Giai đoạn sau năm 2010:
Tiếp tục phát triển mạng chuyên dụng đến cấp xã phường.
Các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân khác sẽ kết nối vào mạng thông tin của tỉnh để khai thác thông tin, sử dụng các dịch vụ công chủ yếu thông qua đường kết nối ADSL của các nhà cung cấp dịch vụ tỉnh.
4.4. Nâng cấp và phát triển Trung tâm THDL của Bình Dương
Khi mạng chuyên dụng và các CSDL đã từng bước được xây dựng, cần đầu tư nâng cấp và phát triển Trung tâm tích hợp dữ liệu để tích hợp với Cổng giao tiếp điện tử, kết nối các hệ thống CSDL, tích hợp hệ thống các dịch vụ công, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ứng dụng và khai thác thông tin.
4.5. Trang bị hệ thống máy tính cho các đơn vị trong tỉnh
Thông qua một số dự án ứng dụng CNTT sẽ trang bị cho các đơn vị trong tỉnh hệ thống máy tính và các trang thiết bị khác:
Dự án đầu tư trang bị máy tính, kết nối LAN, WAN và các trang thiết bị tin học hỗ trợ dạy và học trong hệ thống giáo dục.
Dự án đầu tư trang thiết bị tin học, kết nối mạng LAN, WAN phục vụ y tế
Dự án Đầu tư trang thiết bị tin học và kết nối LAN, Internet cho doanh nghiệp
Xây dựng hạ tầng viễn thông và Internet, đặc biệt là Internet băng rộng (ADSL) là cơ sở để đưa ứng dụng CNTT đến mọi tầng lớp nhân dân. Cùng với nhiều dự án khác, "Dự án Internet nông thôn, phổ cập dịch vụ Internet cho cộng đồng, phát triển các điểm văn hoá xã" là một dự án trọng điểm để thực hiện việc này đối với một đối tượng đông đảo là công nhân các khu công nghiệp, nông dân lao động vùng nông thôn.
4.6. Quy hoạch xây dựng Cổng giao tiếp điện tử của tỉnh a) Mục tiêu:
Xây dựng và phát triển Cổng giao tiếp điện tử nhằm đáp ứng mọi nhu cầu giao dịch trao đổi thông tin giữa các cơ quan Đảng, chính quyền, liên ngành, các tổ chức, các doanh nghiệp và nhân dân.
Xây dựng, vận hành và khai thác Cổng điện tử của tỉnh với nhiều cấp độ, nhiều dịch vụ khác nhau, đặc biệt hệ thống các dịch vụ công. (Cung cấp thông tin, cung cấp giao diện tương tác G2C, G2B, G2G, Cung cấp cổng giao dịch trực tuyến). Giai đoạn 2008-2010 khoảng 10 dịch vụ công; giai đoạn 2011-2015 khoảng 15 dịch vụ công; giai đoạn 2016-2020 khoảng 20 dịch vụ công.
Đẩy mạnh các hoạt động giao dịch thông qua Cổng giao tiếp điện tử làm cơ sở cho việc xây dựng chính quyền điện tử.
Người dân cả nước, doanh nghiệp trong và ngoài nước thông qua Cổng giao tiếp điện tử Bình Dương sẽ nắm được cơ hội kinh doanh với Bình Dương, thúc đẩy phát triển thương mại dịch vụ.
Thúc đẩy ứng dụng công nghệ truy cập Internet băng thông rộng xDSL và công nghệ mạng không dây (Wireless, WiMAX) rộng khắp địa bàn tỉnh.
Cổng giao tiếp điện tử của tỉnh mở ra giao diện giao tiếp giữa mạng thông tin của tỉnh với mạng Chính phủ (CPNET), đồng thời mở ra môi trường giao tiếp và giao dịch điện tử giữa các cơ quan sở ban ngành, huyện thị, các doanh nghiệp cũng như mọi người dân. Là bước tất yếu của quá trình xây dựng nền hành chính điện tử, nền kinh tế phát triển với hoạt động giao dịch TMĐT.
Cổng giao tiếp điện tử của tỉnh được xây dựng và phát triển từ mô hình Chính phủ điện tử; đảm bảo hợp chuẩn giao tiếp, trao đổi và chia sẻ thông tin, bên cạnh đó vấn đề an ninh, an toàn dữ liệu luôn được đảm bảo.
