1. Mục tiêu tổng thể
Ứng dụng CNTT rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế -xã hội, tạo điều kiện để thúc đẩy hội nhập khu vực và quốc tế, đảm bảo an ninh quốc phòng.
Phát triển CNTT theo cơ cấu, quy mô hợp lý, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời theo kịp khả năng và trình độ phát triển CNTT trong nước và khu vực.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT-TT tại các cơ quan Đảng và nhà nước được hiện đại hóa và hoàn thiện về số lượng, chất lượng, tốc độ, băng thông và độ tin cậy, đáp ứng các yêu cầu cho công việc triển khai và vận hành chính quyền điện tử ở các cấp cũng như thực hiện cung cấp các dịch vụ công cho người dân với chất lượng và hiệu quả cao.
Phát triển Công nghiệp CNTT theo thứ tự ưu tiên: công nghiệp phần cứng, công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung. Đến 2010, phát triển thêm 9-10 nhà máy sản xuất phần cứng về điện tử, tin học và truyền thông. Có 1-2 Trung tâm phần mềm của tỉnh có thương hiệu.
Triển khai chính quyền điện tử và cung cấp nhiều dịch vụ công. Giai đoạn 2011-2015, Bình Dương giữ vững là tỉnh ở tốp 5 của cả nước về phát triển CNTT (phấn đấu đạt các chỉ tiêu phát triển về công nghệ thông tin và viễn thông lớn hơn hoặc bằng mức trung bình so với quy hoạch chung của khu vực và cả nước) chuẩn bị các điều kiện cho Bình Dương trở thành thành phố điện tử năm 2020.
Phấn đấu đạt tỷ lệ chi ngân sách cho công nghệ thông tin đạt ít nhất 1,2% so với tổng chi ngân sách của tỉnh tính bình quân cho cả giai đoạn 2008-2015 với cơ cấu các khoản chi cho công nghệ thông tin bao gồm: ít nhất 10% cho phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin, 30% cho phần mềm và cơ sở dữ liệu, phần còn lại dành cho đầu tư hạ tầng kỹ thuật và các chi phí khác.
2.1. Ứng dụng CNTT
• Năm 2010: Tỷ lệ các sở, ban, ngành có Website và hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành đạt 50%; đến năm 2015 đạt 100%.
• Năm 2010: Ít nhất 4 dịch vụ công mức độ 3 và 07 cơ sở dữ liệu trọng điểm; Năm 2015: ít nhất 10 dịch vụ mức độ 3 trở lên và 12 cơ sở dữ liệu trọng điểm.
• Năm 2010: 100% các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp, các cơ sở y tế có mạng nội bộ và kết nối Internet băng thông rộng. 100% các trường tiểu học trở lên có máy tính và kết nối Internet băng thông rộng; 40% cán bộ nhân viên y tế biết sử dụng máy tính, 40% giáo viên thực hiện giáo án điện tử. Đến năm 2015, cả đội ngũ này đạt tỉ lệ 80%.
• Năm 2010: Trên 40% doanh nghiệp có website, 15% doanh nghiêp sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp, quản lý bán hàng, điều khiển sản xuất (ERP, CRM); Đến năm 2015, tỉ lệ này là 85% và 65%.
2.2. Hạ tầng CNTT
• Năm 2010 có 100% các xã có điểm truy cập Internet.
• Năm 2015: Mạng chuyên dụng cáp quang đến cấp xã phường. Cổng giao dịch điện tử của tỉnh và Cổng thông tin thương mại điện tử của tỉnh hoạt động có hiệu quả.
2.3. Nhân lực CNTT
• Năm 2010: 100% cán bộ công chức chuyên môn biết sử dụng công nghệ thông tin trong nghiệp vụ; Đào tạo khoảng 1.100 người có trình độ đại học, cao đẳng; 100% các cơ quan đơn vị có mạng nội bộ (LAN) và cán bộ chuyên trách hoặc bán chuyên trách về công nghệ thông tin; các cơ quan đơn vị xây dựng, duy trì cơ sở dữ liệu dùng chung đều có bộ phận chuyên trách, có lãnh đạo công nghệ thông tin (CIO).
