 191 6 125 07/28 18/28 18/21 0

UBND huyện Tân Uyên

(17 đv) 147 4 65 5/17 12/17 12/17 0

UBND TX-TDM

(25đv) 117 4 50 7/25 14/25 14/25 0

Nguồn: Tổng hợp số liệu thu thập của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương

2. Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin

Hệ thống thư điện tử

Ban điều hành 112 của Tỉnh đã triển khai hệ thống thư điện tử trong toàn tỉnh với 40 hộp thư đơn vị và gần 1.000 hộp thư cá nhân. Tuy nhiên do đường truyền không ổn định nên các hộp thư điện tử này chưa được phát huy.

Phần mềm dùng chung

Triển khai cài đặt cả 3 phần mềm dùng chung cho 22 sở ngành, UBND huyện/thị trong tỉnh có đủ điều kiện về hạ tầng CNTT. Việc triển khai phần mềm dùng chung bước đầu tạo sự quan tâm trong cán bộ công chức và từng bước phục vụ tốt một số công việc nội bộ ở các đơn vị đã triển khai như: Văn phòng UBND huyện Bến Cát đã nhập 12.000 hồ sơ văn bản; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa 3 phần mềm dùng chung vào tác nghiệp hàng ngày;

Sở Y tế hoàn toàn sử dụng phần mềm hồ sơ công việc để quản lý văn bản.

Tuy nhiên hiện tại vẫn còn một số lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng các phần mềm như lỗi kỹ thuật lập trình, lỗi hệ thống dữ liệu, lỗi do tiêu chí về cập nhật dữ liệu của cơ quan, đơn vị nên đã phần nào gây khó khăn trong việc vận hành tại các đơn vị.

Phần mềm chuyên ngành

Chương trình Cấp thẻ khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi của Uỷ ban Dân số - Gia đình và Trẻ em tỉnh

Phần mềm Kế toán hành chính sự nghiệp của Sở Tài chính

Phần mềm Đăng ký kinh doanh, Quản lý cấp Chứng nhận quyền sử dụng đất của UBND huyện Thuận An

Phần mềm quản lý văn bản đi đến, quản lý hồ sơ địa chính của UBND thị xã Thủ Dầu Một

20 phần mềm chuyên ngành Hải quan (khai báo từ xa, thống kê thuế, quản lý kho ngoại quan, thông tin luân chuyển tờ khai, phân công kiểm hoá tự động…) phục vụ cho việc khai báo từ xa và chuẩn bị điều kiện để triển khai thông quan điện tử trong thời gian tới.

17 phần mềm phục vụ cho công tác quản lý thuế của ngành thuế

 Sở Giao thông vận tải sử dụng các phần mềm phục vụ quản lý như: phần mềm quản lý giấy phép lái xe; phần mềm quản lý đăng ký, đăng kiểm phương tiện thuỷ, phần mềm cải tạo xe cơ giới.

Sở Nội vụ sử dụng phần mềm quản lý cán bộ - công chức để theo dõi, tổng hợp về biên chế, nâng lương, nâng ngạch, điều động, bổ nhiệm… cán bộ - công chức; phần mềm tổng hợp kết quả bầu cử.

Nhìn chung các phần mềm này đã đáp ứng một số yêu cầu trong công việc tại các cơ quan và góp phần nâng cao khả năng ứng dụng tin học trong đội ngũ cán bộ công chức.

Hệ thống văn bản pháp quy và công báo

Đã thực hiện cài đặt tại 21 sở ngành, huyện thị hệ thống các văn bản:

 Công báo Chính phủ: http://congbao.binhduong.gov.vn 49.419 văn bản.

 Văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh http://qppl.binhduong.gov.vn 3933 văn bản.

Hiện tại các cơ quan, đơn vị trong tỉnh đã sử dụng khá thường xuyên CSDL công báo và CSDL văn bản quy phạm pháp luật này.

Website Bình Dương trên đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá

quản lý. Hiện tại Website đang hoạt động ổn định, thông tin được cập nhật thường xuyên hơn, tuy nhiên do Website được xây dựng trên CSDL cũ, lạc hậu, cấu trúc và bố cục còn nhiều hạn chế, tốc độ truy cập chậm, khó có khả năng nâng cấp, khó khăn trong việc phân quyền chỉnh sửa và cập nhật tin.

Các dịch vụ hành chính công

Tuy chưa triển khai được các dịch vụ hành chính công từ mức độ 3 trên mạng, nhưng các thông tin về thủ tục đầu tư, hướng dẫn về thuế, thủ tục xin giấy phép xây dựng, đất đai, môi trường, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, chất lượng hàng hoá và nhiều thủ tục hành chính khác đã được đưa lên Website của tỉnh để phổ biến đến người dân và doanh nghiệp.

Xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL)

Đang triển khai và nâng cấp các CSDL: CSDL Cán bộ công chức, CSDL cán bộ giáo viên, CSDL dân cư, CSDL công báo, CSDL Quy phạm pháp luật.

