Hiện trạng phát triể n ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan Đảng

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 (Trang 29 - 30)

cơ quan Đảng

1. Hiện trạng hạ tầng công nghệ thông tin

Kết quả triển khai Đề án 47 (giai đoạn 2001-2005) và 01 năm thực hiện Đề án 06 (giai đoạn 2006-2010) hạ tầng kỹ thuật cơ bản hoàn chỉnh, số lượng máy chủ, máy trạm, thiết bị mạng, thiết bị sao lưu dữ liệu cơ bản được trang bị đồng bộ và tương đối đủ để đáp ứng yêu cầu công việc.

Hệ thống mạng diện rộng của các cơ quan Đảng tỉnh Bình Dương hiện có 17 đầu mối liên lạc gồm: 04 Ban Đảng, 06 Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy và 07 huyện, thị ủy. Trong đó, có 14/17 đầu mối đã triển khai đường truyền số liệu tốc độ cao (Mega Wan). Tất cả các đầu mối đều hoạt động ổn định, liên tục và an toàn; đảm bảo kết nối thông suốt để cập nhật đồng bộ cơ sở dữ liệu Đảng viên, gửi nhận thư tín điện tử và khai thác các cơ sở dữ liệu thông tin tham khảo góp phần từng bước nâng cao ý thức ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc của các cấp ủy Đảng. Bảng 5: Hạ tầng CNTT cơ quan Đảng Số Cơ quan Số Máy tính Số máy chủ Số cơ quan có mạng LAN Số cơ quan có kết nối Internet Số cơ quan có Website Tổng số 16 259 49 17 4 0

Nguồn: Theo số liệu điều tra của Sở TT&TT

2. Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin

2.1 Ứng dụng phần mềm:

Việc ứng dụng các phần mềm dùng chung (điều hành tác nghiệp trên lotus, bộ phần mềm quản lý Đảng viên, phần mềm quản lý chữ Việt in,...) tạo điều kiện thuận lợi trong việc xử lý, quản lý, lưu trữ và trao đổi thông tin, gửi nhận văn bản, góp phần tiết kiệm thời gian, giấy tờ, cước bưu chính.

Xây dựng hệ thống thông tin điện tử, cơ sở dữ liệu bảo đảm cung cấp thông tin kịp thời phục vụ sự lãnh đạo, điều hành của các cấp uỷ Đảng.

Bộ chương trình quản lý cơ sở dữ liệu Đảng viên được sử dụng đã góp phần thuận lợi trong việc quản lý, lưu trữ hồ sơ Đảng viên, cấp phát thẻ Đảng, báo cáo số liệu nhanh khi có yêu cầu. Phần mềm kiểm tra Đảng bước đầu đã được cài đặt hoàn chỉnh và vận hành tốt ở cấp tỉnh.

Thực hiện chủ trương sử dụng rộng rãi phần mềm nguồn mở của Trung ương và của Tỉnh ủy. Đến nay, khoảng 30% máy chủ và tất cả các máy trạm trong toàn hệ thống công nghệ thông tin của Đảng đã được triển khai hệ điều hành mã nguồn mở và các dịch vụ mạng mã nguồn mở do Trung ương chuyển giao, từng bước sử dụng thí điểm thay cho phần mềm MS Offices tại một số cơ quan trực thuộc.

2.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu

Đã triển khai xây dựng các cơ sở dữ liệu như: Văn kiện Đảng, mục lục hồ sơ lưu trữ, thông tin phục vụ lãnh đạo, quản lý lịch làm việc, cơ sở dữ liệu Đảng viên; các cơ sở dữ liệu và các thông tin phục vụ lãnh đạo đã được cập nhật kịp thời. Phần lớn các đơn vị đều khai thác, sử dụng tốt các cơ sở dữ liệu này.

2.3 Hiện trạng nguồn nhân lực CNTT

Các Ban đảng, các huyện, thị ủy đều có bố trí cán bộ chuyên trách hoặc bán chuyên trách làm công tác Quản trị mạng. Đội ngũ cán bộ Quản trị mạng của các đơn vị đều có kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin, được đào tạo, tập huấn thường xuyên. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chuyên viên, cán bộ nghiệp vụ từ cấp tỉnh đến cấp xã, phường, thị trấn đều có kiến thức nhất định về tin học; phần lớn đều có thể sử dụng máy tính và mạng máy tính để làm việc.

3. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức công nghệ thông tin

Thực hiện đề án 47 cơ quan Đảng đã tổ chức 08 lớp đào tạo tập huấn cho 150 cán bộ các cấp như sau:

- 01 lớp đào tạo, tập huấn cho 14 cán bộ lãnh đạo, quản lý. - 04 lớp đào tạo, tập huấn cho 80 cán bộ nghiệp vụ.

- 03 lớp đào tạo, tập huấn cho 56 cán bộ quản trị mạng.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 (Trang 29 - 30)