Tổ chức thực hiện quy hoạch

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 (Trang 122 - 133)

1. Vai trò nhà nước và các thành phần kinh tế

Quy hoạch tổng thể phát triển CNTT tỉnh Bình Dương đến năm 2015 và định hướng đến 2020 là kế hoạch chiến lược quan trọng cho ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh Bình Dương, nhằm đưa CNTT trở thành động lực quan trọng trong phát triển kinh tế, góp phần đạt được các chỉ tiêu KTXH mà tỉnh đã đề ra. Bản quy hoạch là một lộ trình để thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá, tạo các tiền đề cho phát triển kinh tế tri thức trong các giai đoạn sau. Vì vậy quy hoạch tổng thể phát triển CNTT tỉnh Bình Dương cần được ưu tiên thực hiện.

UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện thị, thị trấn, phường, xã và các cơ quan có liên quan quyết tâm thực hiện thành công Quy hoạch. UBND tỉnh tổ chức chủ trì và chỉ đạo các sở, ban, ngành, các địa phương trong tỉnh thực hiện các nội dung cụ thể của Quy hoạch. Các sở, ban, ngành liên quan trực tiếp đến Quy hoạch có trách nhiệm triển khai các công việc được quy định cụ thể. Các sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan khác, chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch và ứng dụng CNTT trong hoạt động của đơn vị mình. Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để đạt được các mục tiêu đề ra trong Quy hoạch.

Bình Dương là một tỉnh công nghiệp khá, đang đẩy nhanh đô thị hoá hướng tới năm 2020 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, do vậy cần đẩy nhanh phát triển thị trưòng. Các cơ quan quản lý nhà nước cần phải quan tâm đặc biệt đến phát triển các doanh nghiệp CNTT tại địa bàn. Sự phát triển của các doanh nghiệp CNTT tại địa bàn có ý nghĩa to lớn và góp phần tích cực vào sự phát triển KTXH của tỉnh và đảm bảo sự phát triển bền vững CNTT tại tỉnh. Tỉnh phải hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua cơ chế chính sách ưu đãi, thông qua thị trường để các doanh nghiệp CNTT ở địa phương phát triển.

Về phần mình, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh CNTT nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, chủ động tham gia các hình thức giao dịch TMĐT, CPĐT. Nâng cao trình độ công nghệ, năng lực quản lý để thông qua TMĐT vươn tới thị trường trong nước và quốc tế. Tích cực, chủ động sáng tạo các hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp CNTT với các cơ quan quản lý nhà nước, các trường đại học, trung tâm đào tạo, trung tâm nghiên cứu, hiệp hội người tiêu dùng để tạo sự phát triển nhanh và đồng bộ giữa các thành phần CNTT và truyền thông.

Trong quá trình thực hiện quy hoạch, người dân với tư cách là người sử dụng các ứng dụng CNTT, vừa là người tham gia thực hiện quy hoạch vừa là người thụ hưởng các thành quả của việc ứng dụng và phát triển CNTT. Cần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò của CNTT trong phát triển xã hội tương lai, vận động mọi người dân tích cực tham gia học tập dưới mọi hình thức để nâng cao hiểu biết về CNTT và có được các kỹ năng cơ bản sử dụng máy tính, các chương trình dịch vụ cơ sở để dần dần trở thành công dân điện tử. Tổ chức cập nhật thông tin, tri thức về CNTT, học tập nghiên cứu, giao dịch qua mạng Internet, tham gia TMĐT, CPĐT: Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính sách phát triển, quản lý CNTT và giám sát quá trình thực hiện luật lệ, chính sách về CNTT.

Các hội nghề nghiệp như Hội tin học, Hội điện tử, Hiệp hội người tiêu dùng v.v có vai trò quan trọng trong các hoạt động tư vấn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng, ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cần phát huy hiệu quả hoạt động của các hội nghề nghiệp và phối hợp hoạt động của các hiệp hội với các doanh nghiệp liên quan trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch.

