Hiện trạng sử dụng phần mềm nguồn mở, hệ điều hành và phần mềm có bản quyền

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 (Trang 27 - 29)

phần mềm có bản quyền

1. Tầm quan trọng của phần mềm nguồn mở

Bình Dương là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, theo quy hoạch đến năm 2020 sẽ trở thành đô thị loại 1, thành phố công nghiệp, do đó nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực của đời sống

xã hội ngày càng cao và kinh phí để bảo đảm bản quyền phần mềm thương mại rất lớn. Trong hướng đi tìm phương cách tối ưu nhất để giải quyết vấn đề, có thể chọn áp dụng một trong hai phương án:

- Chấp nhận chi phí mua bản quyền phần mềm thương mại cần thiết sử dụng cho máy tính. Phương án này có lợi điểm là phù hợp với thói quen của người sử dụng, không phải tập huấn đào tạo nhiều; đội ngũ chuyên trách, bảo trì hệ thống thông tin cũng không cần đào tạo lại; Trách nhiệm nâng cấp, bảo hành phần mềm được xác định rõ; Có lợi thế với các đối tác nước ngoài, có nhiều thuận lợi khi muốn phát triển công nghiệp phần mềm của tỉnh. Khuyết điểm: tăng thêm chi phí.

- Nghiên cứu đưa vào sử dụng phần mềm nguồn mở để thay thế dần những phần mềm thương mại. Phương án này có lợi điểm lớn nhất là tốn ít chi phí, tạo điều kiện làm chủ công nghệ, và là một đối trọng, tạo sức ép giảm bớt thể độc quyền của các công ty phần mềm lớn như Microsoft. Về khuyết điểm, ngoài việc phải tốn thời gian, chi phí đào tạo lại cho người sử dụng, cán bộ chuyên trách, không có người chịu trách nhiệm bảo hành cụ thể, phương án này còn có thể bị lợi dụng để cài các phần mềm độc hại đi kèm vào máy tính của người sử dụng và khả năng không tương thích với thiết bị, phần mềm khác. Do đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã qui định các phần mềm mã nguồn mở sử dụng trong cơ quan nhà nước phải được Bộ thẩm định (Thông tư 02/2007/TT- BBCVT ngày 02/8/2007).

2. Hiện trạng phần mềm nguồn mở đang được sử dụng

Khoảng 30% máy chủ trong toàn hệ thống công nghệ thông tin của các cơ quan Đảng đã được triển khai hệ điều hành mã nguồn mở và các dịch vụ mạng mã nguồn mở do Trung ương chuyển giao; tất cả các máy trạm của Tỉnh ủy, các ban Đảng, các huyện, thị ủy và các đảng ủy trực thuộc đã được cài đặt bộ phần mềm văn phòng mã nguồn mở và chuyển sang sử dụng thí điểm thay cho phần mềm MS Office tại một số cơ quan trực thuộc.

Công ty Cổ phần Công nghệ thông tin Bình Dương (BIT) là đã đưa ra bộ giải pháp văn phòng BIT - Open Office với các phần mềm ứng dụng văn phòng, thiết kế đồ họa, internet, multimedia cùng các tiện ích khác có thể thay thế cho Microsoft Office với giá chỉ 99.000 đồng. Ngân hàng Sài gòn Thương tín (Sacombank) ứng dụng phần mềm nguồn mở từ năm 2004.

Ngoài ra, trường Trung học phổ thông chuyên Hùng Vương đang có dự án đưa phần mềm nguồn mở vào giảng dạy ở trường.

3. Hiện trạng sử dụng các hệ điều hành và phần mềm có bản quyền

Do giá bản quyền các phần mềm đang được xem là quá cao so với thị trường và thu nhập của Việt Nam, khoảng 500 USD cho chương trình của Microsoft hoặc gần 5.000 USD cho bộ phần mềm của Autocard....nên việc sử dụng phần mềm không bản quyền là khá phổ biến ở Việt Nam, tỉnh Bình Dương

cũng không tránh khỏi tình trạng trên. Mặc dù trong thời gian gần đây khi đầu tư trang bị mát tính, tỉnh đã cố gắng mua sắm phần mềm hệ điều hành có bản quyền nhưng số lượng không lớn.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w