Nhu cầu nguồn nhân lực chung của Bình Dương đến 2015

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 (Trang 97 - 107)

Nội dung Cơ quan HCSN nhà nước Đơn vị sự nghiệp GD, YT Doanh nghiệp lớn và vừa Tổng

Nhu cầu nguồn nhân lực 143 x 2 = 286 347 x 2 = 694 2400 3.380

Thực trạng hiện có

(ước lượng) 80 130 478 688

Số lượng cần đào tạo

(ước lượng) 206 564 1.922 2.692

Bảng 29: Cơ cấu nhân lực CNTT cần đào tạo tại các cơ quan đơn vị của Bình Dương

Như vậy, ước tính đến năm 2015, Bình Dương cần đào tạo, thu hút khoảng 2.700 cán bộ chuyên trách CNTT (khoảng 50% CĐ/ĐH) và 1.480 CIO.

Đến năm 2020, số lượng ước tính có thể tăng gấp rưỡi trở lên, tức là cần đào tạo, thu hút khoảng 4.050 cán bộ chuyên trách CNTT (khoảng 50% CĐ/ĐH) và 2.220 CIO. Nếu xét đến tình huống số dân cơ học tăng lên đột biến khi Bình Dương trở thành đô thị loại 1 thì số lượng này sẽ còn tăng lên hơn nhiều.

5.2. Đào tạo CNTT cho cán bộ, viên chức tỉnh Bình Dương a) Mục tiêu:

 100% cán bộ, viên chức cấp tỉnh, huyện thị, xã phường được đào tạo phổ cập CNTT.

 Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT tại các cơ quan, đơn vị có trình độ chuyên sâu, chuyên nghiệp nhằm đáp ứng tốt quá trình triển khai ứng dụng và khai thác CNTT, xây dựng chính quyền điện tử, 100% các sở, ban, ngành, các cơ quan Đảng, chính quyền có cán bộ chuyên trách CNTT.

 Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo thông tin, 100% các cơ quan đơn vị có mạng LAN đều có cán bộ CIO.

Tăng cường công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho tất cả cán bộ viên chức về tầm quan trọng và ý nghĩa chiến lược của việc ứng dụng CNTT trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

Tổ chức các chương trình đào tạo thiết thực và phù hợp với từng loại đối tượng; nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng ứng dụng và khai thác CNTT cho 100% cán bộ công chức, viên chức theo các mức độ và lĩnh vực chuyên môn khác nhau (chú trọng đến đội ngũ cán bộ vùng nông thôn). Tổ chức các chương trình hội thảo về ứng dụng CNTT và xu hướng phát triển với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành CNTT thuộc các viện nghiên cứu, các trường đại học và các doanh nghiệp lớn về CNTT trong và ngoài nước.

Bên cạnh việc đào tạo tại chỗ cần chú ý việc cử cán bộ đi đào tạo và thu hút lực lượng kỹ sư CNTT trẻ đã được đào tạo chính quy, bố trí vào các vị trí chuyên trách CNTT trong các cơ quan đơn vị.

Đến năm 2010, 100% cơ quan đơn vị từ cấp huyện, cấp tỉnh có đội ngũ cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin. Trong đó: đối với các cơ quan đơn vị cấp tỉnh cần có ít nhất 01 đại học, cao đẳng; 02 trình độ trung cấp hoặc kỹ thuật viên công nghệ thông tin. Đối với cấp huyện thị cần có ít nhất 01 cao đẳng, 02 trình độ trung cấp hoặc kỹ thuật viên công nghệ thông tin.

Từ năm 2011-2015: 100% cơ quan đơn vị cấp tỉnh, thành phố và thị xã cần có cán bộ lãnh đạo CNTT (CIO), đặc biệt là các sở, ngành. Đào tạo phổ cập công nghệ thông tin cho cán bộ cấp xã, phường, đảm bảo 100% cán bộ đều biết sử dụng máy vi tính, có trình độ A,B, trung cấp hoặc kỹ thuật viên công nghệ thông tin.

Xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách khuyến khích và hỗ trợ cho các hoạt động phổ biến kiến thức CNTT trong toàn xã hội, tạo điều kiện và môi trường hấp dẫn thu hút các tổ chức trong và ngoài nước, đặc biệt là con em của tỉnh ở nước ngoài mang tri thức, công nghệ và đầu tư đóng góp tích cực vào quá trình phát triển nguồn nhân lực CNTT của tỉnh.