2. Phân công trách nhiệm thực hiện

UBND tỉnh, thông qua Ban chỉ đạo CNTT của tỉnh sẽ chỉ đạo các cơ quan, sở, ban, ngành, các địa phương xây dựng kế hoạch và triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý điều hành của các cơ quan Đảng, nhà nước từng bước xây dựng chính quyền điện tử, ứng dụng CNTT trong các ngành kinh tế, trước mắt là những ngành kinh tế có tính hội nhập cao như viễn thông, ngân hàng, thuế, tài chính, hải quan, bảo hiểm, ứng dụng CNTT trong các hoạt động văn hoá, nghiên cứu khoa học, thông tin, y tế, củng cố và tăng cường an ninh,

quốc phòng. Trách nhiệm của các cơ quan, sở ngành, huyện thị và các đơn vị như sau:

Sở Thông tin và Truyền thông

 Tham mưu cho Lãnh đạo tỉnh các vấn đề liên quan đến quy hoạch, chương trình, dự án CNTT với chức năng là cơ quan quản lý ngành, đảm bảo sự đồng bộ, sự nhất quán của toàn bộ hệ thống.

 Xây dựng và trình UBND tỉnh kế hoạch ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh. Đề xuất những giải pháp, chương trình, dự án cần thiết trình lãnh đạo UBND tỉnh quyết định. Theo dõi, giám sát, đánh giá, sơ kết tình hình thực hiện kế hoạch, dự án CNTT của tỉnh và tổng kết tình hình thực hiện và hiệu chỉnh quy hoạch.

 Tăng cường công tác quản lý nhà nước về Thông tin và Truyền thông trên địa bàn tỉnh; Thường trực giúp cơ quan điều phối chỉ đạo và phối hợp các sở, ban, ngành, các địa phương và các cơ quan trong tỉnh thực hiện các dự án phát triển và ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh.

 Chủ trì các chương trình dự án CNTT có tính chất chung của tỉnh Bình Dương, thuộc chuyên ngành CNTT như Cổng điện tử của tỉnh, Mạng chuyên dụng, Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh, Trung tâm CNTT của tỉnh... Phối hợp với Sở KHCN, Văn phòng UBND tỉnh tiếp thu các mảng công việc thuộc chức năng của Sở TTTT mà trước đây các cơ quan này đang đảm nhiệm.

 Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ trong Chương trình quốc gia phát triển nguồn nhân lực CNTT.

Sở Kế hoạch và Đầu tư

 Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức thẩm định các công trình dự án về BCVT và CNTT, lấy ý kiến các sở, ban, ngành, trình UBND tỉnh phê duyệt.

 Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông cân đối tổng hợp các nguồn lực trong kế hoạch phát triển KTXH 5 năm và hàng năm của tỉnh cho các dự án phát triển và ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh.

 Xây dựng các giải pháp phát triển triển khai chính sách huy động nguồn vốn trong nước và nước ngoài cho ứng dụng và phát triển CNTT.

Sở Tài chính

 Chủ trì xây dựng cơ chế tạo điều kiện đảm bảo ưu tiên bố trí kinh phí và cấp đủ kinh phí cho các dự án phát triển và ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh.

 Đảm bảo nguồn kinh phí đầu tư theo kế hoạch được duyệt.

Sở Khoa học và Công nghệ

 Chủ trì hoặc phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các sở, ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch phát triển Khoa học và Công nghệ trên địa bàn tỉnh.

 Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tham gia thực hiện các dự án CNTT liên quan đến Khoa học và Công nghệ.

 Tiếp tục phát huy vai trò là cơ quan nòng cốt trong ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh, xây dựng các phần mềm có giá trị, góp phần đào tạo nhân lực CNTT cho tỉnh.

 Bàn giao những công việc của sở trước đây đã làm, nay thuộc chức năng của Sở Thông tin và Truyền thông, tạo thuận lợi cho Sở Thông tin và Truyền thông tiếp thu tốt các công việc đó.

Sở Công Thương

 Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các sở, ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch phát triển TMĐT trên địa bàn tỉnh, kế hoạch phát triển công nghiệp CNTT trên địa bàn tỉnh.

 Nghiên cứu đề xuất và triển khai Cổng thông tin TMĐT của Bình Dương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Xây dựng và triển khai chương trình tạo thị trường và thương hiệu cho sản phẩm CNTT của tỉnh Bình Dương, hỗ trợ các doanh nghiệp CNTT tham gia thị trường quốc tế.