• Năm 2015: Đào tạo khoảng 1.500 người có trình độ có trình độ đại học, cao đẳng.
2.4. Phát triển công nghiệp CNTT
• Năm 2010: Phát triển thêm 9-10 nhà máy sản xuất phần cứng về điện tử, tin học và truyền thông; Có 1-2 trung tâm phần mềm của tỉnh có thương hiệu.
• Năm 2015: Phát triển 10-15 nhà máy sản xuất phần cứng về điện tử, tin học và truyền thông; Có 6-10 trung tâm phần mềm của tỉnh có thương hiệu.
3. Quy hoạch phát triển ứng dụng công nghệ thông tin
3.1. Tạo môi trường cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin a) Mục tiêu:
• Có môi trường chính sách tốt về CNTT, phát huy được tài năng trí tuệ của cán bộ và người dân trong tỉnh.
• Xây dựng được hệ thống biểu mẫu điện tử thống nhất, định dạng thông tin, các quy trình nghiệp vụ, đảm bảo tối ưu và hợp chuẩn quốc gia.
• Các cơ quan nhà nước trọng điểm được làm việc trong môi trường mạng, có điều kiện sử dụng mạng máy tính và Internet phục vụ cho công việc chuyên môn của mình. Lãnh đạo, chỉ huy cơ quan đơn vị có điều kiện điều hành công việc với các ứng dụng CNTT. Đa số người dân và doanh nghiệp có điều kiện tìm kiếm và sử dụng thông tin theo nhu cầu của mình.
• Người dân, cán bộ công chức, đặc biệt người đứng đầu cơ quan đơn vị có nhận thức đúng và đầy đủ về vai trò, lợi ích của việc ứng dụng CNTT.
b) Nội dung thực hiện:
• Đề xuất dự án nghiên cứu kiện toàn tổ chức và xây dựng chính sách về công nghệ thông tin bao gồm:
- Phát huy vai trò quản lý nhà nước về công nghệ thông tin của Sở Thông tin và Truyền thông, chú trọng phát triển và quản lý các đại lý Internet trong tỉnh.
- Kiện toàn tổ chức, bố trí đủ cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin, phù hợp với kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của từng đơn vị. Xây dựng chức danh CIO trong các cơ quan đơn vị cấp tỉnh và huyện thị.
- Các cơ quan Đảng và chính quyền đưa chỉ tiêu ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác nghiệp vụ là một tiêu chí đánh giá cán bộ, nội dung thi đua khen thưởng.
- Khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi hơn để tiếp tục thu hút nhiều dự án đầu tư trong nước và nước ngoài vào các khu công nghiệp và cụm công nghiệp của tỉnh, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư ứng dụng CNTT, tham gia thương mại điện tử. Khuyến khích đầu tư và phát triển công nghiệp công nghệ thông tin.
lao động qua mạng, khuyến khích người lao động khai thác thông tin và tìm kiếm việc làm qua mạng.
- Tỉnh cần có cơ chế phù hợp về tiền lương, thưởng, chăm lo đời sống tinh thần, để khuyến khích giữ được cán bộ giỏi phục vụ cho địa phương.
- Chính sách khuyến khích hoạt động giao dịch điện tử và cụ thể hoá hệ thống pháp lý trong giao dịch điện tử, TMĐT, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tham gia hoạt động giao dịch thương mại điện tử.
- Tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông đẩy mạnh phát triển dịch vụ truy cập Internet công cộng trên địa bàn tỉnh đặc biệt là vùng nông thôn. Khuyến khích phát triển các dịch vụ gia tăng.
• Nghiên cứu xây dựng các biểu mẫu điện tử của các cơ quan hành chính nhà nước, tuân theo các quy định của pháp luật, phù hợp với xu thế cải cách hành chính, đáp ứng được các yêu cầu:
- Thông tin đơn giản, dễ hiểu, không chồng chéo và phù hợp với quy trình công việc liên quan;
- Khuôn dạng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định để dễ dàng tải xuống, hiển thị và in ấn bằng các phương tiện điện tử phổ biến; - Giảm thiểu yêu cầu nhập lại những thông tin đã có sẵn trong cơ sở
dữ liệu.