Để đáp ứng nhu cầu thực tế trên, nhằm góp phần tích cực thực hiện tốt quy hoạch CNTT và tạo đồng lực phát triển KTXH, toàn tỉnh phải chủ động đào tạo nguồn nhân lực CNTT, phát huy tối đa năng lực, không ngừng mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo của các trường, các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh.

5.3. Nâng cấp hệ thống trường, trung tâm, cơ sở đào tạo CNTT a) Mục tiêu:

 Phát triển về quy mô, loại hình và chất lượng đào tạo CNTT theo hướng xã hội hoá, chuyên nghiệp hoá. Thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào việc đào tạo nguồn nhân lực CNTT, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Tỉnh có hệ thống các cơ chế chính sách thu hút đầu tư xây dựng và phát triển các cơ sở đào tạo phát triển nguồn nhân lực CNTT với các quy mô khác nhau.

 Tin học trở thành môn học có chất lượng trong chương trình đào tạo phổ thông, nâng cao chất lượng chuyên môn chuyên sâu CNTT cho đội ngũ giáo viên. Chất lượng đào tạo về CNTT trong hệ thống giáo dục và đào tạo hiện nay được nâng cao, rút ngắn khoảng cách về chất lượng và tốc độ phát triển đối với khoa học công nghệ thế giới.

 Phát huy có hiệu quả chức năng đào tạo của Trung tâm CNTT thuộc Sở Thông tin và Truyền thông theo hướng chuyên sâu, hợp tác.

 Kết hợp chặt chẽ và có hiệu quả công tác đào tạo, ứng dụng và nghiên cứu phát triển CNTT trong địa bàn tỉnh.

 Tăng cường hợp tác liên thông, liên kết đào tạo CNTT với các trường đại học trong và ngoài nước, các viện và các hãng có uy tín trong và ngoài nước. Mở ra một số chương trình hợp tác, liên kết đào tạo, nhằm đào tạo đội ngũ chuyên viên có trình độ cao đáp ứng kịp thời nhu cầu ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh trong giai đoạn hiện nay; đồng thời tạo dựng cơ sở vững chắc cho việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực CNTT của tỉnh trong tương lai, có đủ khả năng để xuất khẩu lao động CNTT trình độ cao.

b) Nội dung thực hiện:

 Rà soát các chương trình đào tạo về công nghệ thông tin và truyền thông hiện có, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền loại bỏ các chương trình lạc hậu, cập nhật và biên soạn các chương trình đào tạo mới về công nghệ thông tin, tăng tỷ lệ thực hành ở các môn học công nghệ thông tin và truyền thông. Bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên các cấp. Có cơ chế thích hợp cho từng loại cơ sở đào tạo công nghệ thông tin để thực hiện tốt mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực.

 Có chính sách hỗ trợ và khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các trường, trung tâm, cơ sở đào tạo công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh; việc môn tin học vào đào tạo ở tất cả các cấp từ tiểu học trở lên, đa dạng hoá các loại hình đào tạo CNTT. Xây dựng hệ thống các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích và thu hút các tổ chức, cá nhân trong tỉnh đầu tư phát triển các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông với nhiều quy mô khác nhau.

 Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực CNTT nhằm mở rộng quy mô và đa dạng hoá các loại hình đào tạo CNTT phát triển nguồn nhân lực.

 Xây dựng và phát triển Trung tâm CNTT đặt tại Sở Thông tin và Truyền thông (có chức năng đào tạo) với hướng đào tạo chuyên nghiệp và hợp tác quốc tế trong đó có các nhóm ngành ưu tiên trong thời kỳ đầu: đào tạo CIO, đào tạo Lập trình viên quốc tế, Chuyên viên bảo mật và quản trị hệ thống, chuyên viên TMĐT. Bên cạnh đó Trung tâm cũng có vai trò tuyên

truyền, tin học hoá toàn dân và bồi dưỡng trình độ chuyên môn về CNTT cho cán bộ viên chức.

Giai đoạn 2008-2015

Sẽ áp dụng nhiều biện pháp để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và chiến lược phát triển dài hạn cho tương lai, cụ thể:

 Để đáp ứng nhu cầu trong giai đoạn 2008-2015: Tổ chức tập huấn, đào tạo tại chỗ, gửi đi đào tạo (ngắn hạn) cán bộ chuyên trách CNTT; Biên chế cán bộ đã qua đào tạo chính quy về CNTT; thu hút lực lượng cán bộ CNTT là con em của tỉnh hiện đang công tác ở các tỉnh, các thành phố lớn trở về tỉnh công tác bằng các chính sách ưu đãi hợp lý.

 Chuẩn bị cho phát triển nguồn nhân lực CNTT giai đoạn 2016-2020 và xa hơn nữa: Đầu tư phát triển các cơ sở đào tạo có quy mô và chất lượng cao như Trung tâm CNTT thuộc Sở Thông tin và Truyền thông, trong đó chú trọng hướng hợp tác liên kết đào tạo với các trường đại học lớn ở các tỉnh lân cận, các công ty hoạt động trong lĩnh vực CNTT nổi tiếng trong nước và kể cả các hãng ngoài nước. Bên cạnh đó cần đầu tư phát triển đào tạo CNTT trong hệ thống giáo dục phổ thông.

Giai đoạn 2016-2020

Cần thực hiện các nội dung:

 Việc phát triển đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu triển khai CNTT được thực hiện từng bước có trọng tâm, có tính kế thừa, theo sát sự phát triển KTXH của tỉnh và đất nước. Xúc tiến chuẩn bị và trình lãnh đạo tỉnh xem xét đề nghị Chính phủ cho phép xây dựng trường Đại học CNTT

của thành phố Bình Dương. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ứng dụng

và phát triển CNTT theo hướng chuyên sâu, hội nhập và đạt trình độ quốc tế.

 Thúc đẩy các quan hệ hợp tác quốc tế về đào tạo CNTT, xây dựng các cơ sở đào tạo CNTT đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, chủ động trong công tác đào tạo xây dựng nguồn nhân lực CNTT phù hợp với yêu cầu phát triển CNTT của tỉnh.

 Phát huy hiệu quả đào tạo kỹ thuật viên CNTT-TT của trường quốc tế Việt Nam - Singapore của Bình Dương. Tăng cường cơ sở pháp lý cho xã hội hoá đào tạo nguồn nhân lực CNTT. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tổ chức các loại cơ sở đào tạo CNTT 100% vốn nước ngoài. Thu hút và tạo điều kiện thuận lợi để các trường đại học quốc tế về giảng dạy CNTT tại tỉnh.

 Thúc đẩy mạnh mẽ tính tích cực chủ động trong đào tạo của các tổ chức, các thành phần kinh tế và các cá nhân trên địa bàn tham gia đầu tư đào tạo nguồn nhân lực CNTT trên cơ sở gắn đào tạo với nhu cầu sản xuất, với nhu cầu phát triển tổ chức, với nhu cầu phát triển kinh doanh.

5.4. Nâng cấp và phát triển Trung tâm thuộc Sở thông tin và Truyền thông a) Mục tiêu

 Củng cố Trung tâm CNTT trực thuộc Sở Thông tin và Truyền thông (đã được thành lập), triển khai hoạt động theo đúng chức năng nhiệm vụ và mang lại hiệu quả thiết thực cho quá trình phát triển CNTT của tỉnh. Đây sẽ là cơ sở đào tạo chuyên sâu, đào tạo CIO, là nòng cốt trong phát triển phần mềm của tỉnh.

 Thực hiện tốt các chương trình phổ cập CNTT cho cán bộ các cấp của tỉnh, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chuyên trách.

 Hợp tác với các cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu trong nước để nâng cao trình độ chuyên môn đủ để tiếp nhận công nghệ mới ứng dụng trong tỉnh.

 Cung cấp dịch vụ CNTT cho các đơn vị khác trong tỉnh.

b) Nội dung thực hiện

Bình Dương đòi hỏi một nguồn nhân lực rất lớn đặc biệt là nguồn lực đã qua đào tạo. Hiện nay nguồn lực CNTT của Bình Dương tuy khá hơn một số tỉnh nhưng còn thiếu và yếu so với yêu cầu, đặc biệt là nhân lực chuyên sâu, nên cần chuẩn bị điều kiện thích hợp cho việc đào tạo nguồn nhân lực CNTT đáp ứng nhu cầu phát triển KTXH của tỉnh trong giai đoạn 2015 và tương lai.

Đầu tư, nâng cấp Trung tâm trực thuộc Sở Thông tin và Truyền thông để thực hiện các chức năng:

 Tham mưu, tư vấn cho lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông và các sở ban ngành về các vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin và truyền thông;

 Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, phổ cập công nghệ thông tin trong toàn tỉnh, đào tạo đội ngũ lãnh đạo công nghệ thông tin (CIO). Ngoài ra, sẽ mở rộng thêm các loại hình liên kết đào tạo trong nước và quốc tế;

 Phát triển phần mềm, chuyển giao công nghệ, làm tiền đề cho bước phát triển ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai;

 Làm nòng cốt triển khai và hỗ trợ cho các dự án công nghệ thông tin và truyền thông của tỉnh;

 Thực hiện các dịch vụ khác về công nghệ thông tin và truyền thông (mạng, phần cứng, phần mềm...).

Ngoài Sở Thông tin và Truyền thông, một số sở và ngành khác như Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục Đào tạo, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Tài chính, VP UBND tỉnh… cũng cần thiết có một Trung tâm tin học chuyên trách nghiên cứu, phát triển ứng dụng tin học và quản trị hệ thống đối với sở, ngành mình.

5.5. Phát triển nguồn nhân lực CNTT trong các trường học, bệnh viện, cơ sở y tế

Lồng ghép vào các dự án CNTT của ngành giáo dục và ngành y tế là việc đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành này. Đây là đối tượng đông đảo nhanh chóng tiếp thu và hăng hái ứng dụng CNTT vào dạy và học, vào chăm sóc sức khoẻ người dân.

5.6. Phát triển nguồn nhân lực CNTT trong các doanh nghiệp

Có dự án đào tạo phổ cập và nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng dụng và thu hút nguồn nhân lực CNTT cho doanh nghiệp. Hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo và phổ cập CNTT. Đối với doanh nghiệp, đặc biệt có dự án ứng dụng và khai thác Bộ giải pháp Công nghệ thông tin tích hợp toàn bộ ứng dụng quản lý sản xuất kinh doanh vào một hệ thống duy nhất (ERP - Enterprise Resource Planning), ứng dụng TMĐT.

5.7. Đào tạo CNTT cho các đối tượng khác trong xã hội a) Mục tiêu:

 Xã hội hóa việc đào tạo phổ cập CNTT, góp phần tích cực tin học hóa toàn dân, đưa CNTT đến với mọi tầng lớp xã hội.

 Nâng cao nhận thức và hiểu biết về vai trò của CNTT trong đời sống văn hoá, KTXH; tăng đáng kể tỷ lệ người biết sử dụng và khai thác CNTT trong toàn dân.

b) Nội dung thực hiện:

 Nâng cao chất lượng đào tạo về công nghệ thông tin ở bậc trung học chuyên nghiệp và dạy nghề; thúc đẩy các loại hình đào tạo phi chính quy, hướng nghiệp thực hành, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực. Xã hội hoá việc đào tạo nguồn nhân lực CNTT bằng cách tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích và thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng và phát triển các sở đào tạo nguồn nhân lực CNTT, góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục của tỉnh.

 Xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách khuyến khích và hỗ trợ cho các hoạt động phổ biến kiến thức CNTT trong toàn xã hội, tạo điều kiện và môi trường hấp dẫn thu hút các tổ chức trong và ngoài nước, đặc biệt là con em của tỉnh ở nước ngoài mang tri thức, công nghệ và đầu tư đóng góp tích cực vào quá trình phát triển nguồn nhân lực CNTT của tỉnh.

5.8. Phát triển nguồn nhân lực CNTT trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng

 Tỉnh tạo điều kiện ưu tiên cho các yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quốc phòng an ninh.

 Sở Thông tin và Truyền thông chuẩn bị phương tiện và nội dung, đề xuất tổ chức diễn tập ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hỗ trợ giảm nhẹ thiên tai và các hoạt động đặc thù.

6. Quy hoạch phát triển Công nghiệp CNTT và truyền thông

Các mục tiêu chủ yếu

- Tiếp tục thu hút đầu tư cao hơn nữa vào phát triển công nghiệp phần cứng của tỉnh. Trong giai đoạn 2008-2015 tạo ra thị trường phần cứng mạnh mẽ với tiềm lực lớn trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là xuất khẩu phần cứng. Có bước đi thích hợp để có thể phát triển mạnh vào những năm

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 (Trang 97 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w