Đánh giá chung về hiện trạng công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 (Trang 45 - 47)

1. Kết quả đạt được

• Tỉnh uỷ và UBND tỉnh đã có sự quan tâm chỉ đạo ứng dụng và phát triển CNTT thông qua việc ban hành các kế hoạch và đề án lớn về CNTT.

• Qua việc triển khai các dự án CNTT, đã hình thành mạng diện rộng của tỉnh với sự tham gia của nhiều sở ban ngành, và mạng diện rộng trong cơ quan Đảng với sự tham gia của các ban Đảng thuộc Tỉnh uỷ và các huyện thị uỷ. Nó giúp cho lãnh đạo và các cơ quan quản lý truy cập khai thác thông tin, trao đổi thông tin nhanh chóng và kịp thời. Đội ngũ cán bộ qua đó đã được bồi dưỡng, đào tạo về kiến thức tin học. Chương trình CNTT của tỉnh đã góp phần cải tiến, nâng cao hiệu quả cho công tác quản lý, điều hành tại các cơ quan Đảng và sở ban ngành trọng điểm.

• Hiện trạng hạ tầng CNTT của tỉnh phát triển tương đối tốt, các mạng cục bộ đã được xây dựng ở một số sở ngành, tạo điều kiện thuận lợi bước đầu đáp ứng các yêu cầu về phát triển CNTT của Tỉnh.

• Các dự án CNTT đã triển khai ở các sở ban ngành trọng điểm, nhưng việc xây dựng phần mềm ứng dụng chưa được chú trọng ngang mức với trang thiết bị phần cứng, dẫn đến các phần mềm phục vụ quản lý chuyên môn nghiệp vụ còn ít triển khai. Tuy nhiên, đầu tư mới tập trung ở các cơ quan quản lý cấp Tỉnh, chưa triển khai đồng bộ đến các cấp quản lý để phát huy hiệu quả.

• Chương trình CNTT của tỉnh chủ yếu tập trung vào lĩnh vực phục vụ quản lý trong các cơ quan Đảng, quản lý nhà nước trọng điểm. Phạm vi ứng dụng CNTT còn hẹp, việc khai thác trao đổi thông tin trên các mạng tin học và mạng Internet chưa phổ biến, ngay cả ở các cơ quan nhà nước.

• Bưu điện tỉnh có khả năng cung cấp dịch vụ truyền dẫn dữ liệu để xây dựng mạng diện rộng của toàn tỉnh. Tuy nhiên hiện nay các kết nối có trên mạng văn phòng Chính phủ (đã mở rộng đến huyện và sở ngành) hay trực tiếp giữa các đơn vị, đều sử dụng ít.

3. Nguyên nhân

• Nhận thức về vai trò của CNTT trong quản lý điều hành cơ quan đơn vị và là động lực phát triển kinh tế xã hội của cán bộ công chức và người dân còn chưa đầy đủ, đặc biệt vai trò của người đứng đầu cơ quan đơn vị.

• Nhân lực CNTT yếu và thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Thiếu cán bộ chuyên trách về CNTT, thiếu cán bộ thẩm định, quản lý dự án CNTT, trình độ người sử dụng thấp.

• Các dự án CNTT triển khai chưa đồng bộ giữa phần cứng và phần mềm. Nguồn dữ liệu điện tử còn rất hạn chế, các CSDL dùng chung chưa có, ngoại trừ CSDL các văn bản pháp quy của Chính phủ và của tỉnh.

• Có những điểm bất cập của Đề án 112 ngay từ Trung ương.

• Cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách về BCVT và CNTT mới được hình thành.

• Hạ tầng viễn thông phát triển mạnh trong thời gian qua nhưng chất lượng chưa đảm bảo ( tốc độ đường truyền ADSL quá chậm ) gây khó khăn cho việc sử dụng và cập nhật cơ sở dữ liệu dùng chung.

PHẦN IV. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 (Trang 45 - 47)