Nhóm giải pháp về tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP đại chúng việt nam (pvcombank) – chi nhánh thái bình (Trang 105 - 110)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN

4.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tạ

4.2.1. Nhóm giải pháp về tổ chức

4.2.1.1. Nâng cao trình độ và đạo đức cán bộ tín dụng

Cơ sở lựa chọn giải pháp

Kết quả phân tích thực trạng ở chƣơng 3 cho thấy một trong những nguyên nhân làm ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng tín dụng cho vay đối với DNVVN là do cán bộ tín dụng chƣa nắm rõ về bản chất của Doanh nghiệp, chƣa tuân thủ đúng quy trình tín dụng đã quy định. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trƣờng cạnh tranh gay gắt thì công tác đổi mới và nâng cao chất lƣợng

đảm bảo hoạt động đa năng chuyên môn hóa cao và nhạy bén với các biến động kinh tế, chính trị xã hội, công tác đào tạo nâng cao nghiệp vụ, kiến thức về ngành nghề kinh doanh, ngành nghề phụ trách chính, công việc này vừa mang tính cấp bách vừa có ý nghĩa trong chiến lƣợc. Vì vậy cần nhận thức đúng về tầm quan trọng của nguồn năng lực, cần đầu tƣ và phát triển.

Mục tiêu

Nângcao chất lƣợng tín dụng bằng cách nâng cao trình độ cán bộ tín dụng chuyên môn hóa cao hơn về ngành nghề kinh doanh, có thể tƣ vấn cho khách hàng nâng cao hiệu quả của phƣơng án sản xuất kinh doanh, hay giải đáp thắc mắc khó khăn.

Khi trình độ cán bộ tín dụng đƣợc nâng cao thì việc đánh giá và thẩm định tín dụng sẽ chính xác và giảm thiểu rủi ro trong quá trình tác nghiệp.

Nội dung thực hiện

- Về số lƣợng: phải đảm bảo số lƣợng cán bộ tín dụng đủ để phục vụ công tác kinh doanh của chi nhánh, nguồn đào tạo trong tƣơng lai đƣợc đào tạo, đạo tạo lại phải có cơ cấu hợp lý về trình độ và phù hợp với nhu cầu sử dụng các loại dịch vụ của ngân hàng, phân luồng cán bộ tín dụng đảm nhận DNVVN theo từng nhóm ngành liên quan, dựa vào số lƣợng DNVVN đã tham gia giao dịch trong thời gian qua.

- Về chất lƣợng: Phải chú trọng đào tạo những cán bộ có lập trƣờng tƣ tƣởng vững vàng và phẩm chất đạo đức trong sáng, liêm khiết, có trình độ chuyên môn khá, có trình độ ngoại ngữ, thành thạo sử dụng công nghệ thông tin, có khả năng thu hút khách hàng, có ý chí và quyết tâm đổi mới, dám làm và dám chịu trách nhiệm, khuyến khích cán bộ tự học hỏi kiến thức thông qua mọi kênh thông tin. Phân loại cán bộ và các chƣơng trình đào tạo phù hợp với từng nhóm cán bộ. Hiện nay tại hội sở có khoảng 2-3 đợt đào tạo nâng cao nghiệp vụ tập trung tuy nhiên số lƣợng cán bộ tham gia đào tạo không nhiều vì một phần đảm

bảo công việc, một phần chỉ đào tạo các cán bộ trẻ mới vào nghề...

- Về chế độ khen thƣởng, đãi ngộ về vật chất tinh thần, nhằm tạo động lực khuyến khích CBTD phát huy hết khả năng. Đồng thời có hình thức kỷ luật thật nghiêm khắc với cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm.Chế độ khen thƣởng kịp thời nhằm tạo động viên cho CBTD cố gắng trong công việc đƣợc giao.

Kết quả mong đợi

Sau khi thực hiện đƣợc việc đào tạo cán bộ qua các đợt đào tạo tập trung cũng nhƣ qua đào tạo từ xa và bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên môn cán bộ có khả năng thẩm định khoản vay của nhóm DNVVN chính xác hơn và có kiến thức sâu hơn về những ngành nghề đảm nhận, dự báo đƣợc thị trƣờng giúp khách hàng đánh giá và góp ý cho những phƣơng án sản xuất kinh doanh, đem lại cả hiệu quả kinh tế cho khách hàng và đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng.

Kế hoạch thực hiện

- Phân nhóm đối tƣợng khách hàng DNVVN theo từng nhóm ngành kinh doanh kèm theo cán bộ tín dụng phụ trách.

- Mở lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ và kiến thức sản xuất trong lĩnh vực kinh doanh, thị trƣờng của từng nhóm ngành ví dụ mở lớp đào tạo kiến thức kinh doanh sản xuất của ngành may mặc, doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng, sản xuất kinh doanh dệt sợi ...

- Luân phiên nhau đào tạo và có kiểm tra đánh giá cuối kỳ tập huấn, kiểm tra chéo các cán bộ tín dụng đối với từng chi nhánh.