Thông qua Cổng giao tiếp điện tử cho phép tích hợp, trao đổi và khai thác nhiều nguồn dữ liệu từ các cơ quan sở ban ngành, huyện thị, các doanh nghiệp của tỉnh, đồng thời kết nối với mạng thông tin Chính phủ, nhằm mục đích:
Cung cấp thông tin giới thiệu về tỉnh, kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch, góp phần xúc tiến thương mại, thúc đẩy quá trình hội nhập trong nước và quốc tế.
Đáp ứng các nhu cầu về thông tin công cộng của mọi đối tượng nhân dân.
Thực hiện các giao tiếp và giao dịch điện tử với người dân, với doanh nghiệp thông qua hệ thống các dịch vụ công.
Đẩy mạnh hoạt động giao dịch thương mại với sàn giao dịch TMĐT. Trong đó hệ thống luôn phải đảm bảo tính hợp chuẩn, tính tích hợp xử lý liên ngành, tính mở, khả năng mở rộng quy mô và an toàn trong giao dịch. Việc đầu tư xây dựng cổng thông tin và giao tiếp điện tử và phát triển TMĐT của tỉnh là tất yếu khách quan, song cần phân tích và lựa chọn giải pháp phù hợp, tối ưu theo tốc độ phát triển và đồng bộ với sự phát triển KTXH của Bình Dương trong giai đoạn 2008-2010.
Đối với Bình Dương, giai đoạn đầu xây dựng Cổng giao tiếp điện tử để cung cấp thông tin của chính quyền đến mọi người dân, mọi doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, từng bước cung cấp khả năng tương tác, cung cấp dịch vụ công qua cổng.
Cổng giao tiếp điện tử của tỉnh được tích hợp với TT THDL của tỉnh (gồm có hệ thống các CSDL tổng hợp và trang thông tin điện tử). Trong đó hệ thống CSDL có khả năng liên kết và chia sẻ với một số hệ thống CSDL của các cơ quan sở, ban, ngành của tỉnh, trao đổi thông tin với hệ thống CSDL quốc gia.
Tiếp tục nâng cấp, xây dựng các hệ thống CSDL của các cơ quan Đảng và chính nước, các sở, ban, ngành tạo ra cơ sở hạ tầng thông tin phong phú, nhất quán; từng bước xây dựng và đáp ứng hệ thống dịch vụ công.
Xây dựng, khai thác và phát triển Cổng giao tiếp điện tử theo các bước:
Bước 1. Cung cấp thông tin.
Bước 3. Giao dịch để có thể từng bước cung cấp các dịch vụ công.
Cổng giao tiếp điện tử với các trang thông tin điện tử phải được cập nhật thường xuyên. Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục nhận thức, phổ cập tin học, nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần trong nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi và môi trường cho mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các giao dịch với chính quyền cũng như các hoạt động thương mại.
Từng bước xây dựng các dịch vụ công với các giao diện tương tác cho phép doanh nghiệp, người dân giao dịch trực tuyến qua Cổng giao tiếp điện tử.
Các yếu tố đầy đủ của Cổng giao tiếp điện tử của một tỉnh:
Các Website của các cơ quan của tỉnh, các sở, ban, ngành với đầy đủ nội dung thông tin và thường xuyên được cập nhật.
Hệ thống cơ sở dữ liệu cơ sở và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành (khoảng hơn bốn mươi CSDL bao gồm cả các CSDL thông tin địa lý (GIS).
Các dịch vụ hành chính công.
Các chương trình điều khiển.
Đường truyền (mạng chuyên dụng của tỉnh) kết nối các cơ quan đơn vị trong tỉnh có tốc độ cao, độ tin cậy tốt.
Công cụ phần mềm Cổng giao tiếp điện tử cho phép tích hợp các Website, các CSDL, công cụ tìm kiếm hiệu quả, công cụ giao tiếp, công cụ giao dịch.
Các cơ quan chính quyền của tỉnh thực hiện cải cách hành chính theo hướng hành chính điện tử.
Các chính sách chế độ của nhà nước bảo đảm cơ sở pháp lý trong giao tiếp và giao dịch.
Bản thân Cổng giao tiếp điện tử mới chỉ là công cụ, mới là phần vỏ ngoài. Cổng muốn làm việc được có hiệu quả phải có các nội dung được tạo nên bởi nhiều yếu tố khác, cùng với sự cải cách hành chính quyết liệt theo hướng nền hành chính điện tử. Đây là công việc phải tiến hành nhiều năm với sự góp sức của nhiều ngành, nhiều cơ quan, nhiều người.
5. Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực CNTT
5.1. Xác định nhu cầu nguồn nhân lực CNTT của tỉnh đến năm 2015
Căn cứ theo chiến lược phát triển CNTT–TT Việt Nam đến 2010 và định hướng đến 2020, tỷ lệ cán bộ CNTT có trình độ đại học, cao đẳng CNTT trở lên trên tổng số dân chiếm tỷ lệ 1:1000. Căn cứ theo tốc độ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương và hiện trạng nguồn nhân lực CNTT của tỉnh. Giai đoạn 2011- 2015 và giai đoạn 2016-2020 tỷ lệ đó có thể tăng cao hơn, khoảng 2-2,5: 1000 dân.
Bình Dương cần đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực CNTT trong cơ quan Đảng, cơ quan Quản lý hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, khối doanh nghiệp và nhu cầu phổ cập trong nhân dân.
Bên cạnh việc đào tạo phổ cập, đào tạo cán bộ chuyên trách CNTT, đến năm 2015, Bình Dương cần đáp ứng một lượng lớn cán bộ Lãnh đạo thông tin (CIO-Chief Information Officers), nhằm đáp ứng tốt việc xây dựng, tổ chức, quản lý, ứng dụng và phát triển CNTT. Hiện nay, các cơ quan chưa có chức danh CIO, nhưng trong tương lai gần, CIO là thành phần không thể thiếu trong các cơ quan đơn vị có ứng dụng CNTT ở quy mô sử dụng mạng LAN trở lên. Người đảm nhiệm chức danh CIO thường có thể là cấp phó phụ trách CNTT của cơ quan, đơn vị đó. Họ không nhất thiết là kỹ sư CNTT nhưng có kiến thức về CNTT và có đủ quyền hạn để chỉ đạo, điều hành hoạt động quản trị hệ thống, ứng dụng và phát triển CNTT của đơn vị mình.
Bảng 27: Ước lượng số cơ quan, đơn vị trong tỉnh Bình Dương
Cơ quan, đơn vị Số lượng
TỔNG SỐ 2.890
Cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước 143
Cơ quan cấp tỉnh 47
Cơ quan cấp huyện thị xã 7
Cơ quan cấp xã, phường, thị trấn 89
Đơn vị sự nghiệp giáo dục y tế 347
Số trường tiểu học 145
Số trường Trung học cơ sở 47
Số trường Trung học phổ thông 26
Số trường THCN và trực thuộc 20
Số trường Đại học/ Cao đẳng 3
Số bệnh viện đa khoa 11
Số phòng khám khu vực 6
Số trạm y tế xã phường 89
Tổng số doanh nghiệp (ước lượng) 7.200
Số doanh nghiệp lớn và vừa (khoảng 1/3) 2.400
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Bình Dương 2006 và báo cáo của Sở BCVT tỉnh Bình Dương
Bảng 28: Nhu cầu nguồn nhân lực chung của Bình Dương đến 2015Nội dung Nội dung Cơ quan HCSN nhà nước Đơn vị sự nghiệp GD, YT Doanh nghiệp lớn và vừa Tổng
Nhu cầu nguồn nhân lực 143 x 2 = 286 347 x 2 = 694 2400 3.380
Thực trạng hiện có
(ước lượng) 80 130 478 688
Số lượng cần đào tạo
(ước lượng) 206 564 1.922 2.692
Bảng 29: Cơ cấu nhân lực CNTT cần đào tạo tại các cơ quan đơn vị của Bình Dương
Như vậy, ước tính đến năm 2015, Bình Dương cần đào tạo, thu hút khoảng 2.700 cán bộ chuyên trách CNTT (khoảng 50% CĐ/ĐH) và 1.480 CIO.
Đến năm 2020, số lượng ước tính có thể tăng gấp rưỡi trở lên, tức là cần đào tạo, thu hút khoảng 4.050 cán bộ chuyên trách CNTT (khoảng 50% CĐ/ĐH) và 2.220 CIO. Nếu xét đến tình huống số dân cơ học tăng lên đột biến khi Bình Dương trở thành đô thị loại 1 thì số lượng này sẽ còn tăng lên hơn nhiều.
5.2. Đào tạo CNTT cho cán bộ, viên chức tỉnh Bình Dương a) Mục tiêu:
100% cán bộ, viên chức cấp tỉnh, huyện thị, xã phường được đào tạo phổ cập CNTT.
Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT tại các cơ quan, đơn vị có trình độ chuyên sâu, chuyên nghiệp nhằm đáp ứng tốt quá trình triển khai ứng dụng và khai thác CNTT, xây dựng chính quyền điện tử, 100% các sở, ban, ngành, các cơ quan Đảng, chính quyền có cán bộ chuyên trách CNTT.
Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo thông tin, 100% các cơ quan đơn vị có mạng LAN đều có cán bộ CIO.