- Danh sách các biểu mẫu điện tử phải được tổ chức khoa học, phân nhóm hợp lý, cập nhật kịp thời để giúp các tổ chức, cá nhân có thể tìm chính xác các biểu mẫu cần thiết dễ dàng và nhanh chóng trên trang thông tin điện tử của cơ quan đó.
• Xây dựng mô hình văn phòng điên tử (e-office) ở một số cơ quan sở ngành, huyện thị trọng điểm và mô hình gửi nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan này:
- Mỗi cán bộ viên chức đều có hộp thư điện tử, có thể sử dụng thông tin trên mạng, được truy nhập Internet theo yêu cầu công việc.
- Lãnh đạo chỉ huy cơ quan điều hành công việc, gửi nhận báo cáo qua hệ thống làm việc nhóm trên mạng (group ware).
- Lịch làm việc tuần của cơ quan, công tác quản lý CSDL, các thông báo chung, nhắc việc, nói chung mọi luồng thông tin đều chu chuyển trên mạng. Đa số văn bản được truyền qua mạng, giảm hẳn việc in ấn trên giấy. Văn bản được xác thực phù hợp với Luật Giao địch điện tử.
• Tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò và ý nghĩa thực tiễn của CNTT trong sự phát triển kinh tế xã hội, thể hiện trên một số mặt sau: - CNTT là động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội. Đầu tư cho CNTT
là đầu tư trực tiếp, góp phần quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
- Ứng dụng CNTT không chỉ là soạn thảo văn bản. CNTT là công cụ hữu hiệu để điều hành, quản lý cơ quan đơn vị, doanh nghiệp, trang trại, cơ sở sản xuất, thực hiện công khai, minh bạch.
- Ứng dụng CNTT góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, phát triển cộng đồng.
- Muốn ứng dụng CNTT có hiệu quả, cần có kỹ năng sử dụng máy tính, mạng và phần mềm. Cần có hạ tầng CNTT tốt. Cần phải cải cách hành chính theo hướng hành chính điện tử. Cần có người lãnh đạo CNTT (CIO), cần có người quản trị mạng... Cần có chính sách và tổ chức phù hợp để khuyến khích, đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT.
- Để hoà nhập với mục tiêu của quốc gia là xây dựng Chính phủ điện tử đạt mức khá trong các nước ASEAN, các tỉnh phải xây dựng chính quyền điện tử trên nền hành chính điện tử với việc thực hiện các dịch vụ công, có sự tương tác, giao dịch trực tuyến giữa doanh nghiệp và người dân với nhà nước (G2B, G2C), giao tiếp trực tuyến giữa các cơ quan nhà nước với nhau (G2G).
- Thương mại điện tử là xu hướng tất yếu của các nền kinh tế trong thế kỷ 21, làm cho không còn khoảng cách địa lý về thương mại giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng miền, giữa các quốc gia. TMĐT là công cụ hiệu quả để người nông dân có thể đưa sản phẩm của mình ra cả nước và thế giới. Chậm triển khai TMĐT sẽ làm cho doanh nghiệp địa phương thua ngay trên sân nhà.
- Công nghiệp CNTT là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
3.2. Ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng, đoàn thể và các cơ quan hành chính nhà nước
a) Mục tiêu
Các cơ quan nhà nước phải là đầu tàu ứng dụng CNTT. Phát triển và ứng dụng CNTT ở mức cao với vị thế Bình Dương là thành phố loại 1 của Việt Nam.
Phát huy được tối đa tiềm năng cán bộ, nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý nhà nước, tác động mạnh mẽ và tích cực đến quá trình hội nhập, thúc đẩy nhanh tiến trình cải cách hành chính, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của tỉnh.
Ứng dụng CNTT một cách đồng bộ tại tất cả các cơ quan Đảng, nhà nước đến cấp huyện thị, xã phường; qua đó hỗ trợ đắc lực công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành và tác nghiệp; tăng năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp, giảm được quan liêu, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân phát huy năng lực đóng góp vào quá trình phát triển.
Hình thành môi trường, quy trình làm việc, trao đổi và tác nghiệp trực tuyến qua mạng máy tính trong tất cả các cơ quan Đảng và chính quyền.