4.2.1.2. Nâng cao khả năng thu thập và xử lý thông tin của Ngân hàng

Cơ sở lựa chọn giải pháp:

Để thẩm định chính xác thì yêu cầu số liệu và thông tin trong hồ sơ phải trung thực và các bƣớc đánh giá phải tuân theo quy trình trong tín dụng. Vì vậy rất cần nâng cao khả năng thu thập và xử lý thông tin của ngân hàng và cụ thể là của cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng có thể thu thập thông tin từ khách hàng

cung cấp hoặc từ trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CIC). Tuy nhiên, hiện nay thông tin từ CIC vẫn còn hạn chế, chƣa đƣợc cập nhật liên tục.

Nội dung:

Để việc thẩm định, đánh giá đƣợc chính xác hơn, PVcomBank Thái Bình cần thành lập bộ phận thẩm định thông tin tín dụng.

Bộ phận này có nhiệm vụ nhƣ sau:

- Thu thập, tìm kiếm và lƣu giữ thông tin các khách hàng đến vay vốn tại ngân hàng. Các thông tin của khách hàng cần thu thập nhƣ: báo cáo tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình quan hệ với ngân hàng, thông tin pháp lý của doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp.

- Thu thập và phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Các nhân tố đó có thể bên trong hoặc bên ngoài có tác động đến doanh nghiệp.

- Thực hiện tƣ vấn, trợ giúp cho bộ phận tín dụng trong việc đánh giá khách hàng.

Để có thể thực hiện đƣợc nhiệm vụ trên yêu cầu nhân viên của bộ phận tƣ vấn thông tin tín dụng phải là những ngƣời có năng lực, có trình độ, có khả năng phân tích đƣợc sự ảnh hƣởng của môi trƣờng... Nhờ có những thông tin đƣợc tƣ vấn từ bộ phận này sẽ giúp cho những cán bộ tín dụng có đƣợc những thông tin về khách hàng vay vốn một cách đầy đủ nhất. Từ đó sẽ giúp nâng cao tính chính xác của quá trình thẩm định, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng.

4.2.1.3. Xây dựng mô hình quản trị rủi ro

Hiện tại PVcomBank Thái Bình có phòng quản lý khách hàng, phòng quản lý rủi ro nhƣng thực sự hiệu quả trong việc phối hợp nội bộ không cao. PVcomBank Thái Bình cần xây dựng và hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng, mô hình này có 3 phòng: Phòng quan hệ khách hàng, phòng quản

lý rủi ro và phòng quản lý nợ có liên kết với nhau.

Có sự phân chia rõ ràng trách nhiệm đối với các phòng ban nhƣ sau: a) Phòng quan hệ khách hàng: có chức năng là đầu mối thiết lập quan hệ khách hàng, duy trì và không ngừng mở rộng mối quan hệ với khách hàng trên tất cả mọi mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm ngân hàng nhằm đạt đƣợc mục tiêu kết quả kinh doanh một cách an toàn, hiệu quả và tăng thị phần của PVcomBank Thái Bình.

b) Phòng quản lý rủi ro: Có chức năng xây dựng và cập nhật chính sách quản lý rủi ro, trực tiếp thẩm định rủi ro và theo dõi việc thực hiện chính sách đó. Mặt khác, phòng quản lý rủi ro tham gia xác định giới hạn tín dụng của khách hàng, tham gia vào quá trình phê duyệt cho vay. Ngoài ra còn thực hiện giám sát, theo dõi quá trình thực hiện các quyết định đã phê duyệt và tiến hành xử lý những khoản nợ có vấn đề.

c) Phòng quản lý nợ: Có nhiệm vụ quản lý, theo dõi, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến công tác giải ngân và thu hồi nợ. Đảm bảo số liệu trên hồ sơ và số liệu trên hệ thống có sự thống nhất. Đảm bảo hồ sơ vay vốn của khách hàng đƣợc quản lý an toàn và đầy đủ. Đảm bảo việc cấp tín dụng cho khách hàng đúng theo quy định.

Phòng quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm nắm bắt các thông tin liên quan đến khách hàng vay vốn, kiểm tra sau cho vay định kỳ hoặc đột xuất việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Khi phát sinh những bất thƣờng trong quá trình theo dõi giám sát khách hàng, phòng quan hệ khách hàng thông báo với phòng quản lý rủi ro biết để cùng nhau tìm biện pháp xử lý cho phù hợp.

Phòng quản lý rủi ro và phòng quản lý nợ có trách nhiệm phối hợp cùng với phòng quan hệ khách hàng phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro. Từ đó có những đề xuất, có những biện pháp xử lý trong trƣờng hợp khoản vay của khách hàng có dấu hiệu bất thƣờng, giám sát thực hiện các biện

pháp xửlý rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP đại chúng việt nam (pvcombank) – chi nhánh thái bình (Trang 105 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)