 Chuẩn bị các điều kiện để thu hút đầu tư nước ngoài hay trong nước để phát triển công nghiệp phần cứng trong các khu công nghiệp của tỉnh.

Sở Nội vụ

 Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các sở, ban, ngành liên quan đẩy mạnh chương trình cải cách hành chính tạo cơ sở cho ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính nhà nước.

 Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo thông tin (CIO) các cấp trong tỉnh.

 Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện các chương trình nâng cao nhận thức, phổ cập CNTT và Internet cho cán bộ viên chức các ngành các cấp trong toàn tỉnh.

Sở Giáo dục và Đào tạo

 Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ trong Chương trình quốc gia phát triển nguồn nhân lực CNTT do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì.

 Đảm bảo các chỉ tiêu phổ cập CNTT trong các trường Trung học phổ thông.

 Phối kết hợp với các trường đại học, các viện nghiên cứu để đào tạo chuyên viên CNTT cho tỉnh.

Các sở ban ngành khác; UBND các huyện thị

 Căn cứ vào Quy hoạch này xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng CNTT giai đoạn 2007-2015 và kế hoạch đầu tư, kế hoạch thực hiện và triển khai thực hiện hàng năm về ứng dụng và phát triển CNTT cho đơn vị mình.

 Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị khác chủ trì, thực hiện các dự án ứng dụng và phát triển CNTT được phân công.

 Đảm bảo đầu tư và thực hiện các dự án đầu tư đã được các cấp có thẩm quyền quyết định theo đúng tiến độ.

 Triển khai các hoạt động về ứng dụng và phát triển CNTT trong kế hoạch hoạt động thường xuyên của đơn vị.

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT

Cần xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với quy hoạch, với định hướng phát triển của ngành và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, vừa bảo đảm mục tiêu kinh doanh của đơn vị, vừa góp phần thiết thực thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển CNTT nói riêng. Thực hiện đầy đủ chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; định kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin về Cục Thống kê và Sở Thông tin và Truyền thông để quản lý, theo dõi, tổng hợp.

3. Danh mục các dự án trọng điểm giai đoạn 2008-2015

Bảng 38: Danh sách các nhóm dự án trọng điểm 2008-2015 (6 nhóm - 26 dự án)

Đơn vị tính: Tỷ đồng

TT Tên dự án thực hiệnThời gian Kinhphí

TỔNG KINH PHÍ 134,95

1 2 dự án tạo môi trường cho ứng dụng và phát triển CNTT (Dự án 2, 3) 2008-2015 4,80

2 4 dự án đào tạo nguồn nhân lực (Dự án 1, 2, 4, 7) 2008-2015 32,85

3 3 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng (Dự án 2, 3, 5) 2008-2015 32,20

4 7 dự án xây dựng CSDL trọng điểm của tỉnh (Dự án 2, 3, 4 , 6, 7, 13, 18) 2008-2015 23,90

5 4 dự án xây dựng hệ thống dịch vụ công trọng điểm (Dự án 1, 2, 3, 4) 2008-2015 4,40

6 6 dự án ứng dụng CNTT trong y tế, giáo dục, cộng đồng và QPAN (Dự án

2, 3, 7, 10, 11, 13) 2008-2015 36,80

Bảng 39: Các dự án CNTT trọng điểm của Bình Dương 2008-2015 (chi tiết 26 dự án) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị tính: Tỷ đồng

TT CÁC DỰ ÁN Thời gianthực hiện Kinh phí kinh phíNguồn

I Các dự án tạo môi trường cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin

1 (1)

Chuẩn hoá các hệ thống form mẫu, định dạng thông tin, các cơ sở dữ liệu, các quy trình nghiệp vụ, đảm bảo tối ưu và hợp chuẩn quốc gia.

Chủ trì: Sở Nội vụ

2008-2015 2,00 Kinh phíTỉnh

Phối hợp: Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê, Ban chỉ đạo cải cách hành chính.