Xây dựng và nâng cấp các CSDL trọng điểm, đồng thời thiết kế, xây dựng các phần mềm quản lý khai thác từng CSDL ấy.
Xây dựng hệ thống các dịch vụ công (một cửa liên thông điện tử) cần thiết nhất, phục vụ cung cấp thông tin, tương tác và giao dịch điện tử giữa chính quyền với doanh nghiệp và người dân, giữa các cơ quan chính quyền với nhau.
Trên cơ sở đó, từng bước xây dựng chính quyền điện tử các cấp ở Bình Dương, trong hệ thống Chính phủ điện tử của quốc gia, đáp ứng tối đa các nhu cầu giao dịch trao đổi thông tin trong mọi hoạt động kinh tế, văn hoá và xã hội của người dân, doanh nghiệp với chính quyền.
b) Nội dung thực hiện
Quy hoạch ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và chính quyền của Bình Dương trên 3 hướng:
Tiếp tục tin học hoá trong quản lý hành chính nhà nước, ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng, đoàn thể và các sở, ban, ngành, huyện, thị
Triển khai ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và nhà nước theo hướng phát triển nền hành chính điện tử trong chính quyền điện tử; CNTT là phương tiện, là công cụ, là động lực mạnh mẽ cho cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, chất lượng của mọi hoạt động chỉ đạo, quản lý, điều hành và tác nghiệp trong bộ máy chính quyền, góp phần đắc lực cho phát triển KTXH của tỉnh.
Cần phải từng bước tin học hoá các quy trình, chuyển hoá các luồng thông tin công văn bằng văn bản giấy sang luồng thông tin công văn điện tử (chú ý đến tính pháp lý của văn bản điện tử, chữ ký điện tử) để đảm bảo kịp thời trong công tác trao đổi thông tin, trong chỉ đạo điều hành và quản lý.
Trong giai đoạn 2008-2010: Cần ưu tiên ứng dụng một cách đồng bộ các chương trình quản lý công văn và hồ sơ công việc, chương trình quản lý văn bản quy phạm pháp luật; Trong giai đoạn 2008-2015 ứng dụng các Chương trình quản lý cán bộ, hệ thống thông tin hỗ trợ điều hành, tác nghiệp và thư điện tử
(cho tất cả cơ quan đơn vị cấp tỉnh, các cơ quan đơn vị thuộc 7 huyện/ thị xã và một số xã/ phường trọng điểm).
Ngoài ra một số đơn vị cần ứng dụng chương trình quản lý, các phần mềm phục vụ nghiệp vụ riêng của ngành mình, đơn vị mình.
Một số công việc chính trong giai đoạn 2008-2015:
1. Xây dựng hệ thống thông tin - các Website của các sở ban ngành, huyện thị trong tỉnh. Nâng cấp các Website hiện có, xây dựng mới các Website chưa có, bảo đảm các yêu cầu:
Cung cấp thông tin cho người dân Bình Dương và những người quan tâm các thông tin cập nhật về tổng thể tỉnh và hoạt động của cơ quan, pháp luật, chính sách, quy định, thủ tục hành chính, quy trình làm việc, các dự án đầu tư, đấu thầu và mua sắm, các thông tin kêu gọi đầu tư...
Có công cụ tìm kiếm nhanh và hiệu quả các thông tin cần thiết theo yêu cầu với đủ các tiêu chí: theo từ khoá, theo thời gian, theo chủ đề.... Cơ chế tìm kiếm theo chuẩn FullText Search.
Có thông tin song ngữ (tối thiểu là tiếng Anh) phục vụ thông tin đối ngoại.
Có bộ phận quản trị Website và chịu trách nhiệm cung cấp, kiểm tra xác thực và kịp thời cập nhật thông tin.
2. Ứng dụng CNTT-TT trong các sở ngành, nâng cao hiệu quả, chất lượng của mọi hoạt động chỉ đạo, quản lý, điều hành và tác nghiệp trong bộ máy chính quyền, chú trọng các sở ngành trọng điểm cần ứng dụng CNTT như Kế hoạch Đầu tư, Tài chính, Nội vụ.
- Nâng cao chất lượng Website Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Tài chính, Sở