Hiện trạng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực giáo dục – đào

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 (Trang 35 - 37)

lĩnh vực giáo dục – đào tạo

1. Hiện trạng hạ tầng công nghệ thông tin

Ngành Giáo dục - Đào tạo tỉnh được trang bị hạ tầng ở mức độ khá so với mặt bằng chung của cả nước. Chương trình đưa Internet về trường học tính đến nay có 96/319 trường có kết nối internet chủ yếu là ADSL (trong đó số trường Trung học phổ thông có kết nối Internet chiếm 96%).

Bảng 10: Hiện trạng hạ tầng công nghệ thông tin ngành giáo dục – đào tạo

Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)

Tổng số đơn vị 355

Tổng số cán bộ - giáo viên 12.066

Số máy tính 3.284

(Trong đó số máy chủ) 4

Số đơn vị có kết nối mạng LAN 114 32,10

Số đơn vị có kết nối Internet 96 27,00

Số đơn vị có Website 01

Nguồn: Theo số liệu điều tra của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương

Phân bổ máy tính như sau:

Cấp học trườngSố Tỉ lệ trường cóphòng máy (%) Số máy bìnhquân

Mầm non 115 4

Tiểu học 145 20,00 5

Trung học cơ sở 45 50,00 5

Trung học phổ thông 26 100,00 30

Trung tâm giáo dục thường xuyên/ Trung tâm hướng

nghiệp 14 50,00 5

Nguồn: Theo số liệu điều tra của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương

Trước quy mô quản lý ngày càng tăng cả về số lượng học sinh và CB giáo viên, cả về các tổ chức giáo dục và các loại hình đào tạo, ngành GD-ĐT Tỉnh Bình Dương đã từng bước đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác điều hành, quản lý, giảng dạy và học tập. Giáo viên được khuyến khích sử dụng máy tính và các thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cho việc giảng dạy trên lớp. Việc kết nối Internet ở các trường giúp cho giáo viên tìm kiếm thông tin phục vụ việc soạn giáo án, giảng dạy và hướng dẫn cho học sinh sử dụng.

2.1. Ứng dụng phần mềm

Hiện nay ngành đang ứng dụng một số phần mềm chuyên dụng:

− Phần mềm quản lý cán bộ (PMIS): với các chức năng mô phỏng công việc quản lý nhân sự của hệ thống GD-ĐT hiện nay như: Quản lý lý lịch nhân viên, các quan hệ gia đình và xã hội, các quá trình công tác và đào tạo – bồi dưỡng, quá trình lương,..

− Phần mềm tổng hợp thống kê giáo dục (EMIS): Đây là phần mềm tổng hợp số liệu thống kê giáo dục từ các trường đến Phòng GD và đến Sở.

− Phần mềm kế toán IMAS áp dụng tại các trường học.

− Phần mềm quản lý thi trắc nghiệm: Lập danh sách và hồ sơ dự thi, ghi nhận điểm bài chấm và tổng hợp kết quả của kỳ thi tại các trường Trung học phổ thông.

− Các phần mềm quản lý điểm học sinh: Ghi nhận điểm học tập các bộ môn của học sinh theo từng học kỳ, lập các bảng tổng hợp điểm theo lớp hay môn, hỗ trợ đánh giá xếp loại học tập và lưu giữ hồ sơ học sinh.

Riêng những năm gần đây việc ứng dụng CNTT còn được chú trọng ngay cả cấp học mầm non. Một số trường mầm non sử dụng các phần mềm như: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Phần mềm Nutrikids: quản lý dinh dưỡng, xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn cho trẻ.

− Phần mềm Kidsmart, Happykid: giúp trẻ tiếp cận các môn học sau này.

2.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu ngành

Hiện nay, ngành giáo dục tỉnh Bình Dương đã xây dựng cơ sở dữ liệu cán bộ công chức theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu quản lý cán bộ trong ngành. Tuy nhiên, nội dung nhập liệu có một số thông tin chính trùng lắp với cơ sở dữ liệu cán bộ công chức do Sở Nội vụ chủ trì khai thác (cán bộ chuyên trách phải nhập hai lần). Các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác vẫn còn đang trong giai đoạn hình thành.

Trên địa bàn tỉnh trường Trung học phổ thông chuyên Hùng Vương là trường đầu tiên và duy nhất sử dụng trang thông tin điện tử (Website).

3. Hiện trạng nguồn nhân lực công nghệ thông tin

Tỉ lệ cán bộ giáo viên toàn ngành biết sử dụng các công cụ tin học như là một công cụ hỗ trợ công việc quản lý, công việc giảng dạy còn thấp. Việc khai thác thông tin trên mạng phục vụ cho giáo dục – đào tạo không đáng kể (một phần do khả năng ngoại ngữ). Hầu hết chưa tiếp cận với các hệ thống quản lý tiên tiến, áp dụng các công nghệ và trình độ tổ chức hiện đại, như hệ thống văn phòng điện tử, hệ thống quản lý trường học theo mô hình tập trung, hệ thống e- learning hỗ trợ học tập qua mạng.

Bảng 11: Hiện trạng nguồn nhân lực công nghệ thông tin ngành giáo dục

Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)

Tổng số cán bộ - giáo viên 12.066 Đại học, cao đẳng CNTT 148 1,20 Trung cấp CNTT 167 1,40 Chứng chỉ A,B 1.476 12,20 Bồi dưỡng 1.346 11,20 Chưa có văn bằng, chứng chỉ 8.929 74,00

Nguồn: Theo số liệu điều tra của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương

4. Dạy và học tin học trong các trường phổ thông

Hầu hết các trường Trung học phổ thông và Trung học cơ sở đã đưa bộ môn tin học vào trong giảng dạy. Đặc biệt một số trường mầm non bán trú (34/63) có đưa tin học vào giảng dạy, cho các em tiếp cận và làm quen máy tính thông qua những hình ảnh, những phần mềm sinh động.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 (Trang 35 - 37)