2 (2)

Xây dựng văn phòng điện tử, làm việc nhóm trên mạng (group ware e-office), hệ thống thư điện tử cho các cơ quan trọng điểm

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.

2008-2015 2,80 Kinh phítỉnh

Phối hợp: Các sở ngành liên quan, Văn phòng Uỷ

ban nhân dân tỉnh

II Các dự án phát triển nguồn nhân lực 1

(3)

Đào tạo phổ cập công nghệ thông tin cho cán bộ các cấp xã, phường

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.

2008-2015 10,19 Kinh phítỉnh

Phối hợp: Trung tâm công nghệ thông tin tỉnh,

các Trung tâm Tin học, các cơ sở đào tạo.

2 (4)

Đào tạo kỹ năng ứng dụng và khai thác công nghệ thông tin trong cán bộ công chức

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.

2008-2015 2,95 Kinh phítỉnh

Phối hợp: Trung tâm công nghệ thông tin tỉnh,

các Trung tâm Tin học, các cơ sở đào tạo.

3 (5)

Đào tạo các chuyên viên kỹ thuật mạng cho các sở ban ngành

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2008-2015 16,31 Kinh phítỉnh

Phối hợp: Trung tâm công nghệ thông tin tỉnh,

các Trung tâm Tin học, các cơ sở đào tạo.

4 (6)

Đầu tư mua sắm trang thiết bị cho Trung tâm công nghệ thông tin thuộc Sở Thông tin và Truyền thông (có 1 trong các chức năng là phục vụ công tác đào tạo)

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.

2008-2010 3,40 Kinh phítỉnh

Phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Sở ngành

liên quan

III Các dự án phát triển cơ sở hạ tầng 1

(7)

Nâng cấp mạng Internet tỉnh Bình Dương

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.

2008-2015 4,10 Kinh phíTW

Phối hợp: Bưu điện tỉnh

2 (8)

Xây dựng mạng LAN thông tin các trụ sở hợp khối của các cơ quan Đảng, chính quyền, các sở ban ngành thuộc Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.

2008-2015 25,00 Kinh phítỉnh

Phối hợp: Các sở ban ngành liên quan, Trung tâm

công nghệ thông tin tỉnh, các Trung tâm Tin học.

3 (9)

Nâng cấp và phát triển Cổng điện tử của tỉnh theo công nghệ Portal (BinhDuong.Portal)

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.

2008-2015 3,10 Kinh phítỉnh

Phối hợp: Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở

IV Các dự án xây dựng 7 cơ sở dữ liệu trọng điểm 1

(10)

Xây dựng cơ sở dữ liệu Tài chính (cơ sở dữ liệu 18)

Chủ trì: Sở Tài chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2008-2010 1,20 tỉnh + TWKinh phí

Phối hợp: Các sở ban ngành liên quan

2 (11)

Xây dựng cơ sở dữ liệu Doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất kinh doanh (cơ sở dữ liệu 13)

Chủ trì: Sở Công Thương

2008-2010 0,70 Kinh phítỉnh

Phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế, Ban

quản lý các khu công nghiệp, Uỷ ban nhân dân huyện thị, Cục Thống kê

3 (12)

Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS chuyên ngành Tài nguyên môi trường (cơ sở dữ liệu 7)

Chủ trì: Sở Tài nguyên môi trường

2008-2010 17,00 tỉnh + TWKinh phí

Phối hợp: Các Sở, ngành liên quan

4 (13)

Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin địa lý (GIS) cơ sở dùng chung cho các chuyên ngành (cơ sở dữ liệu 6)

Chủ trì: Sở Khoa học công nghệ

2008-2010 1,00 Kinh phítỉnh

Phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài nguyên môi trường

5 (14)

Nâng cấp và hoàn thiện cơ sở dữ liệu Cán bộ công chức tỉnh (cơ sở dữ liệu 4)

Chủ trì: Sở Nội vụ

2008-2010 0,80 tỉnh + TWKinh phí

Phối hợp: Các Sở ban ngành liên quan

6 (15)

Nâng cấp và hoàn thiện cơ sở dữ liệu Văn bản và quy phạm pháp luật tỉnh… (cơ sở dữ liệu 3)

Chủ trì: Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 (Trang 122 - 133)