Bảng 7: Ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước tỉnh Bình Dương

TT Cơ quan đơn vị Ứng dụng

1

Văn phòng

UBND Tỉnh

Nhận lịch làm việc hàng tuần, thông tin về các văn bản UBND tỉnh mới ban hành, khai thác công báo CP, thông tin phục vụ lãnh đạo, trao đổi thư điện tử

2 Sở Nội vụ -Chương trình quản lý CBCC toàn tỉnh, tuyển mới, điều động, bổ nhiệm, nâng lương, khen thưởng.

-Ứng dụng công nghệ Web cập nhật truy vấn hồ sơ CBCC từ xa và phục vụ công tác báo cáo tổng hợp, thông tin nhanh kết quả các kỳ bầu cử các cấp

3 Thư viện tỉnh Phần mềm quản lý thư viện, áp dụng mã số, mã vạch để quản lý độc giả và kho sách, tài liệu

4 Sở Giáo dục –

Đào tạo CBCC (10.359 người) từ các phòng giáo dục và các trườngXây dựng CSDL ngành giáo dục tỉnh. Cập nhật và khai thác CSDL 5 Công an tỉnh -Trang Web nội bộ phục vụ thông tin chỉ huy

-Phần mềm nghiệp vụ do Bộ Công an cung cấp: quản lý công văn đi đến, quản lý hồ sơ an ninh - cảnh sát, đăng ký xuất nhập khẩu, đăng ký ô tô - xe máy, tài sản – lương cán bộ, công việc tại Công an tỉnh 6 Sở Tài chính Phần mềm kế toán ngân sách và tài chính xã, phần mềm kế toán

hành chính sự nghiệp IMAS, xây dựng trang Web của sở

7 UBND huyện

Bến Cát công tác quản lý nhà nước. Ứng dụng thư điện tử trong trao đổi thông-Huyện đầu tiên trong tỉnh ứng dụng có kết quả Internet phục vụ tin văn bản giữa UBND huyện Bến Cát và tất cả 14 xã, thị trấn trong huyện

-Triển khai các phần mềm ứng dụng vào quản lý nhà nước cấp huyện, góp phần cải cách hành chính: quản lý hồ sơ địa chính, quản lý đăng ký sản xuất – kinh doanh cấp huyện, quản lý tiếp nhận - xử lý đơn thư KNTC

-Xây dựng trang Web nội bộ phục vụ quản lý, điều hành của UBND huyện

9 Cục thuế Sử dụng tốt 6 chương trình nghiệp vụ

10 Hải quan Chương trình tiếp nhận đăng ký tờ khai hải quan, quản lý đơn đề nghị chuyển cửa khẩu, thông báo thuế, phân công kiểm hoá tự động, báo cáo kết quả kiểm tra hàng hoá, theo dõi công nợ

Nguồn: Báo cáo số 57/BC-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương 31/10/2005

3. Hiện trạng nguồn nhân lực CNTT

Bảng 8: Hiện trạng nguồn nhân lực CNTT các cơ quan nhà nước

Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)

Tổng số cán bộ công chức 2.672

Đại học, cao đẳng CNTT 46 1,70

Trung cấp, Kỹ thuật viên CNTT 76 2,80

Chứng chỉ A,B 1.325 49,60

Bồi dưỡng 570 21,40

Chưa có văn bằng, chứng chỉ 655 24,50

Nguồn: Theo số liệu điều tra của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương

4. Công tác đào tạo kiến thức công nghệ thông tin

Bên cạnh việc các cơ quan chọn cử cán bộ công chức đi học tin học để nâng cao trình độ ứng dụng theo nhu cầu công việc, Ban Chỉ đạo CNTT tỉnh đã tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức, nâng cao trình độ, nhất là các cán bộ phụ trách CNTT ở các cơ quan.

Ban điều hành 112 tỉnh đã tổ chức triển khai đào tạo nhiều lớp cho cán bộ, công chức các đơn vị có đủ kiến thức để tham gia cập nhật, khai thác và vận hành các phần mềm dùng chung cũng như ứng dụng CNTT trong việc tin học hoá công tác quản lý hành chính nhà nước tại địa phương, đơn vị. Việc tập trung mở các khoá đào tạo, đặc biệt các lớp tin học văn phòng được đông đảo cơ quan và cán bộ hưởng ứng, góp phần nâng cao trình độ tin học, năng lực ứng dụng CNTT vào chuyên môn. Kết quả đào tạo 2001-2007:

Bảng 9: Kết quả đào tạo, bồi dưỡng về CNTT cho cán bộ, công chức Năm Lớp Năm Lớp 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Chuyên viên 35 Kỹ thuật viên Chứng chỉ B 20 87 100 138 113 Chứng chỉ A 40 114 155 171 42 96 Quản trị mạng 46 52 41 36 34

Tin học cho lãnh đạo 20 120 38

Internet 74

Văn phòng nâng cao 62 35

Lắp ráp máy tính 26 35

Cơ sở dữ liệu SQL 25

Thiết kế Web 18

Quản trị dự án 91

Tổng Cộng 80 35 742 1.041 559 247 404

Nguồn: Tổng hợp báo cáo từ Ban chỉ đạo CNTT

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w