Ứng dụng CNTT các doanh nghiệp tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 (Trang 40 - 41)

Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)

Tổng số doanh nghiệp khảo sát 319

Phần mềm kế toán 209 65,50 Phần mềm nhân sự 78 24,40 Phần mềm quản lý kho 100 31,30 Phần mềm quản lý khách hàng 65 20,40 Phần mềm quản lý hệ thống cung ứng 46 14,40 Phần mềm quản lý sản xuất 71 22,20 Lĩnh vực khác 35 10,90

Mức độ quan tâm của lãnh đạo về ứng dụng CNTT

- Rất ít 38 11,90

- Trung bình 76 23,80

- Khá 85 26,60

- Rất quan tâm 78 24,40

Nguồn: Theo số liệu điều tra của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương

2.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu

Ngoài ứng dụng các phần mềm trong quản lý, các doanh nghiệp rất quan tâm đến việc lưu trữ các dữ liệu đã được nhập vào máy tính, làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong quá khứ và định hướng cho công tác hoạch định sản xuất kinh doanh trong tương lai. Qua khảo sát 319 doanh nghiệp có 228 doanh nghiệp có cơ sở dữ liệu điện tử phục vụ tác nghiệp.

Qua khảo sát các doanh nghiệp có website chỉ chiếm tỷ lệ có 28%. Kết quả trên cho thấy các doanh nghiệp chưa thật sự quan tâm đến việc xây dựng trang thông tin (website). Những doanh nghiệp có website cũng chưa ứng dụng hết những công cụ, tính năng ứng dụng trên trang website. Việc xây dựng trang web chủ yếu để giới thiệu thông tin, sản phẩm và dịch của công ty. Những ứng dụng trong giao dịch rất ít, cụ thể ứng dụng cho đặt hàng hoặc mua hàng qua mạng chỉ chiếm 9,4%, hỗ trợ khách hàng là 13,8%. Đặc biệt còn thiếu quá nhiều nhân viên chuyên trách về công nghệ thông tin. Qua khảo sát tỷ lệ nhân viên chuyên trách về thương mại điện tử chỉ có 20,7%.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 (Trang 40 - 41)