Tăng cường công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho tất cả cán bộ viên chức về tầm quan trọng và ý nghĩa chiến lược của việc ứng dụng CNTT trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
Tổ chức các chương trình đào tạo thiết thực và phù hợp với từng loại đối tượng; nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng ứng dụng và khai thác CNTT cho 100% cán bộ công chức, viên chức theo các mức độ và lĩnh vực chuyên môn khác nhau (chú trọng đến đội ngũ cán bộ vùng nông thôn). Tổ chức các chương trình hội thảo về ứng dụng CNTT và xu hướng phát triển với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành CNTT thuộc các viện nghiên cứu, các trường đại học và các doanh nghiệp lớn về CNTT trong và ngoài nước.
Bên cạnh việc đào tạo tại chỗ cần chú ý việc cử cán bộ đi đào tạo và thu hút lực lượng kỹ sư CNTT trẻ đã được đào tạo chính quy, bố trí vào các vị trí chuyên trách CNTT trong các cơ quan đơn vị.
Đến năm 2010, 100% cơ quan đơn vị từ cấp huyện, cấp tỉnh có đội ngũ cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin. Trong đó: đối với các cơ quan đơn vị cấp tỉnh cần có ít nhất 01 đại học, cao đẳng; 02 trình độ trung cấp hoặc kỹ thuật viên công nghệ thông tin. Đối với cấp huyện thị cần có ít nhất 01 cao đẳng, 02 trình độ trung cấp hoặc kỹ thuật viên công nghệ thông tin.
Từ năm 2011-2015: 100% cơ quan đơn vị cấp tỉnh, thành phố và thị xã cần có cán bộ lãnh đạo CNTT (CIO), đặc biệt là các sở, ngành. Đào tạo phổ cập công nghệ thông tin cho cán bộ cấp xã, phường, đảm bảo 100% cán bộ đều biết sử dụng máy vi tính, có trình độ A,B, trung cấp hoặc kỹ thuật viên công nghệ thông tin.
Xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách khuyến khích và hỗ trợ cho các hoạt động phổ biến kiến thức CNTT trong toàn xã hội, tạo điều kiện và môi trường hấp dẫn thu hút các tổ chức trong và ngoài nước, đặc biệt là con em của tỉnh ở nước ngoài mang tri thức, công nghệ và đầu tư đóng góp tích cực vào quá trình phát triển nguồn nhân lực CNTT của tỉnh.
Để đáp ứng nhu cầu thực tế trên, nhằm góp phần tích cực thực hiện tốt quy hoạch CNTT và tạo đồng lực phát triển KTXH, toàn tỉnh phải chủ động đào tạo nguồn nhân lực CNTT, phát huy tối đa năng lực, không ngừng mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo của các trường, các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh.
5.3. Nâng cấp hệ thống trường, trung tâm, cơ sở đào tạo CNTT a) Mục tiêu:
Phát triển về quy mô, loại hình và chất lượng đào tạo CNTT theo hướng xã hội hoá, chuyên nghiệp hoá. Thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào việc đào tạo nguồn nhân lực CNTT, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Tỉnh có hệ thống các cơ chế chính sách thu hút đầu tư xây dựng và phát triển các cơ sở đào tạo phát triển nguồn nhân lực CNTT với các quy mô khác nhau.
Tin học trở thành môn học có chất lượng trong chương trình đào tạo phổ thông, nâng cao chất lượng chuyên môn chuyên sâu CNTT cho đội ngũ giáo viên. Chất lượng đào tạo về CNTT trong hệ thống giáo dục và đào tạo hiện nay được nâng cao, rút ngắn khoảng cách về chất lượng và tốc độ phát triển đối với khoa học công nghệ thế giới.
Phát huy có hiệu quả chức năng đào tạo của Trung tâm CNTT thuộc Sở Thông tin và Truyền thông theo hướng chuyên sâu, hợp tác.
Kết hợp chặt chẽ và có hiệu quả công tác đào tạo, ứng dụng và nghiên cứu phát triển CNTT trong địa bàn tỉnh.
Tăng cường hợp tác liên thông, liên kết đào tạo CNTT với các trường đại học trong và ngoài nước, các viện và các hãng có uy tín trong và ngoài nước. Mở ra một số chương trình hợp tác, liên kết đào tạo, nhằm đào tạo đội ngũ chuyên viên có trình độ cao đáp ứng kịp thời nhu cầu ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh trong giai đoạn hiện nay; đồng thời tạo dựng cơ sở vững chắc cho việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực CNTT của