Vị thế về CNTT của Bình Dương trong mặt bằng chung cả nước

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 (Trang 43 - 45)

nước

1. Khoảng cách số

Bảng 20: Khoảng cách số của Bình Dương so với cả nước

TT Chỉ tiêu Đơn vịtính DươngBình

2006 Bình Dương 2010 Cả nước 2006 Cả nước2010 1 Dân số Người 1.050.124 1.200.000 82.120.000 88.665.111

2 GDP bình quân đầu người USD 1.090 1.875 640,00 1050-1100

3 Tổng GDP (giá hiện hành) đồngTỷ 18.336,70 45.000 973.792 1.760.000

4 Tổng GDP (giá so sánh 1994) đồngTỷ 9.756,80 16.603 425.088 5 Tổng thu ngân sách (giá hiện hành) đồngTỷ 5.846,72 210.000 6 Tổng chi ngân sách (giá hiện hành) đồngTỷ 2.713,30

7 Mật độ điện thoại/ 100 dân (DĐ+CĐ) 84,70 105 32,57 32-42%

9 Mật độ thuê bao Internet ADSL % 61,70 100% 13,59

10 Mật độ thuê bao Internet quy đổi % 3,48 25-35%

Nguồn: Niên giám thống kê của tỉnh Bình Dương năm 2006, Văn kiện đại hội đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VIII, Số liệu điều tra của Sở Thông tin và Truyền thông, Trang Web của Tổng cục thống kê, Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

Qua bảng trên nhận thấy Bình Dương tuy có dân số ít nhưng nhiều chỉ số cao hơn mặt bằng chung cả nước như GDP, GDP theo đầu người, mật độ điện thoại/ 100 dân, mật độ Internet/ 100 dân.

2. Mức độ sẵn sàng điện tử của Bình Dương

Chỉ số ICT Index là "mức độ sẵn sàng điện tử" hoặc "mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT" của một nước hoặc của một vùng.

Việc xây dựng chiến lược phát triển và ứng dụng CNTT cho một nước hoặc một tỉnh được hiểu một cách tổng quát là trả lời 3 câu hỏi hay giải 3 bài toán:

 Chúng ta đang ở đâu (Bài toán Đánh giá thực trạng).

 Chúng ta sẽ đi đến đâu hay muốn đi đến đâu (Bài toán Dự báo chiến lược).

 Làm thế nào để đi đến đó (Bài toán Tìm đường đi). Lời giải của bài toán này chính là Phương thức thực hiện bao gồm cơ chế, chính sách, lộ trình, chương trình dự án.

Chỉ số ICT Index hay "mức độ sắn sàng điện tử" hoặc "mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT" là góp phần trả lời cho câu hỏi số 1 ở trên. Kết quả của sự đánh giá này sẽ là cơ sở cho việc đánh giá chính xác độ phát triển, sự thành công của cơ chế chính sách hiện thời, cũng như làm cơ sở cho việc hoạch định các chiến lược phát triển trong tương lai của tỉnh.

Các tỉnh/ thành có 5 nhóm chỉ tiêu đánh giá, với 29 chỉ tiêu cụ thể.

Bảng 21: Chỉ số ICT Index 2006 của Bình Dương với các tỉnh trong vùng KTTĐ phía Nam và các đô thị loại 1

Qua bảng trên thấy rõ mức độ sẵn sàng điện tử của Bình Dương ở vị trí khá cao trong mặt bằng chung của cả nước, đặc biệt là sự tiến bộ từ 2005 vị trí số 16, sang 2006 lên vị trí số 3, sánh cùng các đô thị loại 1 của cả nước.

Tuy nhiên về hạ tầng CNTT và ứng dụng CNTT của Bình Dương vẫn cần phải có mức độ phấn đấu cao hơn nữa.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 (Trang 43 